Sỏi Thận Là Gì? Sỏi 4mm Nên Ăn Và Uống Nước Gì?

Sỏi thận có những dấu hiệu nhận biết như đau lưng, đau vùng bụng, tiểu buốt, tiểu ra máu nếu kéo dài lâu sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều sỏi, kích thước lớn nhỏ khác nhau nhưng phổ biến thường là 3mm, 4mm hoặc 5mm,…Nguyên nhân tạo ra sỏi có rất nhiều trong đó chế độ ăn uống góp phần lớn vì vậy để điều trị dứt điểm bệnh nhân cần biết nên ăn gì và kiêng gì để tránh làm sỏi to lên cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát.

Sỏi thận là gì?

Theo Wikipedia, sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng có trong nước tiểu bị lắng đọng tại thận, sau đó lâu ngày kết tinh lại hình thành nên sỏi. Nếu sỏi nhỏ có thể tự đẩy ra khỏi cơ thể theo đường tiểu không cần phải điều trị. Trường hợp sỏi lớn bị kẹt lại trong thận gây bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, viêm nhiễm, làm xơ hóa đường tiểu lâu dần gây ra các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản hậu quả dẫn đến suy thận cấp tính hoặc mạn tính.

sỏi thận là gì

Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng kết tinh thành viên sỏi nhỏ hoặc lớn ở thận

Thận có vai trò như một bộ lọc máu của cơ thể, giúp tạo ra nước tiểu, loại bỏ các chất thải và điều hòa nồng độ các chất điện giải. Sỏi thận khá thường gặp trong số các bệnh về đường tiết niệu nhưng đa phần người bệnh lại bỏ qua các triệu chứng ban đầu đến khi phát hiện đã muộn có nhiều biến chứng. Trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách nhận biết biểu hiện của bệnh, cách điều trị tây y và đông y, chế độ sinh hoạt, ăn uống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn cho người sỏi thận

Việc ăn uống không hợp lý bao gồm thường xuyên ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn do các chất khoáng được lọc qua thận sẽ nhiều hơn làm gia tăng việc hình thành sỏi.

Nên ăn gì?

Khi bị sỏi thận nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và gạo. Nhờ sự kết hợp với canxi thừa trong ruột sau đó bài tiết qua đường phân nên làm giảm lượng canxi qua nước tiểu. Canxi sẽ có ít thời gian được hấp thụ bởi chất xơ không hòa tan cũng làm tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột.

Ngoài ra nên ăn nhiều rau củ quả cung cấp vitamin cần thiết vừa giúp làm giảm độ mặn của thức ăn vừa giúp cân bằng lượng đạm hằng ngày. Các vitamin hữu ích cho người sỏi thận bao gồm vitamin B6 và vitamin A. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu từ đó làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A đóng vai trò điều hòa hệ thống nước tiểu chống lại quá trình hình thành sỏi thận.

 sỏi thận nên ăn gì?

 Người bệnh sỏi thận nên ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan

Cần kiêng ăn gì?

Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn những thực phẩm làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu như rau chân vịt, quả dâu tây, chocolate, củ cải đường, trà đặc, cafe,… Cần cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày và tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều natri như thịt xông khói, thịt hộp, súp hộp, đồ ăn chế biến sẵn,…

Hạn chế ăn protein động vật như thịt đỏ, nội tạng, cá và không nên ăn quá nhiều trứng vì chúng chứa chất purin mà sau khi phân hủy sẽ trở thành acid uric trong nước tiểu. Sản phẩm đóng gói chứa nhiều đường hoặc các món chiên, xào nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, bánh ngọt, khoai tây chiên,… đều gây hại cho thận do có nhiều chất phụ gia.

 sỏi thận kiêng ăn gì

 Khi bị sỏi thận cần kiêng thực phẩm mặn chứa nhiều natri

Nên uống nước gì?

Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên dùng nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước lọc. Cả người bình thường và bệnh nhân sỏi thận cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu, tăng lượng nước tiểu, giảm nồng độ các chất canxi, oxalat ngăn ngừa tái tạo sỏi. Lưu ý không nên thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước hoa quả. Khi bị sỏi thận nên uống thêm những loại nước lợi tiểu như nước rễ cỏ tranh, nước bông cỏ mã đề, nước râu ngô,…

 người bị sỏi thận nên uống nước lọc

Hãy uống đủ 2 – 2,5lit nước lọc mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc sỏi thận

Kích thước phổ biến của sỏi thận

Kích thước của sỏi thận được đo từ đường kính lớn nhất của viên sỏi đó với đơn vị tính là milimet. Tùy thuộc vào thời gian lắng đọng của các chất dư thừa mà có sỏi nhỏ và sỏi lớn gây nên mức độ nguy hiểm khác nhau.

Kích thước dưới 5mm

Những viên sỏi thận 3mm, 4mm, 5mm là loại kích thước còn nhỏ, ít gây ra cơn đau, tiến triển âm thầm nên khó phát hiện ra. Sỏi có thể tự rơi xuống bàng quang và theo đường nước tiểu đi ra ngoài. Bệnh nhân chưa cần đến bệnh viện điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thói quen sinh hoạt, ăn uống và theo dõi tiến triển đường kính sỏi trong những lần tái khám tiếp theo. Thời gian này bệnh nhân cần uống nhiều nước kết hợp thêm các loại thảo dược đông y để cơ thể đào thải sỏi tự nhiên nhất.

sỏi thận dưới 5mm

 Đơn vị tính kích thước của sỏi thận là milimet

Kích thước 6mm, 7mm

Với kích thước sỏi 6mm, 7mm hoặc 8mm có thể gây các cơn đau ban đầu ở vùng bụng, giai đoạn này khó có thể để sỏi tự đi ra khỏi cơ thể mà cần có sự can thiệp của từ bên ngoài để tán nhỏ sỏi. Sau bước kiểm tra chẩn đoán bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc làm tan sỏi, ngăn chặn sự hình thành sỏi. Kèm theo thuốc giảm đau và giãn cơ trơn làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, giảm đau đớn, dễ đi tiểu hơn.

sỏi thận 7mm

Kích thước sỏi được đo bằng đường kính của viên sỏi

Kích thước lớn hơn 10mm

Sỏi đã có kích thích quá lớn từ 10mm – 20mm, có nhiều góc sắc nhọn nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu dần gây hư hại thận, tổn thương vĩnh viễn thận, phải dùng đến phương pháp ghép thận để cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ cần sớm chỉ định phẫu thuật mổ lấy sỏi trực tiếp hoặc áp dụng kỹ thuật tán sỏi để thu nhỏ kích thước giúp dễ lấy sỏi hoặc cơ thể tự thải sỏi ra.

sỏi thận trên 10mm

Sỏi thận kích thước trên 10mm gây ra cơn đau quặn thận

Phân loại sỏi thận

Có rất nhiều cách để phân loại sỏi thận trong đó dựa vào vị trí và thành phần cấu tạo nên sỏi là cách được dùng nhiều nhất.

Theo vị trí

Những vị trí thường hay có sỏi thận xuất hiện: sỏi bể thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô và sỏi bán san hô trong đó sỏi nằm ở đài thận gặp nhiều nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ đâu trong thận trái hoặc thận phải hoặc cả hai bên, đơn lẻ hoặc tụ lại thành chụm có hình dạng khác nhau. Tương ứng với mỗi vị trí sẽ có các triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị riêng. Bác sĩ chỉ thấy được vị trí của sỏi nhờ các chẩn đoán bằng máy móc không thể thăm khám qua mắt thường.

sỏi bể thận

Sỏi ở vị trí bể thận

Theo thành phần hóa học

Thành phần hóa học là những chất hóa học cấu tạo nên một vật. Sỏi thận được cấu tạo bởi các thành phần chính là canxi oxalate, canxi phot phat, canxi carbonat, struvite, acid uric, cysteine được chia thành hai nhóm: vô cơ và hữu cơ.

Sỏi vô cơ gồm có sỏi oxalate canxi (chiếm 80% ca mắc bệnh ở Việt Nam), sỏi phosphat canxi (có màu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, rất dễ vỡ), sỏi cacbonat canxi (có màu trắng như sữa, dễ tán nhỏ).

Sỏi hữu cơ gồm có sỏi urat (hay gặp ở người bệnh gout, người tăng acid uric), sỏi systin (màu vàng, nhẵn, rất dễ tái phát), sỏi struvite (do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận kẽ gây nên, sỏi có màu trắng).

phân loại sỏi thận

Phân loại sỏi thận theo thành phần hóa học

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Chỉ có hơn một nửa số bệnh nhân thấy triệu chứng rõ rệt còn lại đa số tiến triển âm thầm cho đến khi xảy ra vấn đề như nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu. Những dấu hiệu của bệnh sỏi thận:

Vị trí đau ở đâu và đau như thế nào?

Sỏi một bên thận gây đau một bên, sỏi hai bên thận gây đau cả hai bên hố thắt lưng. Cơn đau quặn thận có tính chất đột ngột, dữ dội bắt đầu từ vị trí đau vùng thắt lưng sau đó di chuyển đến bụng dưới và cơ quan sinh dục. Bệnh nhân dù thay đổi mọi tư thế vẫn không có cách nào đỡ đau, khi cơn đau này giảm đi thì có cơn đau khác dữ dội xuất hiện. Đối với viên sỏi còn nhỏ chưa gây bít hết đường tiểu khi bệnh nhân cựa mình qua lại làm chúng bị xê dịch nên cơn đau giảm bớt đi phần nào.

sỏi thận đau ở đâu?

 Sỏi thân gây cơn đau quặn thận

Đau vùng lưng, đau bụng

Vùng lưng là nơi có chứa niệu quản có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Khi sỏi được tạo thành gây ra cọ xát hoặc chèn ép làm nước tiểu bị ứ lại dẫn tới triệu chứng đau lưng. Bệnh nhân cảm thấy đau nặng nề, đau tức khó chịu, càng vận động càng đau đớn hơn, tiếp đó có thể đau bụng, đau mạn sườn và háng.

Xem thêm: 5 Món ăn giúp giảm đau lưng tại nhà

sỏi thận gây đau lưng

 Sỏi thận gây đau từ vị trí lưng sang bụng đến vùng cơ quan phía dưới

Tiểu buốt, tiểu ra máu

Tiểu buốt là dấu hiệu của việc khó tiểu kèm theo đau đớn, khó chịu và nóng rát mỗi lần đi tiểu. Nguyên nhân do sỏi di chuyển xuống niệu quản rồi rơi xuống bàng quang. Đi tiểu ra máu là do sỏi va vào thành niệu quản gây ra các vết xước và chảy máu. Máu trong nước tiểu có thể thấy bằng mắt thường hoặc đôi lúc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được. Đái máu là triệu chứng thường gặp và được bệnh nhân sỏi thận chú ý nhiều nhất.

sỏi thận tiểu ra máu

 Xét nghiệm so sánh màu nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận

Điều trị sỏi thận bằng tây y

Các bác sĩ dựa trên yếu tố như vị trí, kích thước, số lượng sỏi, tỉ lệ nhiễm trùng và thể trạng của từng trường hợp sỏi thận để đưa ra liệu trình điều trị bằng thuốc hoặc mổ phù hợp.

Cách đẩy ra ngoài tự nhiên

Trường hợp phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sỏi thận còn nhỏ < 5mm sẽ chưa cần đến sự can thiệp bên ngoài mà khi đi tiểu sỏi tự nhiên có thể bị đẩy ra ngoài. Bệnh nhận cần uống nhiều nước kết hợp với thuốc giảm đau và chống viêm là cách đơn giản nhất. Lượng nước trung bình khoảng 2 – 2,5lit chia đều ra uống trong ngày tránh dùng cùng một lúc để tăng lượng nước tiểu lên 2,5lit. Riêng đối với ngày nắng nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi vì vậy cần tăng lượng nước lên 3 – 4lit. Lưu ý để làm loãng nồng độ nước tiểu tích trữ trong khi ngủ, lúc trước khi đi ngủ 1 tiếng và sau khi thức dậy hãy uống khoảng 200 m – 500ml nước lọc.

sỏi thận nhỏ tự thải ra ngoài

Sỏi thận có kích thích nhỏ có thể bị cơ thể đẩy ra ngoài theo đường tiểu

Phương pháp tán sỏi qua da

Khi kích thước sỏi lớn bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho bệnh nhân một số phương pháp ngoại khoa. Tán sỏi qua da (ESWL) là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ những viên sỏi thành từng mảnh nhỏ để có thể thải ra ngoài bằng nước tiểu. Áp dụng cho sỏi < 15mm, được xem như kỹ thuật nhẹ nhàng và an toàn nhất vì chỉ tác động ngoài cơ thể. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện theo dõi 1-2 ngày.

tán sỏi qua da

 Phương pháp tán sỏi qua da điều trị sỏi thận hiệu quả và nhẹ nhàng nhất hiện nay

Bao nhiêu mm cần phải mổ nội soi?

Chỉ định mổ nội soi đối với sỏi quá lớn > 15mm hoặc nằm ở vị trí phức tạp và không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Có hai phương pháp thường được áp dụng:

– Phương pháp nội soi tán sỏi qua chuẩn thức (Standard PCNL): Bác sĩ gây mê toàn thân sau đó mổ khoảng < 1 cm sau đó sử dụng máy nội soi kích thước 8F để tán sỏi. Đây phương pháp kỹ thuật cao, thay thế cho mổ hở vì ít xâm lấn, ít gây tổn thương đến thận, ít đau, hiệu quả cho sỏi > 25mm nhất là sỏi san hô.

– Phương pháp nội soi tán sỏi qua da tối thiểu (Mini PCNL): còn được gọi là tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ. Tương tự kỹ thuật trên nhưng dựa trên nguyên lý thu nhỏ tối đa đường hầm vào thận và sử dụng ống nội soi nhỏ giúp hạn chế tối đa đau và ít chảy máu cho bệnh nhân. Máy tán sỏi Laser Sphine có công suất lớn 100W cho phép tán vụn mọi loại sỏi, sau khi kiểm tra hết sỏi sẽ dẫn lưu tại thận.

tán sỏi qua da tối thiểu Mini PCNL

Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu (Mini PCNL) có nhiều ưu điểm hạn chế được cơn đau và chảy máu cho bệnh nhân

Điều trị sỏi thận bằng đông y

Theo Đông Y cổ truyền sỏi thận nhỏ được gọi là chứng “sa lâm”, sỏi lớn là “thạch lâm”. Nguyên nhân là do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu làm cặn nước tiểu bị đọng lại cấu tạo thành sa (cát), thạch (sỏi). Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc đông y thảo dược điều trị được sỏi thận.

Bài thuốc nam

Những bài thuốc nam được sử dụng tùy vào thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư bệnh nhân gặp phải. Một số phương thuốc thường được dùng:

– Bài thuốc trị thể thấp nhiệt: Kim tiền thảo 30gr, quả dành dành 20gr, vỏ núc nác 16gr, hoa và lá mã đề 20gr, xươn bồ 8gr, mộc thông 12gr, tỳ giải 30gr, cam thảo đất 16gr, ý dĩ nhân 20gr, quế chi 4gr. Cách dùng nếu thảo dược còn tươi hãy đem rửa sạch, sắc nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Nếu thảo dược khô cho vào nồi đất cùng 4 chén nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 2 chén đổ ra. Tiếp đến cho nước vào sắc lặp lại hai lần như trên mỗi lần lấy 1,5 chén sau đó trộn chung 3 lần lại với nhau chia trong ngày uống. Sử dụng liên tục thang thuốc này trong 2-3 tháng.

– Bài thuốc trị thể thận hư: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10gr. Cách sắc uống tương tự như trên.

bài thuốc nam chữa sỏi thận

 Môt số bài thuốc nam có tác dụng rất tốt trong điều trị sỏi thận

Dùng dứa nướng

Dùng dứa nướng để ăn và uống nước là mẹo được rất nhiều bệnh nhân dùng để trị sỏi thận nhỏ. Chọn quả dứa chín tươi màu vàng, không bị hư, dập. Cắt phần đầu để làm nắp khoét lõi sau đó cho phèn chua vào đậy kín lại đem đi nướng, để nguội rồi vắt uống nước dứa trên trong. Một liệu trình nên dùng khoảng 6 đến 7 quả để có hiệu quả tốt, sau đó nên đến cơ sở y tế kiểm tra sỏi thận đã giảm đi bao nhiêu phần trăm.

dứa nướng chữa sỏi thận

 Nhờ áp dụng bài thuốc dứa nướng mà nhiều bệnh sỏi thận đã không cần phải mổ

Kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian còn dùng quả đu đủ xanh đem cắt đầu đuôi, giữ lại vỏ, bỏ hết hạt bên trong, bỏ một ít muối vào trong rồi chưng cách thủy đến khi chín mềm. Đợi nguội mang ra ăn cả vỏ và ruột bên trong, lặp lại trong 1 tuần, mỗi lần nên ăn 1 quả nhỏ. Ngoài ra có thể uống nước cây kim tiền thảo, hạt chuối hột hoặc ngò gai sắc để uống hằng ngày cũng có tác dụng trị sỏi thận tốt.

đu đủ xanh chữa sỏi thận

 Đu đủ xanh hấp dùng để ăn cũng có tác dụng tốt trong trị sỏi thận

Để phòng tránh bệnh sỏi thận nên duy trì thói quen uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi nên việc điều chỉnh sẽ hạn chế được nguy cơ hình thành sỏi và tái phát sỏi. Bạn hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân và bạn bè xung quanh để họ biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

 

 Nguồn video: Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh Hà Nội

Rate this post

Viết một bình luận