Sinh viên nên chọn công việc làm thêm nào để lấy thêm kinh nghiệm?
Một công việc làm thêm (Part-time) lý tưởng dành cũng quý giá đối với sinh viên như giấy trúng tuyển vào đại học vậy. Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên ngày nay luôn hăng hái tìm việc để trả học phí hoặc phí sinh hoạt phụ giúp cho gia đình, đồng thời tích lũy cho bản thân kinh nghiệm và kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp trong tương lai.
Tiền bạc không phải tất cả những gì công việc làm thêm mang lại. Bạn học được gì từ việc đi làm thêm? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều sinh viên làm part-time có kết quả học tập tốt hơn và có nhiều khả năng tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Không có một công việc chung phù hợp với tất cả sinh viên. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, chuyên ngành đang học, sở thích, ưu tiên cá nhân và một số yếu tố khác.
Tuy nhiên, việc làm thêm phù hợp với đa số sinh viên cần đáp ứng một số hoặc tất cả các tiêu chí sau: thu nhập, thời gian linh hoạt, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm. Dưới đây là một số công việc đáp ứng các tiêu chí nói trên.
I. Các công việc làm thêm giúp sinh viên gia tăng kinh nghiệm
1. Thu ngân
Thu ngân là người chịu trách nhiệm nhận thanh toán của khách hàng tại nhà hàng, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ các loại. Công việc thu ngân hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính, kế toán. Bạn sẽ được làm quen với hệ thống POS, sử dụng phần mềm Excel trong thực tiễn, cũng như trau dồi một số kỹ năng khác như kỹ năng quản lý thời gian, thích nghi nhanh với môi trường làm việc và khả năng giao tiếp với khách hàng.
2. IT
Nhân viên IT là nghề chưa bao giờ hết “nóng” trong những năm vừa qua, đi liền với nó là thu nhập cao mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, nhân viên IT cũng đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn vững và khả năng học hỏi nhanh bất kể là phần cứng, phần mềm, quản trị mạng hay thiết kế web. Sinh viên ngành CNTT sẽ thuận lợi hơn khi tìm việc sau khi ra trường nếu đã có kinh nghiệm làm thêm trước đó.
3. Cộng tác viên viết bài
Công việc này có thời gian làm việc linh hoạt, phù hợp với sinh viên có giờ giấc học tập không cố định. Các bạn có thể làm việc tại nhà và gửi/nhận công việc qua mạng. Với sinh viên có khả năng viết văn tốt, bạn có thể cộng tác viết bài cho các trang báo online như Dân trí, VNExpress, Kênh 14, v.v… hoặc viết PR sản phẩm cho các trang bán hàng. Đây sẽ là cơ hội mài dũa tốt cho các bạn học ngành Báo chí, Truyền thông và Marketing.
3. Cộng tác viên viết bài
Công việc này có thời gian làm việc linh hoạt, phù hợp với sinh viên có giờ giấc học tập không cố định. Các bạn có thể làm việc tại nhà và gửi/nhận công việc qua mạng. Với sinh viên có khả năng viết văn tốt, bạn có thể cộng tác viết bài cho các trang báo online như Dân trí, VNExpress, Kênh 14, v.v… hoặc viết PR sản phẩm cho các trang bán hàng. Đây sẽ là cơ hội mài dũa tốt cho các bạn học ngành Báo chí, Truyền thông và Marketing.
4. Cộng tác viên kinh doanh/bán hàng
CTV kinh doanh hay nhân viên bán hàng partime có giờ giấc linh hoạt, bạn có thể làm bất cứ lúc nào rảnh rỗi ngay tại nhà. Công việc phù hợp với sinh viên nhiều ngành khác nhau, chỉ cần bạn có mối quan hệ đủ rộng và truyền thông tốt để bán được sản phẩm. Tuy có lợi thế về thời gian làm việc nhưng công việc này lại không có thu nhập ổn định vì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Làm cộng tác viên kinh doanh, nhân viên bán hàng partime, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, marketing của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.
5. Gia sư
Đây là công việc lý tưởng của các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt ở tất cả các chuyên ngành và các trường khác nhau. Ưu điểm của làm gia sư là bạn có thể điều chỉnh thời gian, lương cao (tính theo giờ), thời gian ngắn (khoảng 1,5 – 2 giờ/ca). Đây còn là cơ hội rèn luyện cho sinh viên khối ngành sư phạm để rèn luyện nghiệp vụ trong thực tế. Công việc này nằm trong top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất nên nếu các bạn đang cần kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân thì đây là sự lựa chọn phù hợp.
II. Các tiêu chí lựa chọn việc làm thêm của sinh viên
Tìm việc làm thêm có thể là cách giúp sinh viên có thêm thu nhập và kinh nghiệm nhưng không phải việc gì cũng hợp với bạn. Tùy vào điều kiện và mong muốn, định hướng của bản thân mà mỗi người sẽ chọn công việc part time khác nhau nhưng về cơ bản thì trước đó, bạn cần xác định dựa trên những yếu tố sau:
- Thu nhập: Những vai trò như làm thu ngân, phục vụ, bán hàng đều có “mức giá” chung dành cho nhân viên làm thêm nhưng vì nhiều bạn sinh viên còn chưa có kinh nghiệm nên dễ bị trả lương thấp, không có hợp đồng thỏa thuận và phải đối mặt với nguy cơ làm nhiều, hưởng ít. Khi lựa chọn việc làm thêm, ngoài tích lũy kinh nghiệm thì rõ ràng thu nhập là yếu tố bạn cần quan tâm nhất nên hãy hỏi rõ ràng. Nếu không có hợp đồng thì nên yêu cầu email xác nhận trúng tuyển đề cập tới lương, phụ cấp và giờ làm việc.
- Khoảng cách đi làm: Vì bạn còn phải đi học nên tốt nhất là không đi làm thêm ở những nơi quá xa trường và nơi ở, nhất là việc phải làm ca sớm hoặc ca muộn.
- Thời gian làm việc: Khi đi làm thêm, sinh viên chỉ nên dành tối đa 4h/ngày đi làm hoặc sắp xếp lịch vào ngày nghỉ, không nên nhận việc làm ca đêm vì lịch trình sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng tập trung và thời gian lên lớp.
- Liên quan tới ngành học hay không: Nếu có thể tìm được việc phù hợp với ngành học của bạn, cho phép bạn bước đầu làm quen, thích nghi với nghề nghiệp trong tương lai là tốt nhất.
- Có nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả học tập không: Với sinh viên, việc đi học là quan trọng nhất nên nếu có đi làm thêm thì bạn cũng cần chú ý chọn những công việc phù hợp với mình, không quá tốn sức hay tốn thời gian khiến việc học ảnh hưởng.
III. Những kỹ năng sinh viên tích lũy được từ việc làm thêm
Thông qua việc đi làm thêm, sinh viên có thể tích lũy thêm được nhiều kỹ năng và mối quan hệ tốt cho sự nghiệp sau này. Trong đó, quan trọng nhất là:
- Kỹ năng giao tiếp: Không thể phủ nhận rằng những bạn sinh viên có trải nghiệm làm thêm đa dạng thường giao tiếp cởi mở, khéo léo và giỏi đoán ý hơn bạn đồng trang lứa. Qua công việc, bạn tiếp xúc và quen biết với nhiều người nên sẽ tự tin, chủ động hơn.
- Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc: Để có thể vừa đi học lại vừa đi làm, bạn sẽ cần biết sắp xếp lịch trình, công việc của chính mình và biết điều chỉnh để sử dụng thời gian một cách hợp lý nhất.
- Kỹ năng ứng tuyển, phỏng vấn xin việc: Bên cạnh đó, qua công việc làm thêm, bạn cũng có thể quen với cách chuẩn bị CV xin việc nhân viên part-time, gửi email xin việc hay tham gia phỏng vấn. Có nhiều kinh nghiệm từ khi còn trên ghế nhà trường cho phép bạn thoải mái hơn khi gặp nhà tuyển dụng, có thể đối đáp thông minh, đặt câu hỏi tập trung vào vấn đề bạn quan tâm và deal lương tốt nhất cho mình.
- Xây dựng mối quan hệ: Cuối cùng, khi đi làm thêm, bạn có cơ hội mở rộng vòng kết nối của mình từ sớm. Những mối quan hệ đó có thể chưa thực sự có ý nghĩa ở hiện tại nhưng sẽ hữu ích vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Trên đây là những gợi ý công việc làm thêm dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên part time, việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và có thêm thu nhập để hỗ trợ cho gia đình. Những công việc này nếu như được làm quen, thử sức từ khi còn là sinh viên, sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng và năng lực thực hành, để khi tìm việc làm chính thức sẽ không khỏi bỡ ngỡ, nhanh chóng nắm bắt được nhịp độ của công việc.
Ngoài ra hiện nay có rất nhiều những cửa hàng hay trung tâm thương mại tuyển nhân viên bán hàng part time, chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình công việc cũng như địa điểm làm việc thích hợp và thuận tiện nhất. Chắc chắn với sự cố gắng và không ngừng học hỏi của bản thân bạn sẽ có được công việc làm thêm phù hợp, giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm, trưởng và đồng thời hỗ trợ quá trình học tập và rèn luyện ngày càng tốt hơn.
(Nguồn sưu tầm bài viết: https://vn.joboko.com/blog/sinh-vien-nen-chon-cong-viec-lam-them-nao-de-lay-them-kinh-nghiem-nsi142)