Chế độ ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh sỏi mật. Vậy bị sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì? Kéo ngay xuống bài viết để biết câu trả lời chi tiết.
Một số lưu ý về thực đơn cho người bệnh sỏi mật
Thông tin về bệnh sỏi mật
Sỏi mật là những viên sỏi hình thành trong túi hoặc ống mật, kích thước sỏi từ hạt cát cho đến quả bóng bàn. Sỏi túi mật là bệnh lý lành tính nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng tắc mật dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sỏi mật xảy ra khi sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật, sỏi hỗn hợp xuất hiện trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ. Trong đó, có khoảng 80% là do lượng cholesterol trong dịch mật tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể là do sỏi sắc tố mật liên quan đến sự cao bất thường của nồng độ sắc tố mật bilirubin.
Sỏi mật là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm
Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật (có đến 90% bệnh nhân sỏi đường mật nhập viện do viêm đường mật, túi mật) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, năng hơn là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc,… Nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh như:
-
Nhịn ăn khiến túi mật không thể tiết như bình thường
-
Giảm cân nhanh khiến gan tạo thêm nhiều cholesterol
-
Nồng độ cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường
-
Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol, gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật
-
Sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các triệu chứng mãn kinh hoặc đang mang thai làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn tới tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật
-
Mắc bệnh mãn tính: đái tháo đường,…
-
Mắc bệnh lý huyết học như thiếu máu tán huyết,…
-
Do yếu tố di truyền.
Triệu chứng điển hình của bệnh sỏi túi mật
Triệu chứng:
-
Đau bụng: vùng hạ sườn phải, cũng có trường hợp đau vùng thượng vị, cơn đau dữ dội theo từng cơn, đặc biệt sau bữa ăn, khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc ăn đêm
-
Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện tình trạng đầy hơi, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn có dầu mỡ. Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn và có thể kèm theo nôn, buồn nôn.
Vai trò của chế độ ăn cho người bệnh sỏi mật
Sự xuất hiện của sỏi có thể khiến người bệnh dễ gặp phải tình trạng đau bụng, đầy chướng, khó tiêu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều cholesterol cũng là một trong những yếu tố làm sỏi mật tăng về kích thước và số lượng.
Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều
Chính vì thế, chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh sỏi túi mật. Bên cạnh tuân theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống sao cho phù hợp, tránh để sỏi mật tăng về kích thước và có những biến chứng nguy hiểm.
Với người sỏi mật đã thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể thích nghi nhanh với việc không còn túi mật. Đặc biệt, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ bị biến chứng hoặc tái phát sỏi về sau.
Sỏi túi mật nên ăn gì?
Các chuyên gia cho biết, người bị bệnh sỏi túi mật nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, yến mạch, bánh mì đen, sữa ít béo, thực phẩm chứa chất béo tốt và các loại đạm thực vật…
- Rau xanh, trái cây tươi
Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho hoạt động của túi mật, đường mật. Chẳng hạn như mơ, táo, lê, xoài, kiwi, anh đào, bơ, ổi, cà chua, cải bắp, bông cải xanh, rau bina,…
Người bệnh nên ăn từ 7-10 phần rau và trái cây mỗi ngày (một phần tương đương 80g). Ăn rau củ vào 3 bữa trong ngày và bổ sung trái cây vào bữa sáng và bữa phụ.
Rau xanh, trái cây rất tốt với người mắc bệnh sỏi túi mật
- Các loại sữa ít béo
Sỏi túi mật nên ăn gì? Triệu chứng điển hình của sỏi mật là đau bụng, khó tiêu, chán ăn,… Do đó, chế độ ăn hàng ngày nên được bổ sung thêm sữa tách béo, sữa chua, sữa gạo, sữa đậu nành,… nhằm bổ sung dinh dưỡng mà không làm tăng cholesterol.
- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Người bệnh không nên kiêng hoàn toàn chất béo bởi điều này có thể làm khả khả năng co bóp của túi mật, khiến dịch mật dễ bị lắng đọng tạo sỏi mỏi. Thay vào đó, bạn nên chọn các chất béo lành mạnh có trong dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương,… hoặc cá hồi, bơ, hạt óc chó, hạnh nhân,…
Đạm thực vật tốt cho người bệnh
- Các loại đạm thực vật
Người bệnh sỏi mật nên ưu tiên sử dụng đạm có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt họ đậu hoặc đạm động vật ít chất béo như thịt nạc, thịt da cầm bỏ da, cá,…
- Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt
Những thực phẩm này đều chứa chất đường bột nhưng cũng có nhiều chất xơ nên ít làm tăng đường huyết và kích thước sỏi.
- Thực phẩm chứa lecithin
Sỏi mật nên ăn gì? Tất nhiên không thể thiếu thực phẩm chứa lecithin. Lecithin là một trong những thành phần quan trọng trong dịch mật, giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Hàm lượng lecithin trong dịch mật thấp có thể thúc đẩy sự hình thành của sỏi mật cholesterol. Hãy tăng cường bổ sung chất này bằng các ăn thực phẩm họ đâu, mầm lúa mì, kiều mạch,…
- Uống đủ nước
Sỏi mật nên uống gì? Tất cả mọi người đều được khuyến cáo uống đủ nước và duy trì trì khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Với người bị bệnh sỏi túi mật thì yêu cầu này càng cần thiết hơn. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp đào thải độc tốt tồn đọng trong cơ thể.
Uống đủ lượng nước hàng ngày góp phần đẩy lùi bệnh
Lưu ý: những người có sỏi gây viêm túi mật hoặc vừa phẫu thuật cắt túi mật cần chú ý ăn đồ dễ tiêu như cháo, súp, cơm nấu nhão, rau củ hầm mềm và uống đủ nước mỗi ngày.
Sỏi mật kiêng ăn gì?
Các bác sĩ chỉ ra rằng, cơn đau do sỏi túi mật chủ yếu xuất hiện sau bữa ăn, nhất là khi ăn nhiều đồ dầu mỡ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn cho người bệnh là không nên ăn quá 200mg cholesterol/ngày, nhất là trường hợp mới cắt túi mật vì lúc này, chức năng tiêu hóa đang rất nhạy cảm, đòi hỏi người bệnh có chế độ kiêng khem nghiêm túc. Vì thế, người bệnh cần lưu ý và tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu chất béo xấu
Nếu hỏi người bệnh sỏi mật cần kiêng gì thì nhóm thực phẩm đầu tiên đó là chất béo xấu. Loại thực phẩm này có thể khiến người bệnh đau bụng và khó tiêu nhiều hơn, đồng thời tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.
Nội tạng động vật là cái tên đầy tiên trong danh sách sỏi túi mật kiêng ăn gì
Những thực phẩm giàu chất béo xấu mà bạn nên tránh ăn như mỡ và nội tạng động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò), lòng đỏ trứng, cá ngừ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh (hamburger, xúc xích), đậu phộng bơ, cá hồi đóng hộp trong dầu.
- Các loại sữa béo
Một số loại thực phẩm như sữa, bơ, sữa chua, sữa socola, phô mai, sữa nguyên kem, kem đều chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Loại chất béo này góp phần làm tăng kích thước viên sỏi và tạo ra các cơn đau ở túi mật. Chính vì thế, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm này.
- Tinh bột tinh chế và đồ ngọt
Nếu bạn đang chưa biết sỏi túi mật kiêng ăn gì thì câu trả lời là tinh bột tinh chế và đồ ngọt. Những loại đồ ăn này có thể làm tăng đường huyết, từ đó gián tiếp làm tăng kích thước sỏi ở túi mật. Vì vậy, người bệnh nên tránh các món tráng miệng, bánh nướng, bánh kem, kem, socola, bánh quy, bánh pudding làm từ sữa nguyên kem và chất béo bão hòa.
- Đồ uống chứa chất kích thích
Rượu, bia, trà,… là nhóm thực phẩm tiếp theo cần kiêng
Chẳng hạn như rượu, bia, cà phê, trà, soda,… có thể gây kích thích khiến túi mật phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây ra cơn đau túi mật. Đồng thời, những chất kích thích có trong các loại đồ uống này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, nhất là ga, khiến gan dễ bị nhiễm mỡ, xơ gan, từ đó suy giảm chức năng tiết mật của gan. Với người sau cắt túi mật càng cần lưu ý, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.
- Gia vị cay nóng
Một số hoạt chất có trong quả ớt gây ra những cơn đau bụng mật dữ đội do đặc tính cay và nóng gây kích ứng. Vì thế, hãy hạn chế tối đa những gia vị có tính cay nóng như ớt trong thực phẩm nhằm tránh những con đau bụng do sỏi mật gây ra.
Một số lưu ý về thực đơn cho người bệnh sỏi mật
Các chuyên gia lưu ý cho người bệnh sỏi mật về thực đơn hàng ngày như sau:
-
Không ăn quá nhiều chất béo trong một bữa, nếu có thể hãy chia nhỏ bữa ăn của mình để không tạo gánh nặng lên hoạt động của gan mật.
-
Thay vì chiên, rán thì hãy chế biến thực phẩm bằng các cách khác như hấp, luộc, nướng,… và chỉ sử dụng chất béo/dầu khi cần thiết, đo dầu khi nấu, không đổ trực tiếp để tránh bị quá tay.
Tránh xa đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ khi có sỏi ở túi mật
-
Dùng giấy thấm dầu khi chiên, rán đồ ăn và vớt bọt chất béo khi nấu các món hầm.
-
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, da, phủ tạng động vật,… hạn chế ăn thịt mà thay vào đó là các loại rau và đậu đỗ. Kiểm tra nhãn mác sản phẩm để biết và tránh dùng loại có hàm lượng chất béo cao.
Bìa viết trên đã giải đáp được thắc mắc của nhiều người “Sỏi túi mật nên ăn gì, bệnh sỏi mật kiêng ăn gì”. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh. BVĐK Phương Đông cung cấp các gói khám sức khỏe được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, đảm bảo kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có can thiệp kịp thời. Liên hệ số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh nhất.