Lecithin là gì? Lợi ích mà nó mang lại cho cơ thể như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức tuyệt vời về hoạt chất này.
Bạn đang xem: Soy Lecithin Là Gì
Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lecithin trong các thành phần của 1 loại thực phẩm hay thức ăn nào đó, vậy bạn có biết lecithin là gì? Nếu sử dụng đúng cách, hoạt chất này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lecithin trong bài viết sau đây của Thiên Trường Sportbạn nhé.
1. Lecithin là gì?
Lecithin là một loại hoạt chất với tên khoa học Soy Lecithin, thuộc nhóm phospholipid, tham gia vào thành phần tế bào sống ở cơ thể người.
Vào năm 1843, các nhà nghiên cứu nhận thấy lecithin vốn là dẫn xuất của acid phosphatidic với nhóm thế choline. Ở cùng thời điểm, người ta chiết xuất Lecithin từ lòng đỏ trứng gà và tìm thấy nó trong thành phần tế bào của cơ thể động vật, não, gan, lòng đỏ trứng.
Hai loại lecithin phổ biến nhất đó là Sunflower Lecithin – sản xuất từ hạt hướng dương và Soy Lecithin – từ đậu nành Organic.
Lecithin là gì?
2. Lecithin có tác dụng gì?
Những tác dụng của Lecithin đối với sức khỏe có thể kế đến như:
2.1. Tham gia cấu tạo màng tế bào
Như đã nói ở trên, Lecithin có vai trò rất quan trọng. Nó tham gia cấu tạo lớp màng tế bào và cấu trúc của vỏ bao quanh não cùng hệ thống thần kinh.
Lecithin tham gia cấu tạo màng tế bào.
2.2. Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể
Lecithin có khả năng làm tăng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.Nhìn vào công thức hóa học cho thấy, lecithin là chất béo nhưng thành phần cấu tạo lên phân tử hoạt chất này lại có thể hòa tan trong nước.. Từ đó khi vào ruột, lecithin sẽ nhũ hóa các loại vitamin không hòa tan trong nước như nhóm A, D, E, K, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu các chất này.
2.3. Duy trì nồng độ Cholesterol trong máu ở mức ổn định
Ngoài các Vitamin, Lecithin còn nhũ hóa cả cholesterol và chất béo trong máu, giúp duy trì nồng độ cholesterol ở mức bình thường.
Lecithin tham gia cấu tạo màng tế bào.
2.4. Đào thải độc tố trong gan
Hoạt chất Lecithin cũng giữ vai trò là chất kích thích sinh trưởng và giải độc tố ở gan rất tốt. Điều này đảm bảo môi trường gan luôn trong trạng thái tốt nhất để thực hiện các chức năng cần thiết.
Lẹcithin giúp đào thải độc tố trong gan.
Xem thêm: Internet Download Manager (Idm) 6, Idm Full Crack
2.5 Làm chậm quá trình lão hóa
Giải pháp chống lại lão hóa từ Soy Lecithin mang đến nhiều công dụng nổi trội. Isoflavones – một hợp chất có trong đậu nành, tương tự như Estrogen có tác dụng giúp chị em phụ nữ duy trì nét thanh xuân, sắc đẹp và sinh lý nữ.
3. Soy lecithin là gì?
Soy Lecithin là một trong những hợp chất của Lecithin tách ra từ đậu nành. Nó cũng được thêm vào các loại thực phẩm để làm chất nhũ hóa hoặc chất chống dính.
4. Những thực phẩm chứa Soy lecithin
Lecithin có trong rất nhiều loại thực phẩm như đậu nành, men bia, men rượu hoặc một số loại rau, cá… Trong số đó Soy Lecithin từ đậu nành là nguồn tốt nhất. Nguồn bổ sung lecithin trong chế độ ăn uống hàng ngày là không đủ. Vì vậy cần phải cung cấp thêm từ bên ngoài.
Nguồn bổ sung Soy lecithin chủ yếu từ đậu nành.
5. Soy lecithin có gây dị ứng không?
Trong Soy Lecithin chứa phytoestrogen, nguyên lý hoạt động của chất này gần giống với hooc-môn Estrogen khi vào cơ thể người và có thể đi kèm 1 số nguy cơ tiềm ẩn.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy, những con chuột mẹ ăn nhiều đậu nành sẽ sinh ra chuột con xuất hiện hiện tượng rối loạn tình dục và các nhận thức hành vi khác. Nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tiến triển bệnh ung thư vú. (Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả thử nghiệm trên chuột, để đi đến kết luận vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu thực tế hơn).
Bên cạnh đó hơn 90% đậu nành được sản xuất trên thế giới hiện nay là loại đã được biến đổi gen. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể chứa hàm lượng thuốc trừ sâu rất lớn và cả chất tẩy trắng.
Việc tránh hoàn toàn sản phẩm có chứa soy lecithin là rất khó bởi nó có trong hầu hết các sản phẩm, từ làm đẹp đến thức ăn. Tốt hơn hết, bạn nên lựa chọn các loại sản phẩm chứa thành phần đậu nành hữu cơ (không phải loại đột biến gen) để hạn chế tối đa các rủi ro về sức khỏe.
Nên sử dụng Sunflower Lecithin nếu bạn dị ứng với Soy Lecithin từ đậu nành.
Nếu không dị ứng với đậu nành thì bạn có thể yên tâm sử dụng soy lecithin. Ngược lại, nếu dị ứng với đậu nành (và bác sĩ đã yêu cầu bạn “tránh xa” chúng), hoặc có nguy cơ mắc ung thư vú hoặc các bệnh liên quan về hooc-môn thì không nên sử dụng sản phẩm chứa soy lecithin. Thay thế bằng lecithin từ hướng dương cũng là gợi ý bạn nên cân nhắc, tuy giá thành cao hơn nhưng sức khỏe của bạn bạn sẽ đảm bảo hơn.
Xem thêm: Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Thiết Kế Xây Dựng, Spec Là Gì ?
6. Tổng kết
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho thắc mắc lecithin là gì cùng những tác dụng của nó với sức khỏe. Đừng quên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng Soy Lecithin để mang lại kết quả tốt nhất bạn nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Chuyên mục: Giải Trí