Ba mẹ nào có con biếng ăn chắc chắn sẽ phải đau đầu thường trực. Việc thiết kế thực đơn cho trẻ cũng như tìm các phương pháp điều trị biếng ăn ở trẻ em luôn luôn không phải là vấn đề đơn giản.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, biếng ăn hay chán ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn 1/2 so với khẩu phần ăn theo tuổi hoặc thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút. Biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu bố mẹ thắc mắc về cách thiết kế thực đơn cho bé sao cho khoa học thì nên tham khảo các hướng dẫn dưới đây.
Nguyên tắc thiết kế thực đơn
Dựa trên tháp dinh dưỡng
Khi thiết kế thực đơn cho trẻ, bạn nhất thiết phải căn cứ trên tháp dinh dưỡng và cân đối các nhóm thực phẩm. Không nên quan niệm thực đơn gồm nhiều thịt cá hay đồ bổ dưỡng nói chung là tốt, điều quan trọng nhất là phải đủ chất và cân bằng các nhóm dinh dưỡng.
Đa dạng món ăn
Bạn nên thay đổi món ăn liên tục để bé cảm thấy mới lạ. Không nên chiều trẻ bằng cách cho bé ăn liên tục một món yêu thích, điều này có thể làm bữa ăn của bé mất cân đối không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Bạn có thể sáng tạo ra nhiều món mới lạ, cách nấu mới lạ để khám phá thêm nhiều món mà trẻ thích.
Trang trí đẹp mắt
Bạn đừng nghĩ chỉ có người lớn mới bị hấp dẫn bởi các món ăn trang trí đẹp mắt. Hãy dành thời gian để thu hút sự chú ý của trẻ bằng các trang trí món ăn bắt mắt. Chẳng hạn, sử dụng cơm để trang trí hình người, các loại trái cây cắt tỉa trang trí thêm sinh động.
Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn vặt, hạn chế các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ gây khó tiêu cho trẻ, thức ăn ứ đọng lại làm mất cảm giác ngon miệng nên sẽ tạo thành vòng lẩn quẩn giữa biếng ăn và thức ăn tích trệ hoàn toàn không tốt cho bé. Hãy giúp bé tập trung vào bữa ăn và không chơi đồ chơi cũng như xem màn hình điện tử. Nên tập luyện cho trẻ tự xúc ăn giúp bé cảm nhận thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa có nguồn gốc từ dược liệu để giúp bé tiêu hóa tốt hơn, giảm chứng tích thực hiệu quả hơn, từ đó ăn ngon miệng hơn.
Gợi ý một số món ăn
Đối với trẻ 3 tuổi, cần cho trẻ ăn 5 bữa ăn/ngày. Trong đó, 2 bữa chính (trưa và chiều) nên cho trẻ ăn cơm, cho bé uống sữa 2 – 3 lần/ngày. Lượng thịt mỗi bữa ăn khoảng 10g là đủ nhu cầu của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo thực đơn cho trẻ biếng ăn dưới đây.
Bữa sáng
Bữa trưa
Bữa xế
Bữa chiều
Bữa tối
Sữa đậu nành/ sữa bò
Bánh mì kẹp phô mai
Cơm
Đậu + thịt + trứng chiên
Canh cua mồng tơi rau đay
Chuối
Súp thịt bò khoai tây
Cơm
Thịt bò xào giá
Canh rau ngót nấu thịt
Hồng xiêm
Cháo trứng
Cháo thịt bằm
Chuối
Cơm
Thịt viên sốt cà
Canh rau ngót nấu thịt nạt
Quýt ngọt
Sữa
Bánh gato
Cơm
Thịt rim nước mắm
Canh cải nấu cá
Chuối tiêu
Chao gan
Cháo thịt gà
Quýt ngọt
Cơm
Cá sốt cà chua
Canh cải nấu tôm
Xoài chín
Cháo đậu + bí đỏ
Cơm
Đậu hũ dồn thịt
Su su xào thịt
Đu đủ
Cháo lươn
Tham khảo: Viện dinh dưỡng
Điều trị biếng ăn cho trẻ
Nếu sau khi bạn đã áp dụng nhiều thực đơn khác nhau, trang trí thức ăn đã vô cùng sáng tạo nhưng vẫn không thể giúp bé ăn một cách thèm thuồng, có thể bé cần dùng thuốc điều trị biếng ăn để lấy lại cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Trên thị trường hiện nay, để điều trị biếng ăn cho trẻ có 2 loại thuốc. Nhóm tân dược có tác dụng kích thích thèm ăn (cystein, cyproheptadine…) tác động trực tiếp đến trung khu thần kinh trung ương gây cảm giác thèm ăn nên hiệu quả nhanh nhưng kém bền vững. Nhóm dược liệu theo nguyên lý y học cổ truyền tác động lên tỳ vị giúp điều hòa hoạt động của các tạng phủ của cơ thể, lại vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa nên vừa trị chứng vừa trị gốc rất hiệu nghiệm. Do cơ chế của nhóm dược liệu trị biếng ăn gián tiếp thông qua bồi bổ tỳ vị nên hiệu quả trên làm sàng chậm hơn nhưng an toàn hơn và bền vững hơn. Đặc biệt, sử dụng thuốc điều trị biếng ăn từ dược liệu rất phù hợp với xu hướng ưu chuộng các sản phẩm thân thiện thiên nhiên trong giai đoạn hiện nay.