Sự thật cần biết về các mô mỡ trong cơ thể

Mỡ thường được liên tưởng như một thành phần có hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Điều quan trọng là cần kiểm soát lượng mỡ dư thừa và cân nặng để ngăn ngừa bệnh tật và phát huy tốt đa lợi ích của mỡ.

1. Vai trò và phân loại mỡ trong cơ thể

Theo tiến sĩ Susan Fried, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Béo phì tại Đại học Boston, mỡ giúp dự trữ năng lượng để sử dụng khi đói và giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất.

Mỡ được phân loại như sau:

  • Dựa vào chức năng mà chia làm mỡ nâu và mỡ trắng.
  • Dựa vào cấu trúc các lớp mỡ mà chia làm mỡ dưới da và mỡ nội tạng.
  • Dựa vào vị trí chứa mỡ mà chia thành mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ mông, mỡ cổ, mỡ lưng, … Trong bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu mỡ bụng, mỡ đùi và mỡ mông, là những bộ phận chứa lượng mỡ nhiều nhất.

Mỡ nội tạng

2. Mỡ nâu

Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện mỡ nâu có nhiều ở người gầy hơn người thừa cân, béo phì và được sử dụng để đốt cháy calo. Cách tăng mỡ nâu hoặc kích thích mỡ nâu hoạt động là những phương pháp điều trị béo phì tiềm năng cần được nghiên cứu thêm.

Lượng mỡ nâu càng nhiều thì khả năng giữ ấm cơ thể càng cao. Do đó, trẻ em có khả năng giữ ấm tốt hơn người lớn. Mỡ nâu hoạt động mạnh hơn vào những tháng lạnh giá. Điều này dẫn đến hình thành ý tưởng ngủ trong phòng lạnh có tác dụng đốt cháy calo, giúp ích cho việc giảm cân.

Mỡ nâu gần với cấu trúc của khối cơ hơn mỡ trắng và có tác dụng đốt cháy mỡ trắng khi được kích hoạt. Cơ thể người gầy có lượng tế bào mỡ nâu vượt trội so với mỡ trắng. Một người có cân nặng 68kg có thể có 9 – 14kg mỡ, trong đó chỉ có 0,06 – 0,085kg mỡ nâu. Nếu kích thích tối đa 0,06kg mỡ nâu có thể đốt cháy 300 – 500 calo mỗi ngày, đủ để giảm 0,5kg cân nặng trong một tuần. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách nghiên cứu ra loại thuốc làm tăng mỡ nâu.

Mỡ nâu

Các nhà khoa học cũng đưa ra lời khuyên thuốc làm tăng mỡ nâu được sản xuất không có tác dụng chữa trị tất cả các vấn đề liên quan đến cân nặng. Nó được sử dụng kết hợp với chế độ ăn kiêngluyện tập thể thao để giảm cân hiệu quả.

3. Mỡ trắng

Trong cơ thể, mỡ trắng có hàm lượng vượt trội so với mỡ nâu. Chức năng của mỡ trắng là lưu trữ năng lượng và sản xuất hormone sau đó được tiết vào máu.

Các tế bào mỡ trắng giúp tạo ra một loại hormone tốt là adiponectin. Hormone này có tác dụng giúp gan và cơ thể nhạy cảm hơn với hormone insulin, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Khi thừa cân hoặc béo phì, adiponectin được sản xuất chậm lại hoặc ngừng hẳn khiến nhiều người mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch.

4. Mỡ dưới da

Mỡ dưới da được tìm thấy trực tiếp dưới da. Đó là lượng mỡ được đo bằng kẹp đo mỡ dưới da (skin-fold calipers), có tác dụng ước tính tổng lượng mỡ trong cơ thể.

Về mặt sức khỏe tổng thể, mỡ dưới da ở đùi và mông không gây hại mà còn mang lại một số lợi ích tiềm năng. Nguyên nhân gây ra bệnh tật không chỉ đến từ mỡ nội tạng, mà còn đến từ các tế bào mỡ dưới da ở bụng.

Mỡ dưới da

5. Mỡ nội tạng

Vòng eo lớn là dấu hiệu xác định có tồn tại mỡ nội tạng. So với các loại chất béo khác, mỡ nội tạng được cho là thành phần chính tạo điều kiện kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn góp phần gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, thậm chí là mất trí nhớ.

Theo nghiên cứu của Whitmer tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente ở Bắc California, mỡ nội tạng có mối liên hệ với chứng mất trí nhớ. Những người có bụng lớn nhất có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn những người có bụng nhỏ hơn. Nó đúng ngay cả với những người có mỡ bụng dư thừa nhưng tổng thể cân nặng bình thường.

Các nhà khoa học nghi ngờ leptin, một loại hormone do mỡ bụng tiết ra, làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở những người có mỡ bụng cao. Nó điều chỉnh cảm giác thèm ăn, khả năng học tập và trí nhớ.

6. Mỡ bụng

Mỡ bụng là loại chất béo không lành mạnh, cả mỡ bụng nội tạng và dưới da. Cách xác định chính xác nhất hàm lượng mỡ bụng là chụp CT scan. Người phụ nữ có chu vi vòng eo lớn hơn 90cm và nam giới lớn hơn 100cm có nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn.

Mỡ bụng gây hại sức khỏe nhiều hơn mỡ hông hoặc đùi. Đặc biệt là làm tăng tình trạng kháng insulin, gây tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ảnh hưởng xấu hơn đến lipid máu, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.

7. Mỡ đùi, mỡ mông

Mỡ đùimỡ mông tích tụ nhiều ở những phụ nữ có thân hình quả lê. Có nhiều bằng chứng cho thấy những người này ít có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa hơn người có chiếc bụng to. Tuy nhiên, đến giai đoạn mãn kinh, khi phụ nữ có xu hướng tích tụ nhiều mỡ ở bụng thì những lợi ích này cũng giảm dần.

Mỡ đùi

8. Giảm cân và giảm mỡ

Khi bạn đang trong quá trình giảm cân, bạn chủ yếu giảm mỡ trắng. Nếu tập thể dục cộng với chế độ ăn kiêng, bạn có xu hướng giảm một ít mỡ nội tạng từ bụng. Trong tương lai gần, các nhà khoa học sẽ khám phá nhiều hơn về mỡ và ứng dụng của nó trong việc giảm cân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng MyVinmec
để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và
đặt tư vấn từ xa qua video
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Rate this post

Viết một bình luận