Sơn La có đặc sản gì mà khiến du khách lại mê đến vậy ?

Ẩm thực Sơn La rất phong phú và nổi tiếng với các món ăn mang đậm nét dân tộc. Vậy Sơn La có đặc sản gì mà khiến du khách mê mẩn đến thế? Nơi đây có những món rất đỗi quen thuộc với bà con, được chế biến từ các nguyên liệu rất dễ tìm như rau, măng, cá,… Tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng khi một lần được thưởng thức đặc sản Sơn La thì du khách không thể nào quên được hương vị đặc biệt của núi rừng Tây Bắc.

Sơn La có đặc sản gì?

Món thịt trâu gác bếp thơm ngon đậm đà

Son-la-co-dac-san-gi-1

Món thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của vùng núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Đến với Sơn La, bạn có thể được thả mình vào không khí trong lành, dễ chịu. Vào buổi sáng tươi mát hay buổi tối lạnh se, cả mảnh đất chập chờn trong sương, bên bếp lửa bập bùng, thưởng thức những miếng thịt gác bếp ngòn ngọt, dai dai, vẫn còn ngai ngái mùi khói thật thú vị.

Thịt gác bếp được sơ chế không quá cầu kỳ. Thịt dùng để hun khói chủ yếu là trâu được thả rông trên các sườn núi, sườn đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi đem đi hun bằng khói của than củi được đốt từ những loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã ra thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, vương vấn trong từng thớ thịt vậy mà chẳng gây khó chịu. Chính mùi khói ấy đã tạo nên sức hấp dẫn của món ăn trên vùng núi, cao nguyên quanh năm sương phủ, mây mù này.

Nậm pịa – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-2

Nghe cái tên bạn đã đoán ra đây là món ăn gì chưa. Nậm pịa là món ăn truyền thống lâu đời của người Thái và có nghĩa là canh ruột non bò. Món ăn này cũng được chế biến khá cầu kỳ, ruột non bò được làm sạch, lọc lấy nước từ ruột, cho thêm gia vị ớt, gừng xả, một chút thịt, tiết, đuôi bò đun thành hỗn hợp sền sệt. Người ta thường ăn nậm pịa kèm với thịt bò hoặc dê, thêm vài chén rượu. Mới ăn bạn có thể thấy đăng đắng nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy mùi thơm và ngọt của món ăn. Nếu đến Sơn La bạn nhất định phải thử ăn một lần nhé.

Chẳm chéo – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-3

Đây cũng là món nước chấm của người dân tộc Thái. Bà con dân tộc nơi đây đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có từ núi rừng tạo nên mùi vị đặc trưng của chẳm chéo. Các bữa ăn nơi đây không thể thiếu chẳm chéo, nếu thiếu cảm giác như vắng một thứ gì đó khó tả. Nguyên liệu chính của chẳm chéo là ớt, gừng, mắc khén, muối, mì chính… tuy nhiên để phù hợp với từng món ăn, người dân còn chế biến là nhiều loại khác nhau: chẳm chéo gan, chẳm chéo xả, chẳm chéo pịa,…Vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị thơm của các gia vị khác khiến cho chẳm chéo trở thành linh hồn của bữa ăn.

Cơm lam – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-4

Khi hỏi Sơn La có đặc sản gì? Thì chúng ta không thể không nghĩ tới món cơm lam. Với những người yêu Tây Bắc, chắc không ai còn lạ lẫm gì món cơm lam, một món ăn đặc trưng của vùng cao. Cơm lam ngon là khi được chế biến từ gạo nương, ngon nhất là gạo cẩm và nếp cái hoa vàng sau khi được thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Gạo cho thêm chút muối, chút gừng được ngâm ủ qua đêm, đãi sạch rồi cho vào ống tre, thêm chút nước và nút lại bằng lá chuối, sau đó cho lên bếp lửa nướng. Khi ăn, người ta nhẹ nhàng tách từng phần ống tre để lấy ra những cây cơm trắng nõn nà. Mùi thơm của gạo nếp nương mới, lẫn với chút hương vị của tre và khói bếp, làm cho miếng cơm thật sự mang hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Pa pỉnh tộp – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-5

Nếu một lần đến với Sơn La mà chưa thưởng thức món cá nướng gập, thì cuộc hành trình của bạn thật sự chưa trọn vẹn. Nhiều người thích món cá nướng nổi tiếng này không chỉ bởi giá trị ẩm thực mà còn bởi bàn tay khéo léo của người chế biến.

Khi chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cho rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau thơm, rau mùi, hành tươi, húng và nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị rất đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá chép, cá trôi hoặc cá trắm khoảng vài lạng được mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị tẩm ướp cho ngấm đều. Sau đó, người ta gập đôi lại, kẹp chặt cá bằng một đoạn tre, nướng trên than củi đã hồng.

Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín mà không bị ám khói vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Miếng cá chín vàng đều, tỏa mùi thơm cay cay của mắc khén, vị béo ngậy của cá, vị cay của các loại gia vị nơi đầu lưỡi khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Sữa Mộc Châu – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-6

Điều đặc biệt là khi có dịp ghé thăm trang trại bò, nếu may mắn thì các bạn sẽ được thưởng thức sữa bò non – là lượt sữa đầu của bò mới sinh con, giàu dinh dưỡng.

Sữa tươi, nhất là sữa tươi nguyên chất có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Điều thú vị là nếu các bạn được tận hưởng cảm giác của người nông dân khi cho bò ăn, vắt sữa, đun sữa và thưởng thức một ly sữa nóng vừa vắt thì các bạn sẽ có những kỷ niệm không thể quên với vùng đất đặc biệt này. Sữa ấm uống buổi sáng rất tốt. Khi tiết trời còn se lạnh, chỉ cần cầm cốc sữa nóng trên tay, mùi thơm ngậy của sữa sẽ giúp các bạn thấy tỉnh táo, sảng khoái hơn.

Nộm da trâu – Đặc sản Sơn La

Son-la-co-dac-san-gi-7

Nộm da trâu là món ăn của người Thái ở Sơn La. Thông thường da trâu dùng để làm trống bởi da trâu rất cứng và dày nên người ta phải rất khéo léo, cầu kỳ, tỉ mỉ để lớp da trâu mềm, dai ngon sần sật, đâm đà ngon đến không ngờ. Đặc điểm nổi bật nhất của món ăn này vị chua dịu không phải từ chanh hay dấm mà chính là nước măng chua. Nước măng chua làm cho da trâu trở nên giòn, mềm và không bị ngấy. Chính vì sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên một món ăn rất đặc sản rất lạ miệng dành cho du khách và món nhậu ở vùng Tây Bắc này.

Kết Luận

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã biết Sơn La có đặc sản gì và cũng như đã hiểu rõ hơn thế giới ẩm thực ở nơi đây. Hy vọng với những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn tìm được cho mình một món đặc sản để có thể khám phá hết nền ẩm thực vô cùng đặc sản của cao nguyên Mộc Châu – Sơn La.

Rate this post

Viết một bình luận