So sánh đặc điểm, công dụng giữa giấm trắng và giấm gạo

Từ lâu giấm đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Mỗi loại giấm sẽ mang lại hương vị cũng như công dụng khác nhau. Có hai loại giấm phổ biến là giấm trắng và giấm gạo rất được nhiều người tiêu dùng ưa thích lựa chọn. Vậy giữa hai loại giấm này có sự khác biệt như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi so sánh về đặc điểm, công dụng và làm rõ hơn về hai loại giấm này.

Thành phần giấm trắng và giấm gạo

Giấm gạo

Tính chất, mùi vị giấm gạo

Giấm gạo được hình thành từ quá trình lên men rượu etylic. Thường được làm từ rượu gạo hoặc rượu nếp. Bạn cũng có thể dùng nhiều loại gạo khác nhau như gạo tẻ, gạo nếp than, gạo lứt. Vì được làm từ thành phần gạo nên trong loại giấm này có chứa một số chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2 một số muối vô cơ và nguyên tố vi lượng khác.

Giấm trắng

Tính chất, mùi vị giấm tinh luyện

Giấm trắng còn có tên gọi khác là giấm tinh luyện. Được sử dụng rất rộng rãi vì ưu điểm giá thành rẻ mà an toàn trong nấu ăn. Giấm tinh luyện được tạo nên từ sự phối trộn của 5% acid acetic dùng trong thực phẩm, còn lại là 95% nước lọc tinh khiết.

Tính chất, mùi vị của giấm trắng và giấm gạo

Cả giấm táo và giấm gạo đều tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt. Có nồng độ acid acetic bằng hoặc thấp hơn 5% an toàn và phù hợp dùng trong nấu nướng, chế biến các món ăn.

Giấm gạo

Tính chất, mùi vị giấm gạo

Có nồng độ acid acetic cao so với các loại giấm ăn cùng loại. Vị chua của giấm gạo khá dịu, mùi không quá nồng.

Giấm trắng

Giấm trắng có vị chua mạnh, mùi vị hơi gắt và nồng.

So sánh về màu sắc

màu sắc giấm trắng và giấm gạo

Giấm gạo có thể làm từ nhiều loại gạo khác nhau nên tuy cùng một cái tên nhưng lại có nhiều màu sắc. Thường sẽ có ba loại là giấm gạo đen, giấm gạo trắng và giấm gạo đỏ. Nếu được làm từ gạo nếp than thì sẽ cho ra thành phẩm màu đen. Giấm Tàu được làm từ gạo lứt sẽ có màu đỏ. Giấm được làm từ gạo tẻ sẽ có màu đặc trưng là màu vàng nhạt hay còn gọi là giấm gạo trắng, đây cũng là loại phổ biến nhất.

Giấm trắng (giấm tinh luyện) sẽ có màu trắng trong suốt, không có màu sắc khác.

Công dụng của giấm trắng và giấm gạo

Giấm gạo

Công dụng của giấm gạo

Giấm gạo được sử dụng để cho vào trực tiếp các món ăn để tạo nên vị chua. Bạn cũng có thể pha thêm với ớt, nước mắm, xì dầu… để tạo thành nước chấm thơm ngon. Giấm gạo thêm vào trong quá trình trộn cơm để làm món sushi giúp tăng độ dẻo, mùi thơm cũng như độ kết dính cho món ăn này. Bạn có thể dùng giấm gạo để ngâm chua thực phẩm, dùng nấu lẩu, nêm vào các món soup hay thịt hầm. Trong công dụng hằng ngày các bạn có thể dùng để khử mùi tanh của thịt cá, khử mùi hôi trên tay, khử mùi hôi thuốc lá… Đối với sức khỏe giấm gạo có thể sát khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, giữ dáng và làm đẹp da.

Giấm trắng

Công dụng của giấm trắng

Cũng tương tự như các loại giấm ăn khác, giấm trắng thường được dùng để trộn gỏi, salad, tạo vị chua cho lẩu, dùng pha nước chấm… Giấm trắng còn được dùng như một sản phẩm tẩy rửa, khử mùi hôi đa công dụng. Nếu như bạn không muốn sử dụng hóa chất để làm sạch các vật dụng bằng thủy tinh, gạch men, đồ sứ… thì có thể sử dụng đến giấm trắng. Giấm trắng còn giúp giữ sáng màu quần áo, tẩy sạch cặn bột giặt. Ngoài ra sản phẩm này còn có đa dạng các công dụng khác như dùng để cắm hoa lâu héo, giữ tươi thịt, khử mùi hôi ở thú cưng, rửa chân cho gia súc…

Qua một số thông tin về giấm trắng và giấm gạo, hy vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về hai loại giấm này. Đừng quên tham khảo các sản phẩm giấm trắng chất lượng, giá thành rẻ đến từ thương hiệu A Tuấn Khang để sử dụng cho bếp ăn của mình.

Rate this post

Viết một bình luận