Công nghệ thực phẩm, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất/chế biến thực phẩm.Đồng thời, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo ra nguyên liệu, sản phẩm mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học,…Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng về cơ sở hóa học, vi sinh vật, hóa học thực phẩm, các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm, phân tích hóa học, sinh học chuyên sâu, quản lý chất lượng và luật thực phẩm, quản trị chất lượng thực phẩm, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề chuyên môn, kiến thức chuyên sâu để xử lý các tình huống, các sự cố phức tạp trong ngành Công nghệ thực phẩm.Đồng thời, sinh viên được đào tạo các kiến thức về quản lý, quản trị và điều hành hoạt động chế biến/sản xuất; thiết kế thí nghiệm trên các phần mềm, tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
bảo quản và kiểm soát chất lượng thực phẩm
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị những kiến thức chuyên sâu về chế biến,bảo quản và kiểm soát chất lượng thực phẩm
2. Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống (Bia, rượu, nước giải khát, thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; Làm việc trong các phòng quản lý An toàn, vệ sinh thực phẩm của các trung tâm y tế dự phòng, Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương,…
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm
phân tích độc tố gây mất an toàn trong nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
Một số vị trí công việc cụ thể:
- Cán bộ đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
- Cán bộ kiểm soát chất lượng nguyên liệu (Quality Control)
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Research & Development)
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm (Food technology engineer)
- Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
- Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
- Kỹ thuật viên sản xuất (Production technician)
- Cán bộ phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
- Cán bộ vận hành máy (Machine operator)
- Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
- Nhân viên kinh doanh (Salesman),…
Công nghệ thực phẩm, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất/chế biến thực phẩm.Đồng thời, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo ra nguyên liệu, sản phẩm mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học,…Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta.Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống (Bia, rượu, nước giải khát, thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; Làm việc trong các phòng quản lý An toàn, vệ sinh thực phẩm của các trung tâm y tế dự phòng, Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương,…