Sự khác biệt trong văn hoá ẩm thực á – âu

Tin ẩm thực – – 2020-09-14T13:41:00+07:00

Lục địa Á- Âu là cái nôi khai sinh nền văn hoá của cả nhân loại. Đồng hành cùng sự phát triển của các nền văn hoá, ẩm thực của các quốc gia châu Á và châu Âu cũng đã có sự phân hoá rõ rệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hoá ẩm thực của hai châu lục này. Cùng TASTY Kitchen tìm hiểu sự khác biệt thú vị của hai nền văn hoá ẩm thực này nhé.

Amthuc1

Điểm khác biệt đầu tiên trong văn hoá ẩm thực nằm ở quan niệm về ẩm thực của hai châu lục:

Nền ẩm thực châu Á xoay quanh “Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ”, đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, cách trình bày. Một món ăn ngon phải hội tụ đủ các yếu tố thoả mãn thực khách về thị giác, khứu giác và vị giác. Người châu Á ưu tiên tính ngon miệng của món ăn và ít quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi món đó. 

Ngược lại, người châu Âu lại theo “Quan niệm ẩm thực lý tính”. Họ thường ít chú ý đến mùi vị và hình thức của món ăn mà lại đặt yếu tố dinh dưỡng cung cấp trong một bữa ăn lên hàng đầu. Chính vì vậy, các món ăn của châu Âu thường khá nhạt so với khẩu vị của người Châu Á. 

Amthuc2

Văn hoá ẩm thực Âu – Á còn khác biệt ở cách lựa chọn nguyên liệu:

Khí hậu và thổ nhưỡng châu Á phù hợp với việc trồng lúa và chăn nuôi gia súc gia cầm như heo, bò, gà. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chính cho một bữa ăn tiêu biểu của người châu Á gồm: cơm, các loại thịt/cá và rau. Bên cạnh đó, do chú trọng về yếu tố hương vị đậm đà nên trong khâu chế biến món ăn, người châu Á thường sử dụng các loại gia vị như hạt nêm, muối, tiêu, đường, …

Các món ăn thường dùng kèm nước chấm như nước tương, nước mắm, kèm thêm ít chanh, ớt để tăng thêm sự đa dạng về hương vị cho món ăn.

Châu Âu lại sử dụng loại lương thực chính là lúa mì và các loại ngũ cốc. Một bữa ăn điển hình của người châu Âu sẽ bao gồm bánh mì, nước sốt, rau và các loại thịt như thịt bò, cừu, dê, heo… Vì chú trọng vào thành phần dinh dưỡng của món ăn, ưa chuộng hương vị nguyên thuỷ của nguyên liệu nên khi chế biến, người châu Âu không nêm nếm quá nhiều.

Chủ yếu kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo hương vị cho món ăn. Bơ, trứng, và sữa là những thành phần thường thấy trong các món ăn châu Âu.

Amthuc3

Sự khác biệt trong cách chế biến món ăn cũng thể hiện đặc trưng trong văn hoá ẩm thực mỗi châu lục: 

Người phương Đông chú trọng mối quan hệ gia đình, điều đó cũng được thể hiện qua văn hoá ẩm thực của người châu Á. Bữa cơm gia đình đối với người châu Á giữ vai trò rất quan trọng, vì đó là thời điểm tất cả các thành viên cùng ngồi lại và trò chuyện, gắn kết với nhau. Vì vậy, người châu Á sẽ thích tự tay nấu nướng, chế biến món ăn cho những thành viên trong gia đình.

Khi lựa chọn thực phẩm, người châu Á cũng quan niệm rằng những thực phẩm tươi sống sẽ ngon hơn những thực phẩm đóng hộp. Văn hoá ẩm thực châu Á rất đa dạng các phương thức chế biến, từ chiên, hấp, xào đến hầm, luộc, ninh, nấu…Thông thường, một bữa cơm gia đình tiêu chuẩn phải đa dạng các món với được chế biến bằng nhiều cách khác nhau. 

Ngược lại, người châu Âu lại thích những thực phẩm được nấu sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh. Cách chế biến của người phương Tây cũng đơn giản, cốt để giữ được trọng vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu. Các món Âu thường được chế biến không quá cầu kỳ bằng các hình thức như áp chảo, luộc, xào nhanh…

Amthuc4

Qua bài viết này của Tasty Kitchen, hy vọng bạn đã có những điểm nhìn thú vị hơn về văn hóa ẩm thực Á – Âu cũng như hiểu rõ hơn về sự đa dạng ẩm thực trên thế giới.

Rate this post

Viết một bình luận