– Những thông tin trên Báo NLĐ về đặc tính của loài cá này là chính xác. Thực tế, hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người dân thả chà bắt cá đến khi thu hoạch phát hiện rất nhiều cá lau kính nhưng những loài cá khác thì ngày càng ít đi. Đây là thiệt hại đã thấy rõ. Cuối năm 2006, chúng tôi đi khảo sát trên sông Tiền có bắt được cá lau kính nặng đến 3 kg, chứng tỏ khi ra môi trường tự nhiên loài cá này không chỉ sinh sản nhiều mà còn phát triển rất to, khiến các loài cá khác khó có thể chung sống.
Có thông tin hiện nay cá hoàng đế cũng đã xuất hiện trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn?
– Mới đây tôi có đi khảo sát ở hồ Trị An, những người dân làm nghề đánh bắt cá ở đây cho biết cá hoàng đế trong 2 năm qua sinh sản rất nhiều, trong khi các loài cá khác thì ngày càng ít đi. Cụ thể, cuối năm 2007, ông Trần Văn Xe, nhà ở ấp Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bắt được đến 10 kg cá hoàng đế con (nhỏ như cá ròng ròng). Hiện chưa có khảo sát thực tế cá hoàng đế trên sông nhưng hồ Trị An thông với sông La Ngà-Đồng Nai nên rất có thể loài cá này cũng đã có mặt trên lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn.
Vậy có cách nào ngăn chặn sự xâm hại của hai loài cá trên?
– Những thông tin trên Báo NLĐ về đặc tính của loài cá này là chính xác. Thực tế, hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người dân thả chà bắt cá đến khi thu hoạch phát hiện rất nhiều cá lau kính nhưng những loài cá khác thì ngày càng ít đi. Đây là thiệt hại đã thấy rõ. Cuối năm 2006, chúng tôi đi khảo sát trên sông Tiền có bắt được cá lau kính nặng đến 3 kg, chứng tỏ khi ra môi trường tự nhiên loài cá này không chỉ sinh sản nhiều mà còn phát triển rất to, khiến các loài cá khác khó có thể chung sống.- Mới đây tôi có đi khảo sát ở hồ Trị An, những người dân làm nghề đánh bắt cá ở đây cho biết cá hoàng đế trong 2 năm qua sinh sản rất nhiều, trong khi các loài cá khác thì ngày càng ít đi. Cụ thể, cuối năm 2007, ông Trần Văn Xe, nhà ở ấp Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bắt được đến 10 kg cá hoàng đế con (nhỏ như cá ròng ròng). Hiện chưa có khảo sát thực tế cá hoàng đế trên sông nhưng hồ Trị An thông với sông La Ngà-Đồng Nai nên rất có thể loài cá này cũng đã có mặt trên lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn.
– Theo tôi, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản VN nên sớm tổ chức hội thảo để các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá toàn diện về sự tác động của các loài cá trên đến nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học ở những khu vực chúng sinh sống. Sau đó, dựa trên những đặc điểm sinh học của từng loài sẽ tìm những giải pháp cụ thể để tiêu diệt. Ví dụ như chúng ta có thể tập trung bắt cá lau kính vào mùa chúng sinh sản, hoặc mua lại cá hoàng đế với giá cao để đông đảo người dân cùng săn lùng bắt loài cá này (loài cá này rất tinh ranh rất khó bắt được bằng lưới thường). Nếu chúng ta cứ chần chừ thì sẽ không bảo vệ được nguồn lợi thủy sản cho các thế hệ mai sau.