Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép

Với khoa học, cá chép là một loài có nhiều điểm thú vị mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến. Cá chép thực chất có nguồn gốc từ biển, và chúng… sắp tuyệt chủng rồi

23 tháng Chạp âm lịch hàng năm lại là thời điểm nhà nhà cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời, kèm theo việc đi thả cá chép ra sông hồ đặng lấy “siêu xe” cho các ông di chuyển.

Nhìn chung thì năm nào chúng ta cũng đi thả cá, nhưng liệu bạn có thực sự hiểu về những con cá chép được thả chưa? Dưới góc nhìn của các nhà khoa học, cá chép là một loài vật có rất nhiều điểm thú vị đấy.

1. Cá chép thực chất có nguồn gốc từ biển, và chúng… sắp tuyệt chủng rồi

Có thể nhiều người không biết, nhưng loài cá chép chúng ta thường thấy ngày nay có nguồn gốc từ lưu vực biển Đen, biển Aral và biển Caspi. Từ đây, chúng bắt đầu lan ra Siberia, Trung Quốc, và trải rộng xuống phía Tây.

Người La Mã cổ là những cư dân đầu tiên của châu Âu nuôi cá chép – họ học được từ người Trung Quốc và Nhật Bản. Qua thời gian, nhờ vào các hoạt động của con người, cá chép xuất hiện ở gần như mọi địa điểm trên thế giới.

Là một loài vật ăn tạp và sinh sản nhanh, chúng tồn tại ở khắp nơi. Tuy nhiên, môi trường sống đầu tiên của chúng là 3 vùng biển nói trên thì gần như chẳng có bóng dáng của cá chép nữa.

2. Cá chép – quái vật ở nơi này, nhưng có giá triệu đô ở nơi khác

Cá chép có nhiều loài, trong đó có những loài cực quý, với giá trị lên tới cả triệu đô la như cá Koi của Nhật Bản.

Để sở hữu một chú cá Koi được xem là đẹp, bạn có thể phải tốn đến $20.000 (khoảng hơn 450 triệu đồng). Thậm chí, lịch sử đã từng ghi nhận trường hợp cá Koi được bán với giá 2,2 triệu đô – tức là gần 50 tỉ đồng, con số quá khủng khiếp cho một chú cá cảnh.

Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép ảnh 1

Cá chép Koi Nhật Bản.

Nhưng dù là cá Koi hay cá chép thông thường, điểm chung giữa chúng là khả năng sinh tồn cực kỳ mạnh. Chúng lại là loài ăn tạp và tương đối hung dữ, nên được xem là loài vật có khả năng xâm thực, gây nguy hiểm cho các loài bản địa nếu được đưa đến quốc gia khác.

Ví dụ như tại Úc, chính quyền địa phương thậm chí đã phải ra khuyến cáo không cho phép chủ nuôi cá vàng, cá Koi cảnh được thả chúng ra thiên nhiên. Lý do là vì khi thoát ra khỏi bể, chúng có thể biến thành những con quái vật khổng lồ, đe dọa sự tồn tại của những loài cá địa phương.


Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép ảnh 2 Cá Koi khổng lồ bắt tại Úc.

Cá Koi khổng lồ bắt tại Úc.

Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép ảnh 3 Còn đây là một con cá chép cảnh bình thường.

Còn đây là một con cá chép cảnh bình thường.

Thực chất, cá chép được liệt vào một trong những loài cá cỡ nhỏ. Nhưng có vẻ như quá trình tiến hóa đã giúp chúng phát triển mãnh liệt hơn phụ thuộc vào môi trường sống.

Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép ảnh 4

Thực chất, cá chép được liệt vào một trong những loài cá cỡ nhỏ.

Theo các nhà khoa học cho biết, cá chép không có một dạ dày thực thụ, mà ruột của chúng cũng đồng thời nhận nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn luôn. Chính vì thế, chúng có thể ăn liên tục, cơ thể cũng theo đó phát triển mạnh hơn nếu có đủ lượng thức ăn cần thiết.

Một con cá chép có thể ăn số thức ăn bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

4. Khả năng mạnh nhất của cá chép: nhảy cao

Một con cá chép cỡ lớn có thể nhảy vọt lên khỏi mặt nước tới 3m, đặc biệt là khi có tiếng ồn lớn phát ra xung quanh.

Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép ảnh 5

Chính vì thế mà những người đi thuyền tại sông Mississippi (Mỹ) luôn phải trong trạng thái cẩn trọng. Thử tưởng tượng đang nằm tắm nắng, bỗng một con cá chép nặng đến 10kg nhảy lên rơi vào mặt thì đúng thật là tai hại.

Có vẻ như chính vì khả năng này mà hình ảnh cá chép được gắn với truyền thuyết “vượt vũ môn hóa rồng” trong văn hóa của người Á Đông (cá chép phải vượt qua 3 đợt sóng lớn mới hóa được rồng).

5. Cá chép được xem là loài vật may mắn

Bất kể là người châu Á hay châu Âu, chúng ta đều thích cá chép. Vì từ xa xưa, loài vật này đã được cho là có thể mang lại may mắn.

Với văn hóa của người Á Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc, cá chép gắn liền với hình tượng của Quan Âm Bồ Tát. Các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá, vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu “Quan Âm Nam/Đông Hải”.

Còn với Thiên chúa giáo, truyền thống ăn cá vào thứ sáu bắt nguồn từ thần Freyja – nữ thần sinh sản, với biểu tượng là hình con cá.

Theo Theo Khoa học

Rate this post

Viết một bình luận