Cuộn cảm là một linh kiện điện tử vô cùng quan trọng trong mỗi mạch điện. Trong đó, cuộn cảm âm tần là một linh kiện đang được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trong bài viết này, Điện lạnh Vinamo sẽ giúp bạn đọc tổng hợp kiến thức về cuộn cảm âm tần. Những đại lượng đặc trưng và ứng dụng của cuộn cảm âm tần là gì nhé!
Cuộn cảm âm tần là gì?
Cuộn cảm là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch được cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng. Lõi dây dẫn có thể là vật liệu dẫn từ hoặc không khí. Trong đó, cuộn cảm âm tần là một loại cuộn cảm.
Cụ thể, cuộn cảm âm tần cũng là một thiết bị điện tử có cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn. Cuộn dây dẫn này sẽ quấn thành nhiều vòng, trong đó lõi cuộn cảm âm tần sẽ được làm từ lõi sắt từ.
Với cấu tạo này, bạn sẽ thấy cuộn cảm âm tần có rất nhiều điểm tương đồng tụ điện. Trong đó, cuộn cảm âm tần còn có khả năng kìm hãm, hạn chế sự biến thiên dòng điện xoay chiều.
Ngoài ra, điểm giống giữa cuộn cảm âm tần với điện trở là cuộn cảm âm tần có chứa thế năng từ trường.
Cuộn cảm âm tần có tác dụng gì?
Cuộn cảm âm tần là một linh kiện đóng vai trò quan trọng trong cả dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Cụ thể:
Trong dòng điện 1 chiều
Đối với dòng điện 1 chiều, cuộn cảm âm tần sẽ đóng vai trò như một dây dẫn có lượng điện trở nhất định. Trong trường hợp này, chức năng của cuộn cảm âm tần là dẫn điện.
Trong dòng điện xoay chiều
Khác với dòng điều một chiều, cuộn cảm âm tần trong dòng điện xoay chiều sẽ đảm nhận chức năng kìm hãm. Đồng thời hạn chế được sự biến thiên dòng điện chạy qua nó.
Cũng chính bởi sự khác biệt này mà cuộn cảm âm tần trong dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều khiến dòng điện bị hạn chế. Khi tần số cuộn cảm càng cao thì cảm kháng càng cao. Với hiện tượng ngày, người ta sẽ sử dụng cuộn cảm âm tần lọc nhiễu trong các mạch nguồn.
Bên cạnh đó, người ta còn có thể ghép cuộn cảm nối tiếp hoặc song song tụ điện để tạo thành một mạch cộng hưởng.
Những đại lượng đặc trưng cuộn cảm âm tần
Dưới đây là những đại lượng đặc trưng liên quan đến cuộc cảm âm tần sẽ giúp bạn hiểu hơn về linh kiện quan trọng này. Đồng thời giúp việc tính toán cũng dễ dàng hơn.
Hệ số tự cảm
Hệ số tự cảm cuộn cảm âm tần là đại lượng đặc trưng về suất điện động cảm ứng cuộn dây. Suất điện động này sẽ xuất hiện mỗi khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
Ký hiệu hệ số tự cảm cuộn cảm âm tần là L và được tính theo công thức:
Cảm kháng
Đây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây. Hệ số này sẽ chỉ được áp dụng với dòng điện xoay chiều. Ký hiệu của cảm kháng cuộn cảm là ZL và được tính theo công thức:
Điện trở thuần của cuộn cảm âm tần
Hay còn được gọi là điện trở tổn hao, loại điện trở sẽ sinh ra nhiệt khi cuộn cảm hoạt động và làm tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
Với điện trở thuần của cuộn cảm âm tần có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để đo. Đồng hồ vạn năng là thiết bị được sử dụng đo điện trở. Thông thường, chất lượng của cuộn cảm âm tần tốt thì điện trở thuần cuộn cảm sẽ tương đối nhỏ hơn so với cuộn cảm kháng.
Tính chất nạp, xả cuộn cảm âm tần
Khi cho dòng điện xoay chiều được chạy qua một cuộn cảm âm tần, cuộn cảm sẽ nạp thêm năng lượng dưới dạng từ trường. Lượng năng lượng này được tính bằng công thức:
Như vậy, qua bài viết Điện lạnh Vinamo đã tổng hợp đến bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về cuộn cảm âm tần, ứng dụng và các đại lượng đặc trưng. Hy vọng, bài viết đem đến thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc kiến thức về điện tử.