2. Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng ở những ví dụ sau trong SGK trang 14 (trích từ văn bản Cổng trường mở ra) có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP
1. So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của thơm, em thấy có gì khác nhau?
2. So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau
III. Luyện tập
1. Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.
bút …
thước …
mưa …
làm …
ăn …
trắng …
vui …
nhát …
3. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
4. Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
5. Dựa vào những gợi ý dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b) Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c) Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
d) Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?