Từ lúc 6 tuổi, D.T đã làm quen với chiếc đàn violon theo nguyện vọng của cha mẹ. Năm 10 tuổi, D.T vào nhạc viện và bắt đầu con đường nhạc công violon. Đến nay, sau 6 năm ra trường, D.T được nhiều người trong giới biết đến nhờ kỹ thuật biểu diễn khá chuẩn và kinh nghiệm biểu diễn dày dạn. Thỉnh thoảng, D.T cũng cảm thấy buồn vì không được chơi trong dàn nhạc giao hưởng như nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, niềm mong mỏi duy nhất của D.T hiện nay lại rất đơn giản: “Ước gì lúc nào tôi cũng nhận được sự đồng cảm của khán giả như đêm hôm nay”. Dù sao D.T cũng là một trường hợp rất may mắn khi tìm được việc làm trong phòng trà. Khán giả đến những nơi này để thư giãn và thưởng thức nghệ thuật đúng nghĩa. Có những nhạc công cổ điển phải xoay xở công việc từ nhà hàng này đến nhà hàng khác, thậm chí chạy sô các đám cưới. Khán giả ở những nơi này không có thời gian để tâm đến sự hiện diện của một nhạc công hay thưởng thức âm nhạc là điều dễ hiểu. V.P, một nhạc công khác, cười buồn: “Chúng tôi sợ nhất là chơi nhạc trong các đám cưới. Thỉnh thoảng, khán giả mới nhìn về phía chúng tôi nhưng đó chỉ là cái nhìn ngạc nhiên. Chúng tôi chỉ là cái phông cho tiệc cưới”. Nỗi buồn này cũng là tâm trạng chung của nhiều nhạc công cổ điển đang phải cuốn theo cuộc sống vì mưu sinh. Anh H.V chia sẻ kinh nghiệm: “Ban đầu, tôi thường có cảm giác lạc lõng vì không ai nghe tiếng đàn của mình. Lúc ấy, tôi lại tự nhủ, mình đang đàn cho chính mình nghe. Nhờ vậy mà tôi đã có thể theo nghiệp này cho đến tận ngày nay”.
Nhưng không phải ai cũng có được sự kiềm chế và điềm đạm như H.V. Một số nhạc công trẻ không thể chấp nhận được sự thật này đã chuyển hẳn sang một công việc khác. T.T (hiện đang làm cho một công ty quảng cáo) cho biết: “Khán giả chiếm phần rất quan trọng để nâng cao tính nghệ thuật nên tôi không thể chơi nhạc chỉ để mình nghe. Vì vậy, tôi đã bỏ nghề”.
Bị khán giả đổ bia vào miệng
Trở ngại đến với các nhạc công cổ điển là muôn hình vạn trạng. Không thể tìm được một chỗ làm ổn định sau khi ra trường, H.V chấp nhận chơi nhạc cho bất cứ nơi nào miễn có lời mời. Một lần, đang say sưa chơi nhạc trong một quán bar, bỗng nhiên, một ông khách chạy lên đổ nguyên chai bia vào miệng anh. “Lúc ấy, tôi cảm thấy bị xúc phạm nặng nề mà ứa cả nước mắt” – H.V nói. Trường hợp của V.K (chơi đàn trong một vũ trường) còn thảm hại hơn. Đang lui cui chuẩn bị biểu diễn, một ông khách lên sân khấu tặng anh 100 USD (đây là một số tiền rất lớn với anh vì tiền công mỗi ngày của anh chỉ được 80.000 đồng). Chưa hết ngạc nhiên và xúc động, V.K lập tức xám mặt vì lời đề nghị hết sức khiếm nhã của ông khách nọ: “Trước khi biểu diễn, anh hãy nói vào micro cho mọi người ở đây cùng biết lời cám ơn của anh vì số tiền mà tôi vừa tặng anh”. Dĩ nhiên, V.K đã trả lại số tiền ấy vì lòng tự trọng. H.V tâm sự: “Ban đầu, tôi cũng rất buồn vì không vận dụng được những gì mà 16 năm học ở trường nhạc. Bởi khi ra ngoài làm việc, tôi phải chơi những ca khúc nhạc nhẹ cho phù hợp với thị hiếu của người nghe”.
Nhạc viện đang đào tạo lãng phí?
Phần lớn sinh viên khoa cổ điển trường nhạc từng là những học sinh năng khiếu tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa… Trước khi thi các lớp học sơ trung cấp của Nhạc viện, họ đã mất gần 5 năm để luyện tập kỹ năng. Sau đó là khoảng thời gian học trung bình 10 năm cho một nhạc cụ cổ điển tại Nhạc viện. Sau khi tốt nghiệp, một số sinh viên tiếp tục học lên đại học. Như vậy, trung bình một sinh viên trải qua ít nhất 11 năm cho hệ sơ – trung cấp và 16 năm hệ đại học. Dù hiện nay dàn nhạc giao hưởng TP đang thiếu người, nhưng số sinh viên ra trường được tuyển chọn vào dàn nhạc giao hưởng rất ít. Thành viên của dàn nhạc chủ yếu là những giảng viên đang giảng dạy trong trường nhạc. Cơ hội gia nhập vào dàn nhạc giao hưởng cho các sinh viên càng trở nên hiếm hoi. Chính vì vậy, sinh viên phải tìm đến những phòng trà, nhà hàng hay chạy sô đám cưới để kiếm sống. Theo thị hiếu khán giả, hầu hết họ phải chuyển dần sang nhạc nhẹ. Điều này khiến họ ngày càng xa rời những kiến thức nhạc cổ điển mà họ đã được học. Anh H.V cho biết: “Cái khó nhất cho những nhạc công cổ điển là làm sao để vừa có thể làm việc kiếm sống vừa giữ lại được cho mình những gì đã dày công khổ luyện hàng chục năm trong nhạc viện. Mải chạy theo vòng xoáy công việc, chúng tôi đánh mất cả những kỹ thuật chơi nhạc cổ điển lúc nào không biết”. Còn với T.T, anh lại sợ rằng một ngày nào đó chính anh sẽ đánh mất những cảm xúc của mình với âm nhạc. Anh nói: “Nếu cứ làm việc trong môi trường dễ dãi như đám cưới và nhà hàng, không có người chê nhưng cũng chẳng có ai nghe thì từ chỗ chơi nhạc một cách dễ dãi, chơi cho có, chúng tôi rất dễ đánh mất cảm xúc của mình với âm nhạc”.
Cơn mưa cuối năm giội xối xả xuống mặt đường càng tạo cảm giác ấm cúng cho những khán giả đang ngồi thưởng thức tách cà phê nóng trong tiếng nhạc du dương ở phòng trà Yesterday. Tay violon D.T nhắm nghiền mắt say mê kéo vĩ cầm. Kết thúc bản Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ và Symphonie No.40 của soạn giả Mozart, D.T mỉm cười hạnh phúc trong tràng pháo tay của khán giả.Từ lúc 6 tuổi, D.T đã làm quen với chiếc đàn violon theo nguyện vọng của cha mẹ. Năm 10 tuổi, D.T vào nhạc viện và bắt đầu con đường nhạc công violon. Đến nay, sau 6 năm ra trường, D.T được nhiều người trong giới biết đến nhờ kỹ thuật biểu diễn khá chuẩn và kinh nghiệm biểu diễn dày dạn. Thỉnh thoảng, D.T cũng cảm thấy buồn vì không được chơi trong dàn nhạc giao hưởng như nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, niềm mong mỏi duy nhất của D.T hiện nay lại rất đơn giản: “Ước gì lúc nào tôi cũng nhận được sự đồng cảm của khán giả như đêm hôm nay”. Dù sao D.T cũng là một trường hợp rất may mắn khi tìm được việc làm trong phòng trà. Khán giả đến những nơi này để thư giãn và thưởng thức nghệ thuật đúng nghĩa. Có những nhạc công cổ điển phải xoay xở công việc từ nhà hàng này đến nhà hàng khác, thậm chí chạy sô các đám cưới. Khán giả ở những nơi này không có thời gian để tâm đến sự hiện diện của một nhạc công hay thưởng thức âm nhạc là điều dễ hiểu. V.P, một nhạc công khác, cười buồn: “Chúng tôi sợ nhất là chơi nhạc trong các đám cưới. Thỉnh thoảng, khán giả mới nhìn về phía chúng tôi nhưng đó chỉ là cái nhìn ngạc nhiên. Chúng tôi chỉ là cái phông cho tiệc cưới”. Nỗi buồn này cũng là tâm trạng chung của nhiều nhạc công cổ điển đang phải cuốn theo cuộc sống vì mưu sinh. Anh H.V chia sẻ kinh nghiệm: “Ban đầu, tôi thường có cảm giác lạc lõng vì không ai nghe tiếng đàn của mình. Lúc ấy, tôi lại tự nhủ, mình đang đàn cho chính mình nghe. Nhờ vậy mà tôi đã có thể theo nghiệp này cho đến tận ngày nay”. Nhưng không phải ai cũng có được sự kiềm chế và điềm đạm như H.V. Một số nhạc công trẻ không thể chấp nhận được sự thật này đã chuyển hẳn sang một công việc khác. T.T (hiện đang làm cho một công ty quảng cáo) cho biết: “Khán giả chiếm phần rất quan trọng để nâng cao tính nghệ thuật nên tôi không thể chơi nhạc chỉ để mình nghe. Vì vậy, tôi đã bỏ nghề”.Trở ngại đến với các nhạc công cổ điển là muôn hình vạn trạng. Không thể tìm được một chỗ làm ổn định sau khi ra trường, H.V chấp nhận chơi nhạc cho bất cứ nơi nào miễn có lời mời. Một lần, đang say sưa chơi nhạc trong một quán bar, bỗng nhiên, một ông khách chạy lên đổ nguyên chai bia vào miệng anh. “Lúc ấy, tôi cảm thấy bị xúc phạm nặng nề mà ứa cả nước mắt” – H.V nói. Trường hợp của V.K (chơi đàn trong một vũ trường) còn thảm hại hơn. Đang lui cui chuẩn bị biểu diễn, một ông khách lên sân khấu tặng anh 100 USD (đây là một số tiền rất lớn với anh vì tiền công mỗi ngày của anh chỉ được 80.000 đồng). Chưa hết ngạc nhiên và xúc động, V.K lập tức xám mặt vì lời đề nghị hết sức khiếm nhã của ông khách nọ: “Trước khi biểu diễn, anh hãy nói vào micro cho mọi người ở đây cùng biết lời cám ơn của anh vì số tiền mà tôi vừa tặng anh”. Dĩ nhiên, V.K đã trả lại số tiền ấy vì lòng tự trọng. H.V tâm sự: “Ban đầu, tôi cũng rất buồn vì không vận dụng được những gì mà 16 năm học ở trường nhạc. Bởi khi ra ngoài làm việc, tôi phải chơi những ca khúc nhạc nhẹ cho phù hợp với thị hiếu của người nghe”.Phần lớn sinh viên khoa cổ điển trường nhạc từng là những học sinh năng khiếu tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa… Trước khi thi các lớp học sơ trung cấp của Nhạc viện, họ đã mất gần 5 năm để luyện tập kỹ năng. Sau đó là khoảng thời gian học trung bình 10 năm cho một nhạc cụ cổ điển tại Nhạc viện. Sau khi tốt nghiệp, một số sinh viên tiếp tục học lên đại học. Như vậy, trung bình một sinh viên trải qua ít nhất 11 năm cho hệ sơ – trung cấp và 16 năm hệ đại học. Dù hiện nay dàn nhạc giao hưởng TP đang thiếu người, nhưng số sinh viên ra trường được tuyển chọn vào dàn nhạc giao hưởng rất ít. Thành viên của dàn nhạc chủ yếu là những giảng viên đang giảng dạy trong trường nhạc. Cơ hội gia nhập vào dàn nhạc giao hưởng cho các sinh viên càng trở nên hiếm hoi. Chính vì vậy, sinh viên phải tìm đến những phòng trà, nhà hàng hay chạy sô đám cưới để kiếm sống. Theo thị hiếu khán giả, hầu hết họ phải chuyển dần sang nhạc nhẹ. Điều này khiến họ ngày càng xa rời những kiến thức nhạc cổ điển mà họ đã được học. Anh H.V cho biết: “Cái khó nhất cho những nhạc công cổ điển là làm sao để vừa có thể làm việc kiếm sống vừa giữ lại được cho mình những gì đã dày công khổ luyện hàng chục năm trong nhạc viện. Mải chạy theo vòng xoáy công việc, chúng tôi đánh mất cả những kỹ thuật chơi nhạc cổ điển lúc nào không biết”. Còn với T.T, anh lại sợ rằng một ngày nào đó chính anh sẽ đánh mất những cảm xúc của mình với âm nhạc. Anh nói: “Nếu cứ làm việc trong môi trường dễ dãi như đám cưới và nhà hàng, không có người chê nhưng cũng chẳng có ai nghe thì từ chỗ chơi nhạc một cách dễ dãi, chơi cho có, chúng tôi rất dễ đánh mất cảm xúc của mình với âm nhạc”.
Cô Hoàng Điệp (Phó Giám đốc Trung tâm Tổ chức biểu diễn Nhạc viện TPHCM) xót xa: “Vẫn biết đầu ra của sinh viên gặp khó khăn nhưng chúng tôi chẳng thể nào giúp được các em. Gần như Nhạc viện đang đào tạo nhạc công cho các phòng trà, nhà hàng. Buồn thật!”.