Sơn lót chống kiềm là gì? Tại sao phải sơn lót chống kiềm?


11-03-2020

Sơn lót chống kiềm là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này trước hết ta phải hiểu sơn lót là gì? Sơn lót là loại sơn được sơn trước khi tiến hành sơn phủ màu, có tác dụng để: tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ, từ đó tạo ra lớp áo ngoài đều màu hơn khi sử dụng sơn màu, tạo độ bóng vì thế làm cho màng sơn bền đẹp hơn. Hiện nay hầu hết các loại sơn lót đều được tích hợp thêm khả năng chống thấm, chống rêu mốc và dặc biệt là tính kháng kiềm.

Sơn lót chống kiềm là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này trước hết ta phải hiểu sơn lót là gì? Sơn lót là loại sơn được sơn trước khi tiến hành sơn phủ màu, có tác dụng để: tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ, từ đó tạo ra lớp áo ngoài đều màu hơn khi sử dụng sơn màu, tạo độ bóng vì thế làm cho màng sơn bền đẹp hơn. Hiện nay hầu hết các loại sơn lót đều được tích hợp thêm khả năng chống thấm, chống rêu mốc và dặc biệt là tính kháng kiềm.

Sơn lót chống kiềm là sơn lót tích hợp thêm tính năng chống kiềm, có tác dụng trung hòa tính kiềm có trong xi măng và vật liệu xây dựng. “Kiềm” là tính Bazơ, được tìm thấy ở những bức tường có độ ẩm cao, đặc biệt là những ngôi nhà mới xây. Và Kiềm tỉ lệ thuận với độ ẩm, tức là độ ẩm càng cao thì tính “kiềm” càng mạnh.

Tại sao phải sơn lót chống kiềm để bảo vệ ngôi nhà từ bên trong?

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, vì vậy khó tránh khỏi các bức tường ẩm dẫn đến  tình trạng kiềm hóa ăn mòn lớp sơn phủ bên ngoài. Hậu quả là trên lớp sơn tường xuất hiện những đốm đen, màng sơn bong tróc và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì vậy, khi sử dụng sơn lót có tính kháng kiềm sẽ hạn chế được:

– Những vết ố vàng và những mảng sơn loang lổ do bị xi măng ăn mòn;

– Tăng cường khả năng chống thấm;

– Là giải pháp bảo vệ cho những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp;

– Bảo vệ bức tường bóng mịn đẹp với thời gian, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ công trình.

Thành phần trong sơn lót chống kiềm có an toàn không?

Đây là câu hỏi của hầu hết người tiêu dùng đặt ra khi lựa chọn sản phẩm sơn. Chất quan trọng trong thành phần sơn lót chống kiềm là gốc nhựa acrylic nhằm tăng độ bền của sơn, tránh một số tác hại khi độ ẩm tăng. Ngoài ra còn có tinh màu, chất liên kết, phụ gia và dung môi.

– Tinh màu gốc bao gồm tinh màu có tác dụng làm sơn trắng như màu của sơn lót chống kiềm và tạo độ phủ bóng ( Titanium Dioxide rất đắt). Tinh màu phụ là một số chất giúp giảm dơ bẩn có thể gọi với cái tên là Aluminum Silicates, chất diatomaceous khống chế độ bóng trong sơn và verni, chất chống rêu mốc Zinc Oxide chống rêu mốc, chất tạo cho sơn cứng Silaca and silicates, ngăn bào mòn và hoen ố.

– Chất liên kết: Nguồn gốc chủ yếu của chất liên kết là nhựa cây. Đây là thành phần của sơn chống kiềm giúp liên kết các tinh màu gốc có trong sơn và tinh màu phụ. Ngoài ra công dụng của nó cũng giúp dàn trải tạo thành màng sơn cứng.

– Dung môi: Là thành phần hòa quyện các thành phần với nhau để dễ thi công hơn. Dung môi thường là nước (sơn gốc nước), sơn gốc dầu, dầu – xăng thơm…

– Phụ gia: Thành phần cuối cùng của sơn chống kiềm chính là phụ gia. Nó gồm các chất có tác dụng như: chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu, chống văng sơn, chất kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chất chống bọt hình thành khi pha chế sơn, quậy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.

Với công nghệ sản xuất hiện đại, nguyên liệu sản xuất nhập khẩu với quy chuẩn kiểm tra chất lượng đầu vào sát sao  cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Mygreen đã và đang đem đến những sản phẩm chất lượng, đặc biệt là các dòng sơn lót chống kiềm.

 

Rate this post

Viết một bình luận