Hướng dẫn soạn bài Thuế máu Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thuế máu để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thuế máu – Ngữ văn 8
A. Soạn bài Thuế máu ngắn gọn
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản:
– Đặt tên chương “Thuế máu”: Phơi bày một thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân bằng một thứ thuế tàn nhẫn – Thuế máu – sự bóc lột về cả tính mạng, sức khỏe của nhân dân
– Cách đặt tên các phần: Chiến tranh và “người bản xứ” à Chế độ lính tình nguyện à Kết quả của sự hi sinh.
à Cho thấy rõ ràng, đầy đủ sự bóc lột tàn ác giã man của bọn thuộc địa
Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
1. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm:
* Trước khi có chiến tranh:
– Bị xem là giống người hạ đẳng.
– Bị đối xử và đánh đập như súc vật.
* Khi chiến tranh xảy ra:
– Lập tức được tâng bốc, vỗ về.
– Được phong những danh hiệu tưởng cao quý mà thực chất là hão huyền.
2. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa:
– Đột ngột xa lìa vợ con, quê hương vì mục đích vô nghĩa.
– Đem mạng sống đổi lấy những vinh dự hão huyền.
– Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền.
Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
1. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân: tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính (từ nhà nghèo -> nhà giàu), lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những người nhà giàu, sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.
2. Người dân thuộc địa không hề “tình nguyện” hiến dâng xươg máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền (Người dân trốn tránh, tự làm mình nhiễm bệnh để không phải đi lính)
Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
1. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:
– Những người từng hi sinh xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại “giống người hèn hạ”
– Sự hi sinh này chẳng hề đem lại gì cho người dân thuộc địa bởi lẽ chế độ bản xứ không hề biết tới chính nghĩa và công lí.
2. Nhận xét cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ: tàn nhẫn, bỉ ối, trơ tráo.
Câu 5 (trang 92 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
1. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương: Được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918 xảy ra.
Tác dụng:
+ Bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, đọc ác của bọn thực dân bị bóc trần toàn diện, triệt để.
+ Thân phận thảm thương của người dân được miêu tả tỉ mỉ, sâu sắc hơn.
2. Nghệ thuật châm biếm, đả kích, sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua:
– Cách xây dựng hình ảnh: sinh động, giàu tình cảm, sức mạnh tố cáo
– Giọng điệu trào phúng đặc sắc, giễu cợt, mỉa mai.
Câu 6 (trang 92 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
Nhận xét về yếu tổ biểu cảm trong đoạn trích:
– Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao à Toát lên số phận đáng thương của người dân nô lệ và bộ mặt tráo trở của bọn thực dân.
– Các yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ hài hòa.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thuế máu
I. Tác giả
1. Tiểu sử
– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
– Quá trình hoạt động cách mạng:
+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác:
– Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
b. Di sản văn học:
– Văn chính luận:
+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
– Truyện và kí:
+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
– Thơ ca:
+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.
=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.
c. Phong cách nghệ thuật:
– Thống nhất:
+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
+ Về cách viết ngắn gọn.
– Đa dạng:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lý với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946.
– Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu “khai thác triệt để thuộc địa”.
2. Thể loại: văn bản chính luận
3. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Mục 1 trong sách giáo khoa: Chiến tranh và “người bản xứ”
– Phần 2: Mục 2 trong sách giáo khoa: Chế độ lính tình nguyện
– Phần 3: Mục 3 trong sách giáo khoa: Kết quả của sự hi sinh
4. Tóm tắt
Đoạn trích “Thuế máu” là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
5. Giá trị nội dung
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.
6. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình
– Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo
– Giọng điệu trào phúng đặc sắc
– Ngôn từ mang màu sắc châm biếm
– Thủ pháp tương phản, đối lập.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Hội thoại
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Đi bộ ngao du
Hội thoại (tiếp theo)
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận