I – Công dụng
1. Đặt các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
a) Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(Theo Tô Hoài)
b) Con có nhận ra con không ( )
(Theo Tạ Duy Anh)
c) Cá ơi, giúp tôi với ( ) Thương tôi với ( )
(Theo Ông lão đánh cá và con cá vàng)
d) Giời chớm hè ( ) Cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm ( )
(Theo Duy Khán)
2. Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ?
a) Tôi phải bảo :
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
[…] Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng :
– […] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(Tô Hoài)
b) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ : “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy” (! ?).
(Theo Nguyễn Tuân)
II – Chữa một số lỗi thường gặp
1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây.
a)
– “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường […]
(Trần Hoàng)
– “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.
b)
– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm ; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
(Trần Hoàng)
2. Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng ? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng.
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì ? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên !
(Tạ Duy Anh)
III – Luyện tập
1. Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây (SGK – trang 151)
2. Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không ? Vì sao ?
– Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa ?
– Chưa ? Thế còn bạn đã đến chưa ?
– Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy ?
3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp :
– Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta
– Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi
– Động Phong Nha còn cất giữ bao nhiêu điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết
4. Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây :
Chị Cốc liền quát lớn :
– Mày nói gì ( )
– Lạy chị, em có nói gì đâu ( )
Rồi Dế Choắt lủi vào ( )
– Chối hả ( ) Chối này ( ) Chối này ( )
Mỗi câu “Chuỗi này” chị Cốc lại giáng môt mỏ xuống ( )
(Theo Tô Hoài)
5. Chính tả (nghe – viết) : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (từ Đối với đồng bào đếm kĩ ức lớn).
Lời giải:
I – Công dụng
Câu 1 : Đặt các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
a) Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(Theo Tô Hoài)
– Dấu chấm than : bộc lộ cảm xúc
b) Con có nhận ra con không ?
(Theo Tạ Duy Anh)
– Dấu hỏi chấm : biểu thị câu hỏi
c) Cá ơi, giúp tôi với ! Thương tôi với !
(Theo Ông lão đánh cá và con cá vàng)
– Dấu chấm than : dùng trong câu cầu khiến
d) Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
(Theo Duy Khán)
– Dấu chấm : kết thúc câu kể.
Câu 2 : Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ?
a) Tôi phải bảo :
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
[…] Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng :
– […] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(Tô Hoài)
b) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ : “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy” (! ?).
(Theo Nguyễn Tuân)
Trả lời :
a) Dùng dấu chấm trong những câu cầu khiến thứ hai và thứ tư → Đặc biệt khi dùng dấu chấm để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.
b) Dấu chấm than và dấu chấm hỏi đặt liền nhau trong ngoặc đơn → biểu thị thái độ nghi ngờ, mỉa mai, châm biếm.
Ghi nhớ :
– Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
– Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biến đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
II – Chữa một số lỗi thường gặp
Câu 1 : So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây.
a)
– “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường […]
(Trần Hoàng)
– “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.
b)
– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm ; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
(Trần Hoàng)
Trả lời :
a) – Cách viết thứ nhất: Tách hai câu bằng dấu chấm → rõ ràng về nghĩa trong cách trình bày.
– Cách viết thứ 2: Khi sử dụng dấu phẩy sẽ tạo thành câu ghép với hai vế không có sự logic về mặt nghĩa.
b) – Cách viết thứ nhất: Sử dụng dấu chấm để kết thúc làm cho các vế của một câu bị chia cắt, không liền mạch.
– Cách viết thứ hai: Hợp lý và diễn tả liền mạch các tính chất được thể hiện trong vị ngữ.
Câu 2 : Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng ? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng.
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì ? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên !
(Tạ Duy Anh)
Trả lời :
a) – Các câu thứ nhất và thứ hai trong đoạn (a) là những câu kể diễn tả suy nghĩ của nhân vật, sử dụng dấu chấm hỏi là sai.
– Chữa: Thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật.
b) – Câu cuối trong đoạn (b) là câu trần thuật, dùng dấu chấm than là sai.
– Chữa: Thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật.
III – Luyện tập
Câu 1 : Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây (SGK – trang 151)
Cách đặt dấu chấm câu cho đoạn văn :
– Tuy rét…bờ sông Lương.
– Mùa xuân…đen xám.
– Trên những bãi đất phù sa…đã đến.
– Những buổi chiều…tỏa khói.
– Những ngày mưa phùn…trắng xóa.
Câu 2 : Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không ? Vì sao ?
– Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa ?
– Chưa ? Thế còn bạn đã đến chưa ?
– Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy ?
Trả lời :
– Ở câu thứ hai dấu chấm hỏi đầu tiên dùng chưa đúng. Ở đây phải là dấu chấm, thể hiện câu trả lời.
– Dấu chấm hỏi ở câu thứ ba chưa đúng. Dấu chấm hỏi ở cuối câu thay bằng dấu chấm, vì câu này là câu trần thuật.
Câu 3 : Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp :
– Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta !
– Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi !
– Động Phong Nha còn cất giữ bao nhiêu điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết .
Câu 4 : Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây :
Chị Cốc liền quát lớn :
– Mày nói gì ?
– Lạy chị, em có nói gì đâu !
– Rồi Dế Choắt lủi vào .
– Chối hả ! Chối này ! Chối này !
Mỗi câu “Chuỗi này” chị Cốc lại giáng môt mỏ xuống .
(Theo Tô Hoài)
Câu 5 : Chính tả (nghe – viết) : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (từ Đối với đồng bào đếm kĩ ức lớn).
Học sinh tự thực hiện