Soạn văn 7 bài: Từ Hán Việt

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

1.1. Đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và trả lời các câu hỏi:
Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?  Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu, tiếng nào không được?
Trả lời: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà:sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi).
Trong các tiếng trên, tiếng Nam có thể dùng độc lập như một từ đơn đặt câu như: phía nam, nước Nam, miền Nam. Còn những tiếng còn lại thì không dùng được, chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …
1.2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa gì?
thiên niên kỉ, thiên lí mã
(Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.
Trả lời: Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Còn thiên trong các từ Hán Việt: thiên niên kỉ, thiên lí mã, (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long lại có nghĩa khác.

  • Thiên trong thiên niên kỉ nghĩa là nghìn năm.
  • Thiên trong thiên lí mã nghĩa là nghìn dặm ngựa.
  • Thiên trong (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long có nghĩa là dời đi, dời khỏi.

==> Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

2. Từ ghép Hán Việt

2.1. Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
Trả lời: 

  • Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà) thuộc loại từ ghép đẳng lập.
  • Giang san ( trong bài Tụng giá về kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ.

2.2.a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giông trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
Trả lời:
a. Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
b. Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

III. Ghi nhớ

  • Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
  • Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
  • Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
  • Cũng như từ ghép thuần Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
  • Trật từ các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
    • Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
    • Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Rate this post

Viết một bình luận