Sủi cảo là gì? Phân biệt sủi cảo, há cảo và hoành thánh – Digifood

Sủi cảo là gì? Sủi cảo, há cảo, hoành thánh khác nhau ở điểm nào? Món ăn Trung Hoa từ lâu đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều thực khách Việt yêu thích. Nếu bạn đang tìm hiểu về món bánh sủi cảo Trung Hoa thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Hãy cùng Digifood tìm hiểu về sủi cảo và cách để làm món ăn ngon này nhé.

1. Sủi cảo là gì? Nguồn gốc sủi cảo

Để trả lời cho câu hỏi sủi cảo là gì, ta phải tìm về nguồn gốc của loại bánh. Sủi cảo hay còn được gọi là bánh chẻo, bánh tai, là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như là món ăn sáng nhẹ nhàng hằng ngày.

sui cao la gi petercat1311

sui cao la gi petercat1311

Ảnh: @petercat1311

Tại Trung Quốc, có nhiều câu chuyện về sự ra đời của loại bánh này. Nhiều người cho rằng, món sủi cảo được phát minh vào thời nhà Hán (năm 25 – 220 sau Công Nguyên) bởi Trương Trọng Cảnh – một thầy thuốc nổi tiếng thời bấy giờ. Món bánh này ban đầu được gọi là ‘tai mềm’ vì được ông dùng để chữa chứng ê buốt tai.

sui cao la gi

sui cao la gi

Ảnh: @normaltus

Khi trên đường về nhà vào mùa đông, Trương Trọng Cảnh thấy những người nghèo bị ê buốt tai vì không được ăn, mặc đầy đủ. Ông đã băm nhỏ thịt cừu hầm, ớt, một số loại thuốc làm ấm cho vào gói bột nhỏ luộc lên phát cho họ. Sau này mọi người học theo công thức bánh của ông để làm món bánh ‘tai mềm’ này.

Món bánh sủi cảo ngày nay thường bao gồm thịt băm, rau, tôm cuốn trong miếng bột cán mỏng. Sau đó, mép bột được ép chặt một cách khéo léo thành nếp. Tùy vào cách chế biến mà có 4 loại sủi cảo:

  • Sủi cảo luộc
  • Sủi cảo hấp
  • Sủi cảo chiên
  • Sủi cảo trứng

2. Phân biệt sủi cảo, há cảo và hoành thánh

Sủi cảo, há cảo, hoành thánh đều là những món bánh bắt nguồn từ Trung Quốc. Mỗi loại bánh đều có những điểm giống và khác nhau, một số người có thể am hiểu có thể phân biệt các loại bánh bằng mắt, nhưng vẫn nhiều người chưa phân biệt được 3 loại bánh trên. Sau đây là một số điểm giống và khác của sủi cảo, há cảo, hoành thánh:

Vỏ bánh
Nhân
Cách nấu

Sủi cảo
Bột mì
Thịt băm, tôm nguyên
Luộc, chiên, hấp

Há cảo
Bột tàn mì, bột năng
Thịt băm, tôm băm
Luộc, chiên, hấp

Hoành Thánh
Bột mì, trứng gà
Thịt băm
Luộc, chiên

Món Trung Hoa cooky.vnMón Trung Hoa cooky.vn

Ảnh: cooky.vn

3. Cách chế biến sủi cảo chiên nước 

Chuẩn bị nguyên liệu

Phần vỏ sủi cảo:

  • 200 gam bột mỳ
  • 100 – 130 ml nước
  • 1 thìa cà phê muối
  • 50 gam bột bắp

Phần nhân:

  • 300 gam thịt lợn xay
  • 300 gam tôm
  • 1 quả trứng gà
  • 6 lá cải thảo non
  • Hành lá
  • 1 muỗng nước mắm
  • 1 muỗng xì dầu
  • 1 muỗng dầu hào
  • 1 muỗng dầu vừng
  • 1 nhành gừng
  • 1 thìa cà phê hạt tiêu

Các bước thực hiện

Bước 1: Nhào bột

  • Đong đủ lượng bột mì cho vào tô
  • Hòa 1 thìa cà phê muối vào 130 ml nước ấm
  • Đổ từ từ nước đã hòa vào tô bột, đồng thời dùng phới trộn đều
  • Lấy khối bột đổ ra mặt phẳng rộng, nhồi bột trong 15 phút. Nhồi cho đến khi bột nhẹ tay, sờ vào nhẵn đều, không bị ướt hay khô quá
  • Dùng màng bọc thực phẩm đậy lại, để bột nghỉ trong vòng 30 phút

Bước 2: Nhân bánh sủi cảo là gì? Chuẩn bị nhân

  • Gừng đập dập băm nhỏ. Rau mùi, hành lá thái nhỏ. Lá cải thảo rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, để ráo nước, thái nhỏ.

  • Cho tất cả nguyên liệu phần nhân vào âu trộn đều, rắc thêm 1 chút hạt tiêu.

Bước 3: Vỏ bánh sủi cảo

  • Cho khối bột đã nghỉ lên mặt phẳng rộng, sạch sau đó rải lớp bột bắp mỏng lên
  • Cắt khối bột thành 4 phần bằng nhau, lăn thành hình trụ dài
  • Mỗi trụ sau đó cắt thành 8 miếng bằng nhau
  • Lấy từng miếng bột vo trong lòng bàn tay, ấn dẹt rồi dùng cán bột cán mỏng miếng bột thành hình tròn. Lưu ý là cán để phần giữa dày hơn phần mép
  • Làm lần lượt cho đến khi hết bột.

Vỏ bánh

Vỏ bánh

Ảnh: Sưu tầm

Bước 4: Sủi cảo là gì? Gói sủi cảo

  • Lấy thìa xúc một lượng nhân vừa đủ cho vào giữa vỏ bánh
  • Gấp đôi miếng bột lại, sau đó xếp gối các nếp bột lên nhau theo hướng từ trong ra ngoài

sui cao la gi goi sui cao

sui cao la gi goi sui cao

Ảnh: Sưu tầm

Để bánh không bị bung hay hở viền khi nấu bạn có thể chấm đầu ngón tay vào bát nước rồi quét vào mép bánh trước khi gấp. Bên cạnh cách gấp gối lên nhau, cũng có nhiều cách gói khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm để cho ra những chiếc bánh đẹp mắt.

  • Xem thêm:

    Nấm Kefir là gì? Có tốt không?

Bước 5: Sủi cảo chiên nước

Bên cạnh các cánh chế biến truyền thống như hấp, luộc, sủi cảo chiên nước là cách chế biến được nhiều người yêu thích. Bởi vì, sủi cảo chiên nước giúp lớp vỏ bánh vừa có độ giòn, lại vừa mềm mại, mọng nước.

sui cao la gi chien

sui cao la gi chien

Ảnh: Sưu tầm

  • Phết một lớp dầu ăn lên chảo chống dính, đợi chảo nóng
  • Xếp bánh vào chảo, chiên tròng vòng 2 phút đến khi mặt dưới vàng giòn
  • Sau đó, đổ nhanh tay 100 ml nước sôi vào chảo, đậy nắm lại. Tiếp tục chiên bánh trong 5 phút với lửa vừa cho đến khi nước trong chảo cạn hết

Bước 6: Sủi cảo là gì? Hoàn thành món sủi cảo

Cuối cùng bạn chỉ việc xếp bánh ra dĩa. Bánh sủi cảo chiên nước có phần đáy vàng giòn, lớp trên được hấp hơi nước vẫn giữ được sự mềm mại. Bạn có thể ăn bánh không, hoặc pha nước chấm từ nước tương, giấm, ớt, chút hành lá.

sui cao la gi sui cao chien

sui cao la gi sui cao chien

Ảnh: Sưu tầm

4. Sủi cảo là gì? Đi đâu để ăn sủi cảo ngon?

Nếu bạn không giỏi việc bếp núc thì có thể tham khảo một số địa chỉ ăn sủi cảo ngon tại Hà Nội:

  • Đệ nhất sủi cảo Đông Bắc – G22 Huỳnh Thúc Kháng
  • Sủi cảo nhân thịt hẹ – A Đào Chiêm Bao
  • Sủi Cảo Đài Loan – 17 Đại La, Hai Bà Trưng
  • Sủi cảo – 102 Nguyễn Thái Học, Đống Đa
  • Sủi cảo, há cảo – Quán Ăn Hàn Trung 88 – 98 Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy

sui cao la gi 1

sui cao la gi 1

Ảnh: @normaltus

Với bài viết trên, Didifood tin rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc sủi cảo là gì? Món sủi cảo hấp dẫn, thơm ngon cực phù hợp cho những ngày bạn ngán dầu mỡ, muốn có một bữa ăn nhẹ nhàng. Nếu bạn thích nấu nướng, hãy thử vào bếp và làm món sủi cảo thật ngon và hấp dẫn nhé.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Viết một bình luận