TNC là gì ? TNC có những ý nghĩa như thế nào? Tìm hiểu về vai trò của TNC và những vấn đề xoay quanh TNCs để thấy được những điều thú vị của TNCs trong sự phát triển nền kinh tế chung trên thế giới.
TNC là gì?
1. Khái niệm TNC là gì?
TNC là từ viết tắt của từ tiếng Anh – Transnational Corporation có nghĩa là Công ty xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
Công ty xuyên quốc gia là cụm từ được sử dụng để chỉ loại hình doanh nghiệp lớn được tạo thành bởi ít nhất hai công ty có cơ sở tại 2 nước chuyên cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, hoạt động theo một hệ thống nhất định và có định hướng chiến lược phát triển chung.
TNCs bao gồm công ty có vai trò như một người mẹ và các công ty con/chi nhánh, trong đó công ty mẹ sẽ đóng vai trò kiểm soát toàn bộ tài sản của công ty, còn các công ty chi nhánh thì có sơ sở hoạt động ở nước ngoài, hoạt động dưới sự quản lý của công ty mẹ.
Định nghĩa TNC là gì?
Từ định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy được những loại công ty con sau đây:
-
Công ty phụ thuộc (công ty con – Subsidiary Enterprises): là công ty TNHH ở nước có công ty con của TNCs đang hoạt động, trong đó chủ đầu tư sở hữu hơn 50% tài sản của công ty.
-
Công ty liên kết (Associate Enterprisies): chính là công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó chủ đầu tư của công ty sẽ sở hữu ít nhất là 10% giá trị tài sản của công ty đó và chủ đầu tư này sẽ không nắm toàn quyền đối với công ty, quyền hạn của chủ đầu tư sẽ bị giới hạn theo số % giá trị tài sản của công ty và quy định của công ty.
-
Công ty chi nhánh (Branch Enterprises): loại hình công ty này chính là công ty có trụ sở hoạt động tại nước ngoài và loại hình công ty này sở hữu 100% giá trị tài sản thuộc sự quản lý của công ty mẹ.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở công ty riêng
2. Nguồn gốc hình thành của các công ty xuyên quốc gia
Nguồn gốc hình thành TNC là gì?
Các công ty TNCs được hình thành dựa trên cơ sở tích tụ và tập trung sản xuất dẫn tới các xu hướng: các doanh nghiệp lớn sẽ thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thua lỗ phá sản, mở rộng quy mô sản xuất; các đối thủ cạnh tranh hợp tác và góp vốn để sản xuất kinh doanh chung.
TNCs có sự phát triển thông qua các tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp tạo ra các công ty liên hiệp công – nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp… đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc nội.
Việc làm sản xuất – vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh
>> Xem thêm: Học ngành gì để trở thành doanh nhân
3. Đặc trưng về quy mô và cơ cấu quản lý của các công ty xuyên quốc gia
Cơ cấu tổ chức của TNC mang tính chất đa dạng và có sự phức tạp, đặc điểm nổi bật của các công ty TNCs chính là sự tổ chức theo thứ bậc. TNC hiện tại bao gồm hai hình thức tổ chức cơ bản đó là tổ chức theo chức năng (Functional organization – F) và tổ chức theo nhiều đầu mối (Multidivision – MD). Trong đó:
-
Mô hình tổ chức theo chức năng F: hoạt động bao gồm các phòng chức năng, mỗi phòng này sẽ có từng chức năng riêng, sau khi có kết quả công việc thì phụ trách của các phòng chức năng này sẽ báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành.
-
Mô hình tổ chức theo đầu mối MD hoạt động hiệu quả hơn so với mô hình F. Mô hình này có sự khác biệt rõ ràng so với mô hình F ở chỗ các bộ phận trong mô hình này đều sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với hiệu quả kinh doanh của mình.
Đặc trưng và quy mô của các công ty xuyên quốc gia
Mô hình tổ chức của các TNCs luôn luôn có sự thay đổi theo nền kinh tế thị trường, phụ thuộc vào đặc điểm và cơ cấu cùng các chiến lược hoạt động của chúng. Xu hướng của các TNCs chính là sự sáp nhập và mua lại trong khi đó các TNCs mở nhiều chi nhánh quốc tế và có cấu trúc theo hệ thống “mẹ – con” nếu phát triển theo hướng tìm kiếm nguồn nhiên liệu.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của TNCs rất đa dạng, tuy nhiên phần lớn được cơ cấu dưới dạng hình tháp và mạng nhện. Dạng hình tháp được đặc trưng theo thứ bậc nên sẽ có ưu điểm là tính chuyên môn hóa cao, dễ dàng kiểm soát tình hình công việc nhưng lại kém linh hoạt hơn. Còn dạng hình mạng nhện thì lại có thể khắc phục được những nhược điểm của dạng hình tháp và trở thành mô hình quản lý chính của các công ty TNC.
>> Xem thêm: Business model là gì
4. Loại hình công ty xuyên quốc gia
Loại hình của các TNC là gì?
Phân loại các công ty xuyên quốc gia cần phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên, hiện nay chúng ta dựa vào các tiêu chí về trình độ phát triển, các hình thức sở hữu tư bản để phân loại ra các loại hình công ty xuyên quốc gia. Do đó, có các loại hình công ty xuyên quốc gia như sau:
-
Cartel: chính là loại hình công ty độc quyền đối với cùng một ngành, chúng có sự liên kết với nhau, sự liên kết này tạo ra thị trường tiêu thụ và giá cả hàng hóa, số lượng các hàng hóa được bán ra với các mục tiêu cụ thể đó là hạn chế cạnh tranh, phân chia lợi ích một cách cụ thế.
-
Syndicate: cũng giống với loại hình Cartel,
Syndicate
có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, các doanh nghiệp này sẽ cùng ký hiệp định có sự liên quan đến việc mua các nguyên vật liệu có giá thành thấp, các sản phẩm được bán ra với giá thành cao. Nhiều Syndicate được phát triển bởi Cartel.
-
Trust: loại hình mà các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng hoặc ở các ngành kế gần giống nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp nhất thành một tổ chức. Các doanh nghiệp này sau khi đã được hợp nhất thì sẽ không còn mang tính chất độc lập về các mặt sản xuất – manufacture hoạt động thương mại và luật pháp nữa. Có 2 hình thức công ty đối với loại hình trust đó là Công ty cổ phần đặc biệt và Công ty hợp nhất các xí nghiệp.
-
Concern: đây là hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến của TNCs hiện nay. Liên kết ngang giữa hai công ty kinh doanh độc lập là mối liên kết chủ yếu.
-
Conglomerate: các doanh nghiệp có sự liên kết với nhau theo chiều dọc, các công ty lớn sẽ xâm nhập vào các ngành sản xuất mà không có sự ràng buộc về mặt kỹ thuật mà chủ yếu liên kết với nhau về mặt tài chính.
Việc làm nhân viên sản xuất
>> Xem thêm: Hình thức kinh doanh là gì
5. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Vai trò của các công ty TNC là gì?
Công ty xuyên quốc gia (TNC) đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới bởi vì các TNCs không chỉ có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nền kinh tế trên thế giới nói chung mà còn chịu sự tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế trong từng quốc gia nói riêng. TNCs đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, quá trình đầu tư quốc tế, chuyển giao hiệu quả các công nghệ mới, tạo nhiều cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp đến các cơ sở làm việc của TNCs.
5.1. Vai trò của TNCs dối với thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế
5.1.1. TNCs thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
TNCs thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, thương mại thế giới một cách mạnh mẽ, trong đó ưu tiên phát triển các nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, thúc đẩy mạnh các mối quan hệ hàng hóa, tài chính trên phạm vi toàn cầu.
TNCs đã góp phần lớn đối với sự thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế, nhờ vào mạng lưới các công ty con trên thế giới với mật độ dày đặc giúp các công ty xuyên quốc gia khai thác cũng như tận dụng và khai thác thị trường, giảm chi phí vận chuyển, điều chỉnh giá thành của hàng hóa – sản phẩm một cách phù hợp, phục vụ hiệu quả đối với khâu tiêu thụ hàng hóa của công ty.
TNCs có vai trò trong việc thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
TNCs cũng không ngừng phát minh các loại hang hóa, sáng chế, tìm tòi các bí quyết công nghệ, tìm hiểu những kinh nghiệm quản lý,…Do đó, TNCs luôn tạo ra được các sản phẩm chất lượng cao, xóa bỏ được những hàng rào biên giới quốc gia, lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao trình độ xã hội hóa sản phẩm trên thế giới.
Vai trò này được thể hiện rất rõ thông qua tổng giá trị hàng hóa và các dịch vụ hàng hóa/sản phẩm được sản xuất để xuất khẩu ra các nước ngoài, doanh thu của các công ty con tại các nước trên thế giới.
5.1.2. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ của TNCs
Các TNCs luôn có sự trao đổi trong nội bộ công ty cho dù chúng ở những nước có khoảng cách xa xôi. Trao đổi nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty con thực sự rất cần thiết và sự trao đổi này chính là một trong những hình thức kinh doanh nhằm tạo nên sự phát triển cũng như giảm chi phí tối đa trong quá trình sản xuất.
Việc làm quản lý sản xuất
>> Xem thêm: Phương thức kinh doanh là gì
5.2. Vai trò của TNCs trong thúc đẩy đầu tư quốc tế
Có hai hình thức đầu tư đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Những hình thức đầu tư này đóng góp vai trò quan trọng trong quản lý, tiền vốn, kỹ thuật và mạng lưới phát triển thị trường, không ngừng đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa các lợi nhuận.
Vai trò của TNCs trong thúc đẩy đầu tư quốc tế
5.2.1. TNCs thúc đẩy tự do hóa đầu tư giữa các nước
TNCs có sự giảm bớt những rào cản đối với đầu tư quốc tế, góp phần lớn trong quá trình phát triển kinh tế đầu tư một cách bền vững, đó chính là chìa khóa thành công dành cho á trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tại các nước đang phát triển. Đồng thời góp phần tăng cường sự hợp tác song phương và đa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài:
Tìm việc nhanh
5.2.2. TNCs thúc đẩy sự đầu tư trực tiếp nước ngoài
Việc gia tăng và mở rộng các hoạt động của những công ty con ở nước ngoài đã cho thấy vai trò lớn của các TNCs trong nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia có thể dễ dàng đầu tư trực tiếp vào một công ty có trụ sở tại một đất nước khác thông qua việc tiến hành xây dựng doanh nghiệp mới tại đây hoặc là sáp nhập và mua lại doanh nghiệp của nước đó và thay đổi chiến lược cũng như định hướng kinh doanh.
Như thế, trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc về TNC là gì giúp các bạn dễ dàng nắm bắt được các thông tin quan trọng về hình thức và vai trò của các công ty xuyên quốc gia hiện đại.
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục