Sự khác nhau giữa hiếu động và tăng động ở trẻ em – Bệnh viện đa khoa Hà Nội

Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý.

Vì sao cha mẹ lại nhầm lẫn giữa bé hiếu động và bé tăng động

Bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Ở cả hai trường hợp, trẻ đều có những biểu hiện nghịch ngợm, chạy nhảy, nói chuyện liên tục, nếu không quan sát kỹ sẽ khó nhận ra đâu là hiếu động đâu là tăng động giảm chú ý. Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi. Do vậy, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin cho người đọc qua bài viết này.

Cách phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động 

Tăng động
Hiếu động
Khái quát về bệnh

Là một rối loạn phát triển, có ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của trẻ nếu không được can thiệp sớm và đúng mức

Là đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn phát triển

Độ tuổi

Xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi học, khoảng từ 3 tuổi trở lên

Xuất hiện khi con mới biết đi

Hành vi

– Hiếu động ở mọi lúc, mọi nơi, không nhận biết được hành động của mình có nguy hiểm hay không.

– Không thể ngồi yên hay tập trung chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể.

– Nhanh chán, dễ thay đổi và bỏ cuộc giữa chừng

– Không biết nghe lời và không thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao, hay mắc lỗi dù đã được nhắc nhở

– Hay chen ngang khi người khác nói, nói nhiều, nói liên tục

– Chỉ hiếu động, nghịch ngợm khi ở nhà. Ra ngoài xã hội, tiếp xúc với người lạ thì nhút nhát.

– Có thể ngồi yên từ 10 – 15 phút

– Biết nghe lời, ngoan ngoãn khi người lớn chỉ dạy, biết sửa sai khi được nhắc nhở

– Nhận biết được giao tiếp và các quy tắc, ít chen ngang khi người khác đang nói

Cảm xúc

Khó kiểm soát được cảm xúc, hay cáu giận, la hét, hung hăng, có thể tự làm bản thân và người khác bị đau…

Cảm xúc thường ổn định, biết tự kiềm chế bản thân nhiều hơn.

Giấc ngủ

Thường bị rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ trằn trọc, hay thức giấc quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.

Đêm ngủ rất ngon và gần như không bị rối loạn gì về giấc ngủ.

Ngôn ngữ

Thường biểu hiện chậm nói về số lượng từ đơn, từ kép, nói không rõ lời, chậm ngôn ngữ.

Ngôn ngữ phát triển bình thường theo đúng giai đoạn, độ tuổi của trẻ.

—————————————————————
🖥 Website: benhvienhanoi.vn

📄 Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

📞 Hotline: 1900 2345 29

📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn

🏬 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Rate this post

Viết một bình luận