Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật tiếng việt lớp 1,2,3 – Rửa xe tự động

Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa nghĩa, nhiều lớp nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt từ chỉ sự vật được sử dụng rất nhiều cả trong văn viết và văn nói hàng ngày. Vậy, sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì?….Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

Sự vật là gì?

Định nghĩa sự vật là gì đã được giải đáp trong các chương trình học Tiếng Việt lớp 1, 2 và đi sâu tìm hiểu trong chương trình học lớp 3. Vậy, sự vật có nghĩa là gì? Sự vật là những danh từ chỉ con người, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng, khái niệm.

Sự vật là gì?

Trong từ điển tiếng Việt cũng nêu rõ khái niệm sự vật là cái gì. Sự vật là danh từ chỉ những cái tồn tại được nhờ nhận thức, có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác.

=> Tựu chung, sự vật là những thứ tồn tại hữu hình, có thể nhận biết được.

Đặc điểm của sự vật

  • Tồn tại được, nhận biết được

  • Phản ánh tính chất, hình ảnh

  • Mô phỏng cụ thể, xác thực được chủ thể thông qua thực tế khách quan

Từ chỉ sự vật là gì?

Từ chỉ sự vật là những danh từ có khái niệm bao quát, phản ánh về người, vật, hiện tượng hoặc đơn vị,….Từ đó, phản ánh được tính chất, hình ảnh hay quy mô phỏng rõ ràng về chủ thể; thông qua thực tế khách quan để được thể hiện trong ngôn từ biểu đạt.

Danh từ chỉ sự vật là gì?

Danh từ chỉ sự vật là danh từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật hay hiện tượng, tên địa danh, tên địa phương,…

Ví dụ: Bác sĩ, giáo viên, học sinh, máy tính, Hà Nội, tác phẩm, nắng, mưa,….

Phân loại danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ người

Là một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, chức vụ hay nghề nghiệp của một người.

Phân loại danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ đồ vật

Là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ: Thước, sách, vở, máy tính, cuốc, xẻng,….

Danh từ chỉ con vật

Danh từ chỉ con vật là những sinh vật tồn tại trên Trái Đất, phải kể đến như con bò, con chó, con chuột,…

Danh từ chỉ hiện tượng

Danh từ chỉ hiện tượng là các danh từ chỉ sự vật xảy ra trong không gian và thời gian. Đó có thể là các hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được và cảm nhận qua các giác quan.

Ví dụ về danh từ chỉ hiện tượng đó là mưa, nắng, sấm, bão, động đất,…. Các hiện tượng xã hội như chiến tranh, đói nghèo,…

Danh từ chỉ khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng giác quan như tinh thần, ý nghĩa,….Đây cũng là loại danh từ không chỉ vật thể, chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể.

Danh từ chỉ khái niệm dùng để biểu thị các khái niệm trừu tượng như đạo đức, thái độ, khả năng,….Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức của con người, không cụ thể hóa được.

Danh từ chỉ đơn vị

Là những từ chỉ đơn vị các sự vật, căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng, ta có thể chia danh từ thành các loại sau đây:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật nên còn còn là danh từ chỉ loại. Đó là các từ như con, cái, chiếc, mẩu, miếng, quyển,….

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, chất liệu,…Ví dụ như cân, yến, tạ, tấn,….

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Ví dụ như: bộ, đôi, cặp, dãy, tá, nhóm,….

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Giây, phút, tuần, tháng, mùa vụ,…..

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: Thôn, xóm, huyện, phường,….

Một số bài tập về sự vật, từ chỉ sự vật

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ sau:

“Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai.”

Gợi ý đáp án: Các từ chỉ sự vật đó là: tay em, răng, hoa nhài, tóc và ánh mai.

Bài tập 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau:

  1. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

  1. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

  2. Cánh diều như dấu “á”

Ai vừa tung lên trời.

  1. Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe.

Gợi ý đáp án:

  1. Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành

  2. Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch

  3. Cánh diều được so sánh với dấu “á”

  4. Dấu hỏi được so sánh như vàng tai tai nhỏ.

Bài tập 3: Xác định từ chỉ sự vật trong bài thơ sau:

“Mẹ ốm bé chẳng đi đâu

Viên bi cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi

Súng nhựa bé cất đi rồi

Bé sợ tiếng động nó rơi vào nhà

Mẹ ốm bé chẳng đòi quà

Bé thương mẹ cứ đi vào đi ra”

Gợi ý đáp án

Các từ chỉ sự vật đó là: mẹ, bé, viên bi, súng nhựa, quả cầu và quà.

Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết “Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật tiếng việt lớp 1,2,3” sẽ giúp ích bạn. Truy cập ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post

Viết một bình luận