Tiết diện dầm bê tông cốt thép
Tiết diện chữ T dầm bê tông cốt thép
Dầm được đúc liền khối với bản sàn, một phần của bản cũng làm việc với dầm tạo ra tiết diện chữ T gồm phần cánh và phần sườn.
Chiều dày của cánh là hr bằng chiều dày của bản. Chiều cao tiết diện h là bao gồm cả hf. Bề rộng cánh b được lấy như sau:
- Khi cả hai bên dầm đều có bản thì: bf=b+2.sf ( với sf: Là độ vươn của cánh )
- Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 5574-2012 lấy sf không lớn hơn 1/6 nhịp tính toán của dầm và còn cần tuân theo điều kiện sau:
- Khi có dầm ngang hoặc khi hf>0,1h: sf không lớn hơn khoảng cách thông thủy giữa hai dầm dọc ( dầm dọc là dầm đang xét ).
- Khi không có dầm ngang hoặc khi khoảng cách giữa chúng lớn hơn khoảng cách giữa các dầm dọc và khi hf<0,1.h thì sf<=6.hf
- Theo tôi, trong kết cấu sàn sườn toàn khối thì chỉ nên lấy hf<=6.hf cho mọi trường hợp dầm sàn và dầm chính.
Chiều cao làm việc
Đặt ho là chiều cao làm việc ( hoặc chiều cao có ích ) của tiết diện, là khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo As đến mép chịu nén: ho=h-ao
ao là chiều dày lớp đệm, là khoảng cách từ trọng tâm As đến mép vùng kéo
Trong dầm có thể đặt cốt thép dọc As thành 1 hoặc nhiều hàng, tùy trường hợp mà xác định ao.
Với tiết diện chịu momen âm As đặt ở phía trên, với momen dương As ở phía dưới
Khi cốt thép chỉ đặt thành 1 hàng ao=c+0,5.ø với c là chiều dày lớp bảo vệ
Khi đặt cốt thép thành nhiều hàng với diện tích các hàng là As1, As2,…khoảng cách từ trọng tâm mỗi hàng tới mép vùng kéo là a1,a2,…. thì có thể tính a0 theo công thức lí thuyết:
Nội dung và số liệu tính toán cốt thép dầm bê tông cốt thép
Các nội dung tính toán cốt thép dầm bê tông
Dầm cần được tính toán cốt thép dọc để chịu momen và cốt thép ngang để chịu lực cắt.
Khi tính toán cốt thép dọc cần phân biệt momen âm và momen dương để có cách tính khác nhau, cũng cần biết momen được tính theo sơ đồ đàn hồi hay sơ đồ dẻo để lấy hệ số hạn chế chiều cao vùng nén khác nhau
Cốt thép ngang trong dầm chủ yếu là cốt thép đai, ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt có thể thêm cốt thép xiên
Tính toán cốt thép cho dầm có thể có một số phương pháp khác nhau. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày cách tính toán cốt thép dầm theo TCXDVN 5574-2012 dựa trên phương pháp trạng thái giới hạn
Số liệu để tính toán
Nội lực của dầm được lấy theo kết quả tính toán đã trình bày ở bài viết ” Nội lực dầm sàn ” và bài viết ” Nội lực dầm chính “
Kích thước hình học của tiết diện đã được chọn sơ bộ theo nội dung trong bài viết nội lực dầm sàn
Cường độ tính toán của bê tông Rb và Rbt được tra ở bảng
Cường độ tính toán của cốt thép Rs và Rsc được tra ở bảng
Hệ số hạn chế chiều cao vùng nén ξr hoặc ξd được tra ở bảng
Tính toán cốt thép dọc dầm bê tông
Các trường hợp tính toán
Tùy theo momen là dương hay âm mà lấy tiết diện tính toán khác nhau. Tiết diện chữ T có cánh ở phía trên, với momen âm cánh nằm trong vùng kéo do đó bỏ qua phần vươn của cánh chỉ tính ttheo tiết diện chữ nhật bxh
Với momen dương cánh nằm trong vùng nén, tính theo tiết diện chữ T có bề rộng cánh bf
Khi momen được tính theo sơ đồ đàn hồi cần tra hệ số hạn chế chiều cao vùng nén ξr còn khi tính theo sơ đồ dẻo tra hệ số ξd
Phân biệt hai trường hợp
- Tiết diện đặt cốt thép đơn
- Tiết diện đặt cốt thép kép
Tiết diện đặt cốt thép đơn khi trong tính toán chỉ kể đến cốt thép chịu kéo As, cốt thép đặt trong vùng nén chỉ được xem là cốt thép cấu tạo
Tiết diện đặt cốt thép kép khi trong tính toán kể đến cốt thép chịu kéo As và cốt thép chịu nén As’
Sau đây tôi sẽ đi chi tiết vào từng trường hợp tính toán để bạn có thể hiểu rõ cách tính cho những trường hợp này.
Tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn
Số liệu
- Biết M, b, h, chủng loại vật liệu. Giả thiết ao để xác định ho.
- Thông thường giả thiết ao=(0,06-0,12).h
- Tra bảng để tìm Rb, Rs và hệ số ξr hoặc ξd
Tính toán
- Đặt ξ=x/ho với x là chiều cao vùng chịu nén
- Từ α ta sẽ tính ra được hệ số ξ theo công thức
- Kiểm tra hệ số ξ:
- Với momen tính theo sơ đồ đàn hồi: ξ<=ξr
- Với momen tính theo sơ đồ dẻo: ξ<=ξd
- Giá trị bé nhất của ξr và ξd bằng 0,3 ứng với αm=0,255. Vì vậy khi tính được αm <0,255 thì khoogn cần kiểm tra ξ
- Khi điều kiện về ξ được thỏa mãn, tính γ=1-0,5.ξ ( với γ là hệ số cánh tay đòn nội lực. Cũng có thể từ αm tra ra γ theo công thức:
- Tính diện tích cốt thép As theo công thức:
Xử lí kết quả
- Tính tỉ lệ cốt thép theo công thức:
- Điều kiện hạn chế cốt thép tối thiểu là: μ>=μmin
- Tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005 quy định μmin=0,0005=0,05%. Theo tôi μmin như vậy quá bé, đề nghị tăng μmin lên, lấy bằng 0,001=0,1%
- Nếu xảy ra μ<μmin chứng tỏ kích thước tiết diện quá lớn, nếu có thể thì rút bớt để tính toán lại. Khi vẫn giữ nguyên tiết diện thì phải lấy cốt thép theo yêu cầu tối thiểu là As=μmin.b.ho
- Sau khi chọn và bố trí cốt thép ( chiều dày lớp bảo vệ c, số lượng và đường kính trong mỗi hàng,…) cần kiểm tra khoảng hở của cốt thép ( theo điều kiện cấu tạo xem chi tiết cách kiểm tra ở những bài tiếp theo ) và tính toán lại giá trị chiều dày lớp đệm ao
- Khi ao thực tế nhỏ hơn ao đã giả thiết thì kết quả thiên về an toàn. Khi ao thực tế lớn hơn ao đã giả thiết một cách đáng kể ( làm cho ho giảm xuống ) thì cần tính toán lại với ao mới.
Trường hợp đặc biệt
- Khi điều kiện ξ<=ξr ( theo sơ đồ đàn hồi ) và ξ<=ξd ( theo sơ đồ dẻo ) không được thỏa mãn chứng tỏ kích thước tiết diện quá bé. Nếu được thì nên tăng kích thước hoặc tăng cấp bê tông ( nhằm tăng Rb ) để tính toán lại. Khi không thể tăng như vừa nêu thì chuyển sang tính toán tiết diện đặt cốt thép kép.
Tiết diện chữ nhật đặt cốt thép kép
Tiết diện chịu momen âm được thể hiện như hình dưới
Có thể gặp 1 trong hai bài toán:
- Tính toán cả cốt thép A’s và As
- Tính toán cốt thép As khi đã biết As’
Bài toán tính As’ và As
Khi biết M và kích thước tiết diện trước hết tính toán theo trường hợp cốt đơn với công thức
Khi điều kiện ξ<=ξr ( theo sơ đồ đàn hồi ) và ξ<=ξd ( theo sơ đồ dẻo ) không thỏa mãn thfi chuyển sang tính cốt thép kép.
Tuy vậy cũng chỉ nên tính toán khi thỏa mãn điều kiện αm<=0,5. Nều αm>0,5 chứng tỏ kích thước tiết diện quá bé, cần thiết phải tăng lên.
Giá trị chiều dày lớp đệm a’. Tự chọn 1 giá trị x thỏa mãn biểu thức
Tính As’ theo công thức bên dưới được kết quả As’>0
Tính As theo công thức bên dưới
Rsc: Cường độ tính toán về nén của cốt thép. Với các cốt thép thông thường Rs<=400MPa thì Rsc=Rs
Sau khi chọn và bố trí cốt thép cần kiểm tra lại ao, a’ và khoảng hở của cốt thép
Bài toán tính As khi biết A’s
Có thể biết trước A’s bằng cách chọn trước, ví dụ kéo cốt thép giữa nhịp vào gối. Lúc này A’s và a’ đã biết. Giả thiết ao để tính ho
Từ αm ta sẽ tính ra được hệ số ξ theo công thức
Tính x=ξ.ho và kiểm tra theo điều kiện
Khi điều kiện này thỏa mãn thì tính As theo công thức
Nếu xảy ra x>ξd.ho ( hoặc ξr.ho) chứng tỏ A’s đã chọn là chưa đủ, cần chọn tăng A’s rồi tính lại hoặc tính A’s theo công thức:
Nếu xảy ra x<2.a’ kể cả trường hợp αm<0 chứng tỏ A’s đã chọn quá lớn, nếu được thì giảm A’s để tính toán lại. Khi không thể giảm A’s thì tính As theo công thức bên dưới
Trong đó cánh tay đòn nội lực Z được lấy bằng trị số lớn hơn trong hai trị số Za và Zb
Tiết diện chữ T
Với momen dương tính toán theo tiết diện chữ T có cánh trong vùng nén. Sơ đồ tiết diện như hình dưới
Xét hai trường hợp: Trục trung hòa qua cánh và qua sườn. Để phân biệt cần tính momen phân giới Mf
Trục trung hòa qua cánh
Thể hiện bởi x<hf. Điều kiện để trục trung hòa qua zánh là M<Mf. Lúc này tính toán theo tiết diện chữ nhật có bề rộng bf
Dùng công thức bên dưới để tính αm ( trong đó thay b bằng bf )
Tính γ theo công thức dưới
Và tính As theo công thức:
Trục trung hòa qua sườn
Thể hiện bởi x>hf. Điều kiện là M>Mf. Lúc này tính αm theo công thức:
Tính ξ theo công thức bên dưới
Kiểm tra ξ theo điều kiện:
- Với momen tính theo sơ đồ đàn hồi: ξ<=ξr
- Với momen tính theo sơ đồ dẻo: ξ<=ξd
Khi ξ thỏa mãn điều kiện trên thì tính As theo công thức:
Trường hợp đặc biệt:
- Nếu ξ không thỏa mãn điều kiện trên chứng tỏ kích thước tiết diện quá bé, cần tăng kích thước để tính lại hoặc chuyển sang tính toán tiết diện chữ T đặt cốt thép kép. Trường hợp này hầu như không xảy ra đối với dầm của kết cấu sàn, nên ở đây tôi sẽ không trình bày.
Cấu tạo cốt thép đai cho dầm bê tông cốt thép
Trong dầm cần đặt cốt thép đai ôm lấy toàn bộ cốt thép dọc, liên kết với chúng tạo thành khung cốt thép vững chắc.
Đường kính tối thiểu của cốt thép đai lấy bằng 5mm khi chiều cao tiết diện dầm h<=800mm, 8mm khi h>800mm
Cốt thép đai đặt thành từng lớp, số nhánh đứng trong mỗi lớp phụ thuộc vào bề rộng b và số lượng cốt thép dọc.
- Khi b<=150mm có thể dùng đai 1 nhánh ( hình a ở trên )
- Với b không lớn và cốt thép dọc vừa phải thường dùng đai hai nhánh ( hình b ở trên )
- Khi b khá lớn và có nhiều cốt thép dọc cần cấu tạo cốt thép đai có số nhánh nhiều hơn ( hình c ở trên )
Khoảng cách giữa các lớp cốt thép đai là s có thể đều hoặc không đều trong toàn nhịp dầm.
- Đặt cốt thép đai đều như hình dưới sẽ thuận tiện cho thi công nhưng không hợp lí về mặt sử dụng tiết kiệm thép.
Theo TCXDVN 5574-2012 chia dầm ra các đoạn để quy định về khoảng cách cấu tạo của cốt thép đai.: Đoạn dầm gần gối tựa có chiều dài Sg và đoạn giữa dầm
Với dầm chịu tải trọng phân bố thì: Sg=l/4
Với dầm chịu tải trọng tập trung: Sg=Max ( v và l/4 ). Trong đó l là nhịp dầm, v là khoảng cách từ gối tựa đến điểm đặt tải trọng tập trung
Trong đoạn Sg khoảng cách cấu tạo giữa các lớp cốt thép đai không được vượt quá:
- 150mm và 0,5.h khi h<=450mm
- 500m và h/3 khi h>450mm
Trong đoạn giữa dầm, khi h>300mm thì khoảng cách s không lớn hơn 3/4h và 500mm. Khi h<=300mm và nếu theo tính toán không cần đến cốt thép đai thì có thể không đặt.
Ghi chú đặc biệt: Khi mà trong tính toán có kể đến cốt thép chịu nén A’s thì trong đoạn dầm đang xét đặt cốt thép đai còn phải theo quy định đối với cấu kiện chịu nén:
- Ømax, Ømin là đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của cốt thép chịu nén.
Lý thuyết tính toán cốt thép đai cho dầm bê tông cốt thép
Tính toán cốt thép đai chịu lực cắt là tính toán theo khả năng chịu lực trên tiết diện nghiêng, xem sơ đồ hình bên dưới
Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 5574-2012 đưa ra các quy định tính toán như sau:
Điều kiện tính toán
Đặt Qbo là khả năng chịu lực cắt của tiết diện bê tông khi không có cốt thép đai:
- Rb: Là cường độ tính toán về kéo của bê tông
- φb4: Hệ số, phụ thuộc vào loại bê tông tra ở bảng bên dưới
- φn: Hệ số xét ảnh hưởng của lực dọc N
- C: Hình chiếu của tiết diện nghiêng lên phương trục dầm
Giá trị Qbo được hạn chế trong phạm vi sau:
Theo tiêu chuẩn quy định, khi thỏa mãn điều kiện Q<=Qbo thì không cần tính toán cốt thép đai mà chọn đặt cốt thép đai theo cấu tạo
- Q: Là lực cắt được xác định từ các ngoại lực đặt ở một phía của tiết diện nghiêng đang xét.
Khi điều kiện Q<=Qbo không được thỏa mãn cần phải tính toán tiết diện nghiêng bằng cách kiểm tra hoặc tính toán theo hai điều kiện
- Điều kiện về ứng suất ứng
- Điều kiện độ bền của tiết diện nghiêng
Điều kiện về ứng suất nén chính
Đó là điều kiện bê tông chịu nén theo phương tiết diện nghiêng
- Đồng thời lấy φw1 không lớn hơn 1,3
- Es, Eb: Là moduyn đàn hồi của cốt thép và của bê tông
- Asw: Là diện tích tiết diện ngang của 1 lớp cốt thép đai
- s: Là khoảng cách giữa các lớp cốt đai
- β là hệ số tra ở bảng dưới
- Qa: Là lực cắt lớn nhất ( trên tiết diện thẳng góc ) trong đoạn dầm đang xét.
Điều kiện độ bền của tiết diện nghiêng
Qbsw: Là khả năng chịu cắt của tiết diện nghiêng do cả bê tông và cốt thép đai
Qb: Là lực cắt do bê tông vùng nén chịu được
Đồng thời lấy Qb khong nhỏ hơn Qbmin
- φb2, φb3 là hệ số lấy theo bảng bên dưới
- φf: Là hệ số xét tới ảnh hưởng của cánh chữ T trong vùng nén
- bf, hf: Là bể rộng, bề dày tiết cánh tiết diện chữ T
Qsw: Là phần lực cắt do cốt đai ( trong phạm vi tiết diện nghiêng ) chịu được. Khi trong phạm vi tiết diện nghiêng các cốt đai có khoảng cách s đều nhau thì:
- Rsw: Là cường độ tính toán của cốt thép khi tính cốt thép ngang, với Rsw=0,8.Rs
- Cấu tạo của cốt thép đai Asw, s ) phải bảo đảm sao cho thỏa mãn điều kiện:
- Co là hình chiếu tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất. Trong trường hợp khoảng cách các lớp cốt đai bằng nhau xác định Co theo công thức
- Đồng thời Co lấy không lớn hơn 2ho, không lớn hơn giá trị C của 1 tiết diện nghiêng đang xét.
Ngoài ra tiêu chuẩn còn quy định phải đảm bảo độ bền theo tiết diện nghiêng trong khoảng giữa hai lớp cốt thép đai, từ đó rút ra điều kiện hạn chế khoảng cách s
Phương pháp thực hành tính cốt đai cho dầm bê tông cốt thép
Phương pháp mà tôi sẽ trình bày sau đây, dựa trên cơ sở vận dụng trực tiếp các quy định của tiêu chuẩn và lấy gần đúng 1 vài số liệu nhằm đơn giản hóa tính toán trong khi vẫn bảo đảm độ an toàn.
Phương pháp này dùng thích hợp cho các dầm sàn chịu lực cắt không lớn và thỏa mãn điều kiện
Qa: Lực cắt lớn nhất tại gối tựa
Qbt: Là khả năng chịu cắt theo điều kiện về ứng suất nén chính, xác định theo công thức
Bài toán kiểm tra
Chọn đặt cốt thép đai theo cấu tạo, tính khả năng chịu lực Qbsw và kiểm tra theo điều kiện bên dưới ( với Q=Qa )
Số liệu
- Biết b, ho, Rb, Rbt, Asw, s, Rsw, Es, Eb, các hệ số φb2, φb3, φb4, β
Tính toán
- Tính qsw theo công thức:
- Tính Qbmin theo công thức:
- Kiểm tra điều kiện theo công thức:
- Tính Mb theo công thức:
- Tính chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng nguy hiểm C theo công thức:
- Lấy giá trị C và Co theo bảng bên dưới
- Tính Qb theo công thức
- Tính Qsw theo công thức
- Tính Qbsw theo công thức
- Khả năng chịu cắt của dầm lấy theo giá trị bé hơn trong hai giá trị Qbsw và 0,7Qbt với Qbt theo công thức
Bài toán tính toán cốt thép
Đề bài sẽ là có kích thước tiết diện và hình bao lực cắt, yêu cầu tính toán cốt thép đai
Để tính toán cố thép đai thường chọn trước đường kính và số nhánh, từ đó biết được Asw cần tính toán khoảng cách s
Số liệu
- Biết b, ho, Rb, Rbt, Asw, Rsw, Es, Eb, các hệ số φb2, φb3, φb4, β. Giả thiết hệ số φw trong khoảng 1,05-1,1
Tính toán
- Lấy gần đúng C=2.ho thay vào công thức tính ta có
- Khi Qa<=Qbo thì không cần tính toán, chọn đặt cốt thép đai theo cấu tạo
- Khi Qa>Qbo cần tính toán
- Trước hết tính Qbt theo công thức
- Kiểm tra điều kiện theo công thức:
- Chỉ khi điều kiện trên được thỏa mãn mới tính toán tiếp. Tính Mb theo theo công thức
- Tính chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng nguy hiểm, đặt là C* thoe công thức
- Lấy giá trị C và Co theo bảng dưới
- Tính Qb theo công thức:
- Tính Qbmin theo công thức:
- Tính 2 giá trị của qsw là qsw1 và qsw2 theo công thức:
- Lấy qsw bằng giá trị lớn hơn để tính khoảng cách s theo công thức:
Khi chọn và bố trí cốt thép đai còn cần tuân theo điều kiện cấu tạo ở mục cấu tạo thép đai ở trên
Theo quy định của tiêu chuẩn thì còn cần kiểm tra s theo điều kiện
Nhưng kinh nghiệm thiết kế thấy rằng trong các trường hợp thông thường của dầm sàn điều kiện đó luôn được thỏa mãn nên có thể bỏ qua
Tính toán cốt thép xiên cho dầm bê tông cốt thép
Cấu tạo cốt thép xiên
Cốt thép xiên có thể được dùng trong những dầm chịu lực cắt khá lớn, khi mà bê tông và cốt thép đai chưa đủ khả năng chịu lực cắt thể hiện bời Q>Qbsw
Trong những dầm sàn thông thường không nên dùng cốt thép xiên vì sẽ làm phức tạp cho thi công
Cốt thép xiên thường được cấu tạo bằng cách uốn các thanh cố thép dọc chịu kéo hoặc bằng cách đặt các cốt thép vai bò như hình dưới
Và thường người ta cũng kết hợp uốn chuyển vùng cốt thép ( uốn kết hợp cốt thép phía dưới ở giữa nhịp và phía trên ở gối tựa ) với việc cấu tạo cốt thép xiên
Góc nghiêng của cốt thép xiên so với trục dầm là Ө thường bằng 45 độ, với dầm có chiều cao lớn hơn có thể tăng Ө lên đến 60 độ
Đoạn dầm cần đặt cốt thép xiên dài bằng Sx là đoạn mà trong đó Q>Qbsw. Căn cứ vào Sx để bố trí các lớp cốt thép xiên
Đặt j=1,2,3,..n là thứ tự các lớp cốt thép xiên tính từ 1 gối tựa nào đó ra phía giữa dầm ( n có thể là 1;2 )
Xác định Smax theo công thức
Khi chọn và bố trí cốt thép đai còn cần tuân theo điều kiện cấu tạo ở mục cấu tạo thép đai ở trên
Theo quy định của tiêu chuẩn thì còn cần kiểm tra s theo điều kiện
Đặt cốt thép xiên thứ nhất với s1<smax ( s1 là khoảng cách từ gối tựa đến điểm đầu lớp cốt thép xiên thứ nhất ).
Tính toán đoạn Z1 là khoảng cách từ điểm cuối của lớp thứ nhất đến cuối đoạn Sx. Nếu Z1>smax thì cần đặt thêm lớp thứ hai với khoảng cách s2<smax ( s2 là khoảng cách từ điểm cuối lớp thứ nhất đến điểm đầu lớp thứ hai , xác định Z2. Cứ như thế cho đến lớp thứ n với Zn<smax
Với hình trên ta thể hiện với n=3
Điểm cuối của lớp cuối cùng có thể nằm trong vùng có Q<Qbsw lúc này Zn<0
Đầu mút của cốt thép xiên phải được neo chắc vào vùng bê tông chịu nén, chiều dài đoạn neo tối thiểu bằng 15Ø
Tính toán cốt thép xiên theo phương pháp thực hành
Chọn đặt cốt thép đai theo cấu tạo, tính Qsbw theo hướng dẫn ở các mục trên
Nếu Qa>Qbsw thì xác định Sx và dự kiến bố trí các lớp cốt thép xiên. Diện tích lớp cốt thép xiên thứ j là As.incj được xác định theo công thức
Tính lớp thứ nhất Q1=Qa lực cắt lớn nhất ở gối tựa. Tính các lớp sau lấy Q2, Q3 ứng với điểm cuối của lớp phía trước.
Cốt thép treo cho dầm bê tông cốt thép
Ở chỗ dầm sàn liên kết với dầm chính cần phải gia cố cho dầm chính bằng các cốt thép treo dưới dạng các cốt thép đai đặt dày, sát với dầm sàn hoặc cốt thép vai bò như hình dưới
Các cốt treo này dùng để chịu tải trọng tập trung từ dầm sàn truyền vào cho dầm chính và đặt vào khoảng giữa chiều cao dầm.
Từ hai góc phía dưới của dầm sàn kẻ đường xiên 45 độ gặp cốt thép dọc của dầm chính sẽ xác định được Sx là phạm vị cần đặt cốt thép treo.
Khi Ss là đủ lớn thì thường dùng cốt treo dưới dạng cốt thép đai ( hình a ở bên trên ) và tổng diện tích cốt thép treo ở cả hai bên là Ass với:
Khi Ss là khá bé nên dùng cốt treo dạng vài bò ( hình b ở bên trên ). Diện tích cốt thép vai bò 1 bên là Asv với
- Ө là góc nghiêng của cốt thép vai bò
- P1 là tải trọng tập trung từ dầm sàn truyền vào dầm chính ( P1=P+G1)
- P: Là hoạt tải tập trung từ dầm sàn truyền vào
- G1 là tĩnh tải tập trung từ dầm sàn truyền vào