Sự hình thành và cách chăm sóc da có mụn đầu đen

Mụn đầu đen là nỗi ác mộng của nhiều người vì chúng khiến làn da vùng mặt, lưng, ngực, cổ,… kém tươi tắn, mịn màng. Không chỉ vậy, mụn đầu đen còn dễ tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ, gây ảnh hưởng nặng nề tới vẻ đẹp làn da.

Mụn đầu đen là loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh như không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm.

Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, có kích thước khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ. Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Và vì mọi loại da đều có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở cả da dầu, da thường hoặc da khô.

Vùng mũi là nơi “thường trú” của mụn đầu đen vì đây là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất nên dễ bị bám vi khuẩn và bụi bẩn. Không chỉ vậy, mụn đầu đen ở mũi có mật độ dày hơn nơi khác vì da vùng mũi mỏng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nên yếu hơn các vùng da khác, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Rate this post

Viết một bình luận