Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các startup công nghệ tại Đông Nam Á trong những năm trở lại đây đã khiến cho những câu hỏi xung quanh tiềm năng phát triển, chế độ đãi ngộ, mức lương cơ bản của các nhân tài công nghệ được quan tâm hơn bao giờ hết.
Các dự án khởi nghiệp được thành lập vô kể nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nếu bạn có hứng thú và đam mê với startup, bài viết sau của Glints sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn và có nhiều kế hoạch chắc chắn hơn.
1. Startup là gì?
Trong tiếng anh, start-up nghĩa là khởi nghiệp. Thuật ngữ này chỉ các công ty và doanh nghiệp đang trong giai đoạn lập nghiệp, bắt đầu từ những ý tưởng độc nhất vô nhị.
Dự án startup công nghệ là một trong những xu hướng nổi tiếng nhất hiện nay, với sự tham gia không chỉ của các nhà kinh doanh tiếng tăm mà còn cả những bạn trẻ muốn theo đuổi đam mê của mình.
2. Điểm chung của các startup thành công
Đa số các dự án Startup công nghệ đều có người lãnh đạo xuất thân từ Công nghệ. Tuy nhiên, để khởi nghiệp công nghệ thành công, họ sẽ cần kết hợp nhuần nhuyễn sự tổ chức, logic của công nghệ và khả năng thiên biến vạn hoá trong kinh doanh.
Để phát triển các startup mới và dẫn nó tới thành công, bạn sẽ cần các yếu tố sau.
Nắm bắt nhu cầu thị trường
Ý tưởng hay có rất nhiều, nhưng dự án sẽ không thể có sức ảnh hưởng nếu không thể đánh trúng nhu cầu và tâm lý khách hàng. Đối tượng khách hàng sẽ quyết định ý tưởng của bạn có thực tiễn và tồn tại được hay không.
Đầu tư hợp lý
Dù cho các sản phẩm Công nghệ như phần mềm, ứng dụng website…có giá trị sản xuất tới từ chất xám của những người tạo ra chúng.
Startup Việt Nam hay thế giới cũng đều cần nguồn vốn đầu tư nhất định. Mọi thứ từ khâu sản xuất, chỉnh sửa đều cần đến kinh phí, và càng mở rộng thì bạn sẽ cần đến nó nhiều hơn.
Tất cả các sản phẩm công nghệ như ứng dụng website, phần mềm… đều được sinh ra từ các ý tưởng và chất xám của người sáng lập. Tuy nhiên, phải biết phân bổ nguồn vốn và đầu tư hợp lý để tránh lỗ.
Nghiên cứu khách hàng
Sản phẩm nào không ưu tiên trải nghiệm của người dùng sẽ không thể tiến xa. Thiếu sự nghiên cứu xu hướng, hành vi, nhu cầu của người dùng sẽ làm sản phẩm của startup công nghệ rời xa thực tế.
Yếu tố này chiếm 17% trong các lý do đứng sau sự thất bại của các dự án khởi nghiệp công nghệ.
Chiến dịch Marketing
Ngoài để tâm đến trải nghiệm người dùng, các công ty startup còn nên đưa sản phầm tới người dùng bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Trong kỷ nguyên hiện đại, sử dụng Marketing là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại của một dự án startup.
Logistic
Một chiến lược quan trọng nữa nếu doanh nghiệp startup muốn thành công liên quan đến hậu cần và tổ chức. Từ nơi đặt trụ sở đến cấu trúc pháp lý, các công ty cần tính biện pháp giúp thu hút, duy trì tài năng và nguồn vốn.
Nguồn tài nguyên này ngày càng có xu hướng phân tán nên bạn phải cho các nhà đầu tư thấy họ cần thu hút nhân lực và kêu gọi vốn như thế nào khi cần.
Đọc thêm: Vòng gọi vốn cho Startup diễn ra như thế nào?
Cân bằng hệ thống quản trị
Một người lãnh đạo cần có kỹ năng quản trị doanh nghiệp để mọi vị trí trong công ty đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Các startup thành công đều có bộ máy vận hành đều đặn và hợp lý.
3. Chế độ đãi ngộ nhân tài của Startup Công Nghệ tại Đông Nam Á
Bản báo cáo “The Southeast Asia Tech Talent Compensation Report”, lần đầu tiên được Monk’s Hill Venture hợp tác cùng Glints thực hiện tại Đông Nam Á, sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh và những xu hướng đãi ngộ mới nhất cho các vị trí chủ chốt trong các startup công nghệ.
Công nghệ thông tin hiện đang là nhóm ngành được săn đón hàng đầu tại thị trường Đông Nam Á. Các số liệu chỉ ra rằng, nhóm ngành Công nghệ thông tin có mức thu nhập cao hơn tới 54% so với các ngành nghề phi kỹ thuật khác, như Marketing, Bán hàng và Tài chính.
Mức lương cơ bản của nhóm ngành Kỹ sư công nghệ thông tin
Kỹ sư công nghệ thông tin hiện là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại cả 3 thị trường Việt Nam, Singapore và Indonesia. Nhóm ngành này cũng sở hữu thu nhập thuộc hàng cao nhất trong các startup công nghệ hiện nay.
Tại Việt Nam, Full-stack developer là vị trí có barem lương rộng nhất, mặc dù mức lương khởi điểm cho các lập trình viên trẻ là tương đối thấp.
Dưới đây là mức lương cơ bản của một số vị trí trong nhóm ngành Kỹ sư công nghệ thông tin tại Việt Nam:
Vị tríMức lương cơ bản (USD)Senior Frontend / Backend Developer2000 – 3500Junior Frontend / BackendDeveloper600 – 2500Senior Full-stack Developer2000 – 4000Junior Full-stack Developer600 – 2800
Mức lương cơ bản của nhóm ngành Quản lý sản phẩm
Tương tự như các Kỹ sư công nghệ thông tin, Quản lý sản phẩm cũng là nhóm ngành được săn đón rất nhiều tại Đông Nam Á. Mặc dù vậy, các vị trí quản lý sản phẩm thường có ít yêu cầu về mặt kỹ thuật hơn, nên thu nhập cũng thấp hơn đôi chút so với các Kỹ sư công nghệ thông tin.
Dưới đây là mức lương cơ bản của một số vị trí trong nhóm ngành Quản lý sản phẩm tại Việt Nam:
Vị tríMức lương cơ bản (USD)Senior Product Manager2000 – 5000Junior Product Manager700 – 2200Senior UI/UX Design2000 – 4000Junior UI/UX Design700 – 1800
Đọc thêm: So sánh môi trường Startup và Corp
Mức lương cơ bản của nhóm ngành Khoa học dữ liệu
Báo cáo nhận thấy rằng nhu cầu cho các nhóm ngành Khoa học dữ liệu đang tăng lên mạnh mẽ trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Các vị trí Phân tích dữ liệu và Kỹ thuật thông tin ngày càng thể hiện vai trò then chốt tại các startup công nghệ trong việc tìm hiểu khách hàng, đưa ra các chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh quy mô phát triển.
Dưới đây là mức lương cơ bản của một số vị trí trong nhóm ngành Khoa học dữ liệu tại Việt Nam:
Vị tríMức lương cơ bản (USD)Senior Data Scientist2000 – 5000Junior Data Scientist1000 – 2000
Trên đây là những xu hướng mới nhất về chế độ đãi ngộ cho các vị trí chủ chốt trong các startup công nghệ mà bản báo cáo “The Southeast Asia Tech Talent Compensation Report” đã chỉ ra.
Ngoài ra, còn rất nhiều những thông tin giá trị được chia sẻ trực tiếp từ các nhà sáng lập của những startup công nghệ hàng đầu Đông Nam Á mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy trong phiên bản đầy đủ của bản báo cáo tại đây.
Đọc thêm: Chính Sách Esop Startup Đãi Ngộ Hiệu Quả
4. Những startup thành công tại Việt Nam
Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển của nhiều dự án startup công nghệ. Bạn có thể bắt gặp những cái tên của các công ty startup quen thuộc sau đây:
- Foody
- Tiki
- MoMo
- Cốc Cốc
- Rever
- WebSoSanh
- Topica
- LuxStay
Làm thế nào để trở thành một trong những startup thành công ở việt nam
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả