Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra khuyến cáo về tình trạng của đại dịch Ebola, đó là: Ngoài tầm kiểm soát.
1. Ebola là gì?
Ebola là loại virus đã gây ra bệnh Sốt xuất huyết được phát hiện lần đầu tiên tại Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Virus được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là virus Ebola. Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%.
Cơ chế của loại virus này là can thiệp vào khả năng làm đông máu của cơ thể cũng như ảnh hưởng đến các lớp niêm mạc của mạch máu trong cơ thể người bệnh. Kết quả là các tiểu huyết cầu của chúng ta không thể thực hiện chức năng làm đông máu, dẫn đến sốc giảm thể tích và cuối cùng là cái chết. Căn bệnh này được ví như căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS nhưng với tốc độ lan truyền nhanh hơn nhiều.
2. Nguồn lây
Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, virus lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như Tinh tinh, Gôrila, Dơi ăn quả, Khỉ, Linh dương và Nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
3. Triệu chứng của bệnh
Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày và xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị xuất huyết nội và ngoại như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu từ màng nhầy. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8 – 10 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây và bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
4. Cách phòng bệnh và điều trị
Hiện tại chưa có thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực bằng việc bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch thì tỷ lệ khỏi bệnh là 40%.
Để kiểm soát sự lây truyền của virus, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo. Vậy nên cách để phòng tránh lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh Ebola, ta cần:
Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành
Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Tránh ăn thịt động vật hoang dã cũng như các loại thịt sống, di chuyển tới những vùng đang có dịch.
PARA-OPC 250mg
PARA-OPC 150mg
PARA-OPC 80mg
(PARA-OPC – Điều trị các triệu chứng sốt, đau nhức như : nhức đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau do vận động.)
VITAMIN C1000
(Phòng và điều trị bệnh Scorbut và các chứng chảy máu do thiếu Vitamin C.
Tăng sức đề kháng của cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn.)
LINH CHI SÂM
(Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu.)