SOẠN BÀI THÁNH GIÓNG
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
1. Truyền thuyết Thánh Gióng kế về người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.
2. Truyện thế hiện ý thức, phản ánh khát vọng, sức mạnh kì diệu, lớn lao về chông giặc ngoại xâm bảo vệ đâ’t nước của nhân dân ta.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chỉ tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chỉ tiết đó.
Gợi ý:
Đọc kĩ truyện Thánh Gióng để liệt kê ra các nhân vật. Chú ý trong truyện có nhân vật cá thể có tên riêng, có nhân vật cá thể không có tên riêng, nhân vật tập thế và cả những nhân vật là con vật nữa.
– Các nhân vật trong truyện đó là: bố của Thánh Gióng, bà mẹ Thánh Gióng, Thánh Gióng, Sứ giả, bà con dân làng.
Để xác định nhân vật nào là nhân vật chính trong truyện này, em phải xác định được đâu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm, là nhân vật được xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa nhất.
Như vậy: nhân vật chính là Thánh Gióng.
– Nhưng chi tiết kì ảo:
+ Sự ra đời kì lạ: bố mẹ Gióng về già mà vẫn chưa có con. Một lần, bà ướm thử chân mình vào vết chân lạ mà có thai. Sau mười hai tháng mới sinh con, đứa con lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười…
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
+ Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
+ Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng…
2. Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhố tre bên đường đánh giặc.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Gợi ý:
a) Đó là tiếng nói của long yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quôc khi Tổ quốc lâm nguy. Câu đầu tiên đó là kết tinh của truyền thống, của tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
b) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Vũ khí của người anh hùng Thánh Gióng là quan trọng nhưng đế làm nên thành công ấy phải kề đến sự góp công sức của nhân dân (cụ thể ở đây là nhân dân làng Gióng).
c) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân đã bồi đắp và tạo dựng nên người anh hùng. Người anh hùng Thánh Gióng có những phẩm chất, tài năng và công trạng phi thường cũng là nhờ vào nhân dân.
d) Qua chi tiết cho thấy, sức mạnh cuộc kháng chiến chống lại quân thù của nhân dân ta đã lớn mạnh, ở đây, yếu tố thần thánh hóa đã được đưa vào để diễn tả ý nghĩa đó. *
e) Đây rõ ràng là chi tiết hoang đường dạy màu sắc kì ảo nhưng lại chứa đựng một hàm nghĩa sâu xa. Nhân dân ta mong ước hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng bâ’t tử cùng thời gian. Qua đó, tác giả dân gian cũng thể hiện được sự trong sáng, vô tư vì nước vì dân của Thánh Gióng. Thánh Gióng cùng ngựa sắt về Trời như tấm gương sáng không thể lu mờ cùng thời gian.
3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
Gơi ý:
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chông giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.
4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Gơi ý:
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
– Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.
– Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.
– Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chông giặc ngoại xâm.
5. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Gơi ý:
Hình ảnh đẹp phải là có ý nghĩa về nội dung lần nghệ thuật. Trong các hình ảnh sau đây, em có thể chọn lấy một hình ảnh đẹp nhất và nêu lí do chọn của mình:
– Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
– Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
– Một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
6. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
Gơỉ ý:
Lí do đặt tên:
– Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
– Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
– Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.