Sinh viên sư phạm ra thất nghiệp – Hãy xem lại bản thân. | AUM Việt Nam

70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp – Điều gì đang xảy ra?

Dù biết trước ngành sư phạm khó xin việc nhưng vì nhiều sức ép khác nhau, không ít sinh viên vẫn quyết định thi vào đây để rồi khi ra trường, dù cầm tấm bằng loại giỏi trong tay, nhiều người vẫn chưa biết sẽ đi đâu, về đâu?

Năm 2016 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải yêu cầu các trường sư phạm giảm chi tiêu hoặc ngừng tuyển sinh ở những ngành đã đủ nhân lực. Việc cắt giảm này thực tế mang tính ép buộc hơn là khuyến cáo bởi tới thời điểm hiện tại, mỗi năm trung bình đã có khoảng 4000 sinh viên sư phạm ra trường không tìm được việc làm.

Theo thống kê của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô, tính đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường đã lên tới 60.930 người. Dù cho có tăng tỷ lệ học sinh/giáo viên hàng năm, đồng thời chịu áp lực cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào trong 3 năm tới, ước tính đến năm 2020, vẫn có khoảng 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp.

Xem thêm: Học văn bằng 2 sư phạm ở đâu?

Sinh viên sư phạm ra thất nghiệp - Hãy xem lại bản thân.

Vậy là cứ học sư phạm chắc chắn sẽ thất nghiệp?

Thực tế, nhiều chuyên gia trong ngành Giáo dục cho rằng: vẫn còn nhiều cơ hội việc làm, chỉ có điều sinh viên sư phạm ra trường có đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng hay không.

Theo lời PGS. Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường THPT Lương thế Vinh, mặc dù có rất nhiều cử nhân sư phạm ra trường nhưng vẫn thiếu những người thật sự giỏi, có trình độ chuyên môn tốt và tâm huyết với nghề. Có thể thấy những vùng xa xôi như biên cương, hải đảo vẫn còn hiện tượng thiếu giáo viên, chỉ là các bạn ngại chịu khó, chịu khổ.

Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho rằng: “Tôi nghĩ không chỉ sinh viên sư phạm mà bất cứ cử nhân nào thất nghiệp cũng đều nên xem lại năng lực của bản thân. Nếu chúng ta thực sự giỏi, không có lý do gì lại không tìm được việc làm”. Bản thân ông cũng cho hay: những đợt tuyển giáo viên tại trường thường rất đông người đăng ký nhưng số người đủ năng lực giảng dạy rất ít.

Những dự định mông lung sau ngày nhận tấm bằng cử nhân

Cầm tấm bằng cử nhân sư phạm chuyên ngành ngữ văn loại khá nhưng gương mặt của Hội (sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội) vẫn chẳng hề tỏ ra vui vẻ. Đứng trước những cánh cửa mới của cuộc đời, cô gái trẻ vẫn tỏ ra khá hoang mang. Hội chia sẻ, bản thân cô chưa có dự định gì về công việc và nghĩ mình cần nghỉ ngơi một thời gian trước khi đưa ra quyết định rõ ràng.

“Có lẽ mình sẽ không theo nghề giáo viên nhưng cũng chưa có dự định rõ ràng. Mình muốn nghỉ ngơi một thời gian”, Hội tâm sự.

Trong khi đó, dù rất yêu nghề nhưng Minh Thu (sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã tính trước cho mình nhiều “nước cờ” khác nhau. Thu chia sẻ, sau khi ra trường, cô dự định sẽ nộp hồ sơ thi công chức ở quê vì cảm thấy cơ hội làm việc ở Hà Nội hoặc các TP lớn rất khó khăn.

Như vậy có thể thấy: nhân lực ngành sư phạm dù thừa về số lượng nhưng vẫn thiếu về chất lượng. Bởi vậy, miễn là năng lực đủ tốt, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn còn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp

Rate this post

Viết một bình luận