Sử dụng thuốc chống dị ứng: Nên hay không?

Khả năng giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay,… của tình trạng dị ứng chính là lý do các loại thuốc tân dược luôn nhận được sự tin dùng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không dùng đúng liều lượng, chỉ định thì vô tình bạn chính là người “tiếp tay” cho các nhân gây hại đến sức khỏe có cơ hội xâm nhập. Hơn nữa những sản phẩm từ tân dược không phòng ngừa tái phát tình trạng mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.

heartCác loại thuốc chống dị ứng thường dùng

Không phải ngẫu nhiên mà các loại thuốc chống dị ứng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta để đối phó với những rắc rối mà tình trạng dị ứng mang lại. Những dấu vết của phát ban, mẩn ngứa, sẩn mề đay,… nhanh chóng bị xóa mờ dưới tác động của các loại thuốc chống dị ứng. Có hai loại thuốc chống dị ứng thường được sử dụng:

Nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid: loại thuốc này được gọi đầy đủ là glucocorticoid hay còn gọi nôm na là “đề xa”. Trong y học, đây là loại thuốc quý có tác dụng rất tốt trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Đối với các bệnh mẩn ngứa ngoài da như chàm, vẩy nến, các bệnh có da viêm… thì các loại thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucina… phát huy hiệu quả rất lớn trong chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh đồng thời làm lành vết thương, làm mờ các vết mẩn ngứa một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nhóm thuốc kháng histamin: đây là những thuốc có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc kháng histamin chia thành 2 thế hệ:

Thuốc kháng histamin thế hệ 1:

– Promethazin hydroclorid (phenergan, dimedrol).

– Clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm như rhumenol, decolgen); brompheniramin maleat; diphenhydramin hydroclorid (benadryl, nautamine); hydroxyzin hydroclorid (atarax).

Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Loratadin (clarytin); cetirizin hydroclorid (zyrtec); fexofenadin (telfast); acrivastin (semprex).

broken heartNhững ẩn họa khó lường

Mặc dù có hiệu quả điều trị nhanh, rõ ràng, tuy nhiên những ảnh hưởng lâu dài của các loại thuốc lâu dài của các loại thuốc này thì không hẳn ai cũng biết.

Song song với việc xóa mờ những vết tích của tình trạng dị ứng trên da thì các loại thuốc có chứa corticoid cũng gây tác động không nhỏ đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo và sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương cùng nhiều cơ quan khác. Công dụng trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da có thể biến mất nếu sử dụng các loại corticoid trong thời gian dài trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Đây cũng là nguyên nhân khiến da bạn bị nổi trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt nếu sử dụng để bôi lên mặt trong thời gian dài. Không những thế, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chức năng nội tiết bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng cho cơ thể của bạn.

Ảnh hưởng của các loại thuốc kháng histamin đối cơ thể cũng không hề nhỏ, các histamin tự do có thể là nguyên nhân đưa đến các triệu chứng bất lợi như:

Trên hệ hô hấp: sổ mũi, hen suyễn (do co thắt khí quản).

Trên da: nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù Quincke.

► Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc mắt.

► Trên hệ tiêu hóa: gây sự tiết quá độ HCl và pepsin, gây tiêu chảy do co thắt ruột.

Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch, hạ huyết áp, gây co thắt tim.

Một số loại thuốc kháng histamin cũ, ngoài tác dụng chống dị ứng chúng còn có khả năng ngấm vào thần kinh trung ương (qua hàng rào máu não) gây ra ngủ gà ngủ gật, gây nguy hiểm cho những người bệnh uống thuốc vào lại phải làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như làm những công việc trên cao, lái xe, vận hành máy móc… 

Người bệnh cần lưu ý:

Các thuốc tân dược giúp điều trị triệu chứng dị ứng, KHÔNG có tác dụng điều trị NGUYÊN NHÂN, do đó bệnh dễ TÁI PHÁT khi ngừng thuốc.

heartLàm sao để sử dụng thuốc chống dị ứng hiệu quả?

Khi gặp phải những dấu hiệu của tình trạng dị ứng, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của các loại thuốc chống dị ứng để giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng này. Tuy nhiên, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc để tránh “tiếp tay” cho chúng gây hại đến sức khỏe của bạn. Trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:

Đối với các loại thuốc bôi ngoài ra có chứa corticoid:

– Khi dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ về chỉ định, thời gian và số lần bôi trong ngày phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Cần căn cứ vào đặc điểm giải phẫu của từng vùng da để có mức độ sử dụng thuốc hợp lý. Ví dụ, ở vùng da dày như bàn tay, bàn chân, nên dùng loại có hoạt tính mạnh, cực mạnh; còn ở mặt, bẹn, bìu, nên dùng loại vừa hoặc nhẹ.

– Tránh bôi một vùng da rộng, gây hạn chế hô hấp ở da, nên bôi luân chuyển từng vùng.

– Đối với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ nên dùng loại có hoạt tính nhẹ. Nếu có tổn thương ở vùng tã lót, không bôi thuốc quá 7 ngày.

Đối với các loại thuốc kháng histamin:

– Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc, không được tự ý mua thuốc về điều trị, hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa cần thiết.

– Không được sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia,… khi dùng thuốc.

– Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, hông nên dùng kéo dài để trán tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

heartKinh nghiệm đông y trong phòng ngừa tái phát dị ứng

Kinh nghiệm đông y trong phòng ngừa tái phát dị ứng

Đông y cho rằng dị ứng thuộc phạm vi chứng phong sang và dân gian thường gọi là phong ngứa. Bởi lẽ ngoài sự xâm nhập của chất lạ vào cơ thể, dị ứng còn do nhiễm ngoại tà như phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt… gây ra uất kết ở da.

Ngoài ra, những người chức năng gan suy giảm, mắc các bệnh về gan như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan… thường bị ứ đọng các độc tố, nhiệt độc trong máu và phát tán qua da gây mẩn ngứa.

Do đó, kinh nghiệm điều trị mẩn ngứa, dị ứng trong đông y: Vừa tăng cường chức năng gan, vừa loại trừ các yếu tố phong nhiệt, phong thấp, phong hàn.

Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa dị ứng, thường phối hợp: Nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết: rau má, kim ngân oa, liên kiều, cúc hoa, lá khế, tân di, đan bì, phù bình, sinh địa… và nhóm khu phong trừ thấp như ké đầu ngựa, kinh giới, hy thiêm, bạch linh, bạch truật…

Ngoài ra để có thể điều trị và phòng ngừa những dấu hiệu của các bệnh dị ứng bạn nên sử dụng kết hợp cùng với các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như siro Tiêu Ban Thủy.

Tpbvsk iro Tiêu Ban Thủy

Hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay

Tieu ban thuy 6.png

Được phát triển từ kinh nghiệm giảm ngứa dân gian, Siro Tiêu Ban Thủy chiết xuất từ lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới… giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, loại bỏ vết mẩn đỏ, từ đó hỗ trợ giảm sẩn mề đay, dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết hoặc do các tác nhân như thức ăn, phấn hoa, hóa chất.

Với công thức được nghiên cứu kỹ lưỡng, thành phần 100% thảo dược Siro Tiêu Ban Thủy có thể sử dụng dài ngày. Sản phẩm có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu nên thích hợp cho mọi đối tượng.

Dược sỹ tư vấn mẩn ngứa, dị ứng, mề đay : 1900. 63.64.16

Sản phẩm của Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen. Website: duochoasen.com.vn

GPQC: 2118/2014/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Rate this post

Viết một bình luận