Với một thời đại mới đang mở ra trước mắt chúng ta, cùng với đó là sự phát triển đi lên vượt bậc trong xã hội mà ta có thể thấy rõ nhất chính là sự bùng mỏ mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính vì thế, không khó để hiểu rằng, muốn phát triển đất nước, muốn đất nước đi lên thì trước tiên phải phát triển được kinh tế. Kinh tế có tốt thì đất nước mới lớn mạnh và phát triển được, có thể coi kinh tế chính là nền móng của một quốc gia.
Trong thời kì phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, thì nguồn lực để phục vụ cho ngành nghề này vẫn luôn là một vấn đề gây đau đầu trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn cứ vậy mà xuất hiện, nhưng lại thiếu nguồn nhân sự thì khó có thể mà trụ vững được. Vì vậy, đòi hỏi lớn nhất bây giờ chính là nguồn nhân lực cho ngành kinh tế. Đặc biệt là với các ngành kinh doanh hiện nay, một trong những ngành đang càng trở nên thu hút các bạn trẻ. Vậy để theo nghề kinh doanh thì cần học những ngành gì? Hãy cùng viecoi.vn tìm hiểu nhé!
Thích kinh doanh nên học ngành gì
Nếu các bạn yêu thích kinh doanh, muốn trở thành một nhân viên kinh doanh, thì nên theo học ngành quản trị kinh doanh tại các trường đào tạo trên cả nước. HIện tại còn rất nhiều trường vẫn xét tuyển ngành này nên cơ hội học tập của bạn là rất cao. Còn nhìn phiến diện thì yêu thích kinh doanh, các bạn còn có thể theo học mảng Marketing là tốt nhất. Ở ngành này, bạn có thể tìm hiểu từ đầu của hoạt động bán hàng đến bước cuối cùng là bán sản phẩm, quá trình kinh doanh là một quá trình thực tiễn và dài hạn. Sau đây, hãy nhìn sâu hơn về 2 ngành này nhé!
1. Ngành Quản trị Kinh doanh
Đây là một ngành học liên quan đến công việc của một quản lý hoạt động trong một công ty, tập đoàn hay một tổ chức nào đó. Bên cạnh các việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh, ở ngành này, bạn còn làm việc của một nhà quản lý trong kinh doanh, đó là đề ra các phương án, giải pháp lý tưởng để công việc kinh doanh của tổ chức được hiệu quả hơn.
Đây cũng là công việc được công nhận là tốn nhiều chất xám và phải duy trì nó liên tục mới có thể giữ được một hệ thống trơn tru, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Có khả năng về quản lý và đam mê kinh doanh là một trong những yếu tố giúp bạn xác định được đúng hướng đi cho mình, nhưng cũng đừng quá lơ là và chủ quan, vì trên thực tế kinh doanh không phải là một công việc dễ làm.
2. Ngành Marketing
Học ngành này giúp chúng ta có những kỹ năng cần thiết với công việc kinh doanh. Nó bao gồm tất cả những hoạt động hướng tới khách hàng, thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng bằng việc thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm với khách hàng và phát triển thương hiệu. Ngành này sẽ bổ sung cho bạn nhưng yếu tố giúp bạn thu hút được khách hàng, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn, nhằm đem đến doanh thu cao, nó có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thành công trong kinh doanh của bạn.
Các sinh viên yêu thích kinh doanh khi theo học ngành Marketing sẽ được trang bị các kiến thức về kỹ năng kinh doanh, marketing như sau: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu giá cả thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ cùng khách hàng, tổ chức phân bố sản phẩm, định giá lại mặt hàng sản phẩm, quảng bá cho thương hiệu, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng,…
Nếu bạn thực sự yêu thích và đam mê kinh doanh thì có thể theo học ngành Marketing và sau đó hãy thử sức với một số sản phẩm. Bạn có thể thử kinh doanh online vào lúc rảnh rỗi, áp dụng những kỹ năng mình đã học được và tự áp đặt doanh số kinh doanh cho bản thân,.. Đó là một trong những bước đệm trong tương lai của bạn.
Định hướng nghề nghiệp khi muốn theo học kinh doanh
Trước hết, hãy xem xét các yếu tố, khi xem xét các yếu tố để chọn ra được cho mình ngành học thì trước tiên cần ưu tiên sở thích, ưu tiên sở thích lên hàng đầu. Còn khá nhiều bạn trẻ băn khoăn và do dự không biết mình có thực sự thích ngành nghề đó hay không, không biết bản thân muôn gì, muốn học nghanh nghề gì… Đây là điều khá phổ biến với các bạn học sinh cấp ba, đặc biệt là những bạn cuối cấp. Các bạn chưa có một sự định hướng cũng như tư vấn, hoặc trải nghiệm của chính bản thân các bạn còn quá ít để có thể hiểu rõ được chính sở thích và đam mê của mình. Thật là đáng tiếc nếu các bạn lựa chọn sai ngành nghề, vì tôi hiểu được rằng học thứ mình không yêu thích nó sẽ rất mau chán nản và khó khăn, dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng, nản chí, kết quả không đi đến đâu và không có được một công việc phù hợp. Ngược lại với điều đó, nếu bản thân bạn biết rõ mình là người thích cái gì, bạn sẽ dễ dàng theo nó đến cùng, dành thời gian cho nó và tâp chung chịu khó trau dồi kiến thức cho bản thân.
Nếu còn chưa xác định được rõ sở thích và đam mê của bản thân, hoặc trong tâm trí của bạn đã xác định được rồi nhưng có một lựa chọn đúng đắn hơn, đó là bạn nên để ý đến yếu tố của bản thân mình, xác định khả năng thực tế của bản thân. Đó là những tố chất đã có sẵn trong con người bạn, có thể đó là sự hiểu biết, sự chăm chỉ và tỉ mỉ, sự thông minh, cẩn thận hay sáng tạo với nhiều năm kinh nghiệm làm “cán bộ lớp”, thích chỉ huy và dẫn dắt mọi người… bạn hoàn toàn có thể dùng những đặc điểm đó để tự đánh giá bản thân mình xem có phù hợp với ngành nghề hay không. Vì chỉ thích kinh daonh thôi chưa đủ, bạn cần phải có tố chất nữa. Và nếu như đã có đủ cả sở thích và tố chất của bản thân thì bạn chỉ cần rèn luyện thêm cho mình để có thể theo đuổi được đúng đam mê và sở thích của bản thân.
Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh?
1. Cử nhân ngành Marketing
Sau khi học xong, các của nhân của nganh Maketing có thể làm việc tại hầu hết tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình kinh tế khác nhau và cũng có thể làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, giảng dạy về lĩnh vực đào tạo ngành nghề Maketing.
Tại các doanh nghiệp lớn, sau khi ra trường với chuyên ngành Maketing bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí thuộc phòng kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận Maketing, bộ phận bán hàng và nhiều công việc khác có liên quan đến chuyên ngành.
Tùy theo năng lực và sở thích để các bạn có thể chọn công việc của mình.
2. Cử nhân quản trị kinh doanh
Với những bạn là cử nhân ngành quản trị kinh doanh, sau tốt nghiệp bạn có thể đảm nhiệm những công việc như sau:
-
Chuyên viên hoạch định chiến lược tại phòng kinh doanh, phòng marketing.
-
Chuyên gia luôn đi tư vấn tại phòng ban và hỗ trợ giao dịch khách hàng của các công ty tài chính trên cả nước.
-
CEO – Giám đốc điều hành tại các chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp, công ty trong nước,…
-
Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học và Cao Đẳng hay cơ sở đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trên cả nước.
Tùy theo năng lực và sở thích để các bạn có thể chọn công việc của mình. Nhìn chung nếu bạn đã nhìn rõ được đam mê trong con người mình và khả năng của bản thân mình đang ở vị trí này thì đừng ngần ngại gì mà hãy theo đuổi nó. Chính sở thích và đam mê là một nguồn động lực to lớn giúp bạn kiên trì với công việc đến cùng và vượt qua mọi khó khăn để đến với thành công.
TỔNG HỢP CẨM NANG XIN VIỆC NGÀNH KINH DOANH
MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH
g tìm kiếm công việc bán hàng / kinh doanh phù hợp nhé !
Viecoi.vn: Tìm việc làm – Đăng tin tuyển dụng miễn phí