Các loại cá cảnh đẹp dễ nuôi là một trong những loài sinh vật vô cùng phong phú về màu sắc, chủng loại và hình dáng. Nuôi cá cảnh không chỉ đem lại thú vui tao nhã, đẳng cấp cho các dân chơi cá sành sỏi mà chúng còn đem lại sự thành công, may mắn trong công việc cũng như học hành thi cử.
Một bể cá cảnh được bày trí với nhiều loại cây dương xỉ nước, rong đuôi chồn, cỏ thìa, thủy cúc, trân châu khéo léo kết hợp với đá, lũa và những đàn cá thủy tinh, ngựa vằn…tạo tên một cảnh tượng như thủy cung. Hàng ngày, việc chăm sóc và ngắm nhìn những đàn cá cảnh đẹp bơi lội sẽ giúp người chơi có được sự thư giãn, tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Nếu bạn đang sở hữu một bể cá thủy sinh trong nhà mà chưa tìm được loài cá đẹp, thích hợp dễ nuôi thì bạn hãy tham khảo Top cá cảnh đẹp dễ nuôi dưới đây nhé!
1. Cá bảy màu
– Cá bảy màu tên tiếng anh gọi là Guppy, có kích thước nhỏ bé và màu sắc đa dạng. Với đặc tính dễ thích nghi với môi trường xung quanh và thức ăn cũng khá đơn giản nên đây là sự lựa chọn hàng đầu cho những người chơi cá cảnh phong thủy.
– Cá bảy màu có kích thước khá nhỏ bé, thân hình của chúng khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt từ 2-3cm (đối với loại cá đực), kích thước 3 -3.5cm (đối với loại cá cái).Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm. Đặc điểm thu hút của loại cá này là phần đuôi và vây khá lớn, xòe rộng cùng màu sắc sặc sỡ vô cùng thu hút.
– Cá bảy màu rất đa dạng về màu sắc, một số màu sắc phổ biến: màu đơn sắc (màu rồng tím, màu rồng xanh, màu rồng đỏ, màu rồng mái…), màu viền anh, dumbo red tail, dumbo mosaic, endler, cá bảy màu ribbon, violet cobra, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, màu đồng, bạch tạng, ánh kim (màu metalic, coral, micariff, platinum…).
2. Cá vàng
Cá vàng hay còn gọi là cá 3 đuôi tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cá cảnh. Đây là loại cá phổ biến đứng đầu danh sách trên thế giới với ưu điểm là kích thước nhỏ, hiền lành, dễ nuôi, đẹp và rẻ.
Cá vàng được xem là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.
Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh.
Đặc biệt chúng rất thích nước cũ, do đó bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.
3. Cá Koi Nhật Bản
Cá Koi Nhật hiện đang nằm trong danh sách các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới và được yêu thích tại Việt Nam. Những chú cá Koi Nhật Bản được mệnh danh là những chú cá chép cảnh lớn nhất thế giới đồng thời được xem như “quốc ngư” của đất nước mặt trời mọc.
Loại cá này biểu tượng sự thịnh vượng, mang lại sự may mắn cho những người nuôi chúng. Cá có thân hình tròn dài, vây và đuôi dài, dáng bơi uyển chuyển và màu sắc kết hợp cực kì tinh tế, đây là giống cá đẹp được giới chơi cá cảnh trên khắp thế giới săn đón.
Do thuộc họ cá chép, cá Koi sống trong môi trường nước ngọt và có khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt nên chúng cực kì dễ nuôi, thức ăn đa dạng. Đặc biệt cá Koi có tuổi thọ rất cao, dao động trong khoảng 25 – 75 năm nếu được chăm sóc tốt và còn có thể hơn.
4. Cá đuôi kiếm
Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh dễ nuôi và khỏe mạnh, đặc biệt phù hợp với những người mới chơi cá. Màu sắc đa dạng do sự pha trộn của 3 màu cá nguyên thủy là trắng, vàng cam, đen mà lai tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
Chiếc đuôi kiếm đặc sắc của cá gợi nhiều tò mò người xem. Tuy nhiên chiếc đuôi này không hề đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, mà đây chỉ là vật trang trí giúp cho con đực quyến rũ con cái mà thôi.
Cá đuôi kiếm là loài cá đẻ con dong dỏng cao và đẹp bên mang một bộ phận kéo dài đặc trưng dạng kiếm tạo ra bởi các tia vây cuối cùng của thùy dưới của vây đuôi. Cá đực 8-10 tháng có kiếm dài 5cm. Cá cái thấp lùn hơn không có ống dài hình kiếm này.
5. Cá xiêm
Cá xiêm không chỉ được biết đến là loài cá đá, nó có nguồn gốc từ Thái Lan và được nuôi cách đây khoảng 700 năm. Với hình dáng độc đáo, đa dạng về màu sắc, đặc điểm nổi bật nhất ở cá xiêm chính là vây đuôi. Vây đuôi có nhiều loại màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Cá có kích thước nhỏ, cá trưởng thành dài từ 6 – 8 cm, tùy vào chủng loại mà có kích thước khác nhau.
Do cá xiêm có tính hung hăng, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh đuổi đồng loại đi nơi khác nên những người nuôi cá xiêm không chỉ với mục đích chiêm ngưỡng mà còn đem nó thi đấu.
Thức ăn của loài cá này cũng rất đơn giản, chúng thích ăn cung quăng, trùn chỉ, và thức ăn viên, cá non thì chỉ ăn được luân trùng, bobo…
Cá xiêm rất dễ nuôi và có sức sống mạnh, rất phù hợp cho các bạn bận rộn, ít quan tâm nó một tí cũng không sao.
6. Cá huyết anh vũ
Cá huyết anh vũ hay còn gọi là các két đỏ với đặc điểm là dễ nuôi trong bể cá cảnh, được nhiều người chơi lựa chọn nuôi. Với màu sắc nổi bật, chúng sẽ giúp cho hồ cá của bạn trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Cá huyết anh vũ có cơ thể tròn, lưng cong, đầu vồ về phía trước và có mỏ quặp như mỏ két. Mắt to tròn và sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ khi trưởng thành. Chính vì vậy nên cá hồng két thường được cho là đem lại sự may mắn cho gia chủ.
Loại cá này sống tương đối hòa bình, có thể nuôi theo đàn và nuôi chung với các loại cá không quá nhỏ. Điều kiện sinh sản không vượt quá ngưỡng 300C. Sử dụng 10-155 nước cho RO, hoặc có thể cho nước nhỏ giọt. Độ PH không vượt quá 7.
7. Cá rồng
Cá rồng là một trong những loại mang nhiều yếu tốt “sang” nhất hiện nay, loại cá cảnh nước ngọt được quan tâm nhiều nhất. Theo quan niệm của người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì rồng chính là vật linh thiêng nhất, đứng đầu trong “long, ly, quy, phụng”. Rồng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực giúp đem lại may mắn và thịnh vượng.
Do vậy, cá rồng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.Vì cá rồng là loài cá khá dữ nên bạn chỉ có thể nuôi 1 con duy nhất hoặc nhiều con trong hồ lớn. Giá thành cho loài cá này thường cao hơn hẳn so với các loài cá cảnh nước ngọt khác cũng bởi ý nghĩa để trấn trạch trong nhà, gia chủ luôn phát đạt và bình an.
8. Cá đá (cá xiêm, cá lia thia, cá betta, cá chọi…)
Cá đá (tên tiếng anh là Siamese fighting fish) vốn là thần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan rộng ra khắp thế giới. Được biết đến có 4 loài cá Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan và trey krem.
Với hình dáng nhỏ nhắn, cơ thể uyển chuyển, màu sắc sặc sở chúng được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng làm cá cảnh trong các bể cá phong thủy hay hồ thủy sinh.
Đặc điểm
– Phần đầu của cá tương đối nhỏ, phần miệng nhỏ – hàm dưới dài hơn hàm trên.
– Đôi mắt của cá có tỷ lệ trung bình và hơi lồi
– Phần thân của chúng khá nhỏ, phần lưng hơi gù
– Xung quan cơ thể cá từ phần lưng cho đến bụng đều được bao phủ bởi lớp vây dài mềm mại, uyển chuyển
– Đuôi cá cá khá dài và rất đa dạng và kiểu cách
9. Cá chuột hổ
Cá chuột hổ có nguồn gốc từ các con sông và suối của châu Á. Phần thân của cá chuột Hổ có màu bạc với tông màu nâu xanh lá cây. Toàn thân cá, từ đầu tới chân đều tông xuyệt tông một bộ vằn như da hổ. Loài cá chuột Hổ thường bị bầm là da trơn, thực tế chúng có rất nhiều vảy nhỏ li ti trên da.
Cá chuột Hổ chuyên ăn các loại xác chết động vật, chúng khá hung hãn đối với các thể cùng loại. Khi nuôi cảnh, bạn cũng nên thả chúng với các cá thể khác cùng kích thước. Chúng thích một bể cá nhiều hang hốc để luồn lách và chui rúc, nhất là nhu cầu về lãnh thổ và chỗ trú ẩn. Trong tự nhiên, ốc sên chính là món ăn khoái khẩu của nó, do đó, nếu bạn cần làm sạch ốc trong hồ thuỷ sinh, thì cá chuột Hổ là một lựa chọn không tồi.
10. Cá lông vũ
Một trong những loài cá cảnh được xem là độc đáo và hấp dẫn nhất hiện nay. Cá lông vũ tên khoa học là Apteronotus albifrons nổi tiếng là loài săn mồi về đêm với khả năng săn mồi vô cùng đặc biệt. Đặc điểm của cá lông vũ đúng như cái tên của nó, giống như 1 cái lông vũ vô cùng mềm mại, uyển chuyển không có vây lưng, vây đuôi. Đặc biệt là không có vảy, trơn mịn, khả năng sử dụng điện từ ở đuôi để bắt mồi vô cùng độc đáo.
Cá lông vũ có màu đen và có 1 số khoan và dọc lưng màu trắng sữa. Tuy loại cá này thuộc dòng cá bán hung dữ nhưng chúng vẫn có thể được nuôi ở những hồ cá thủy sinh với thảm thực vật đầy phong phú và hấp dẫn.
11. Cá sặc cảnh
Cá sặc cảnh là dòng cá kiểng đẹp được nuôi nhiều ở các nước như Ấn Độ, Bangladesh với thân hình dạng oval dài khoảng 4-6cm, trên thân có nhiều dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm các điểm xanh lam, lục, xiêm. Trên vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài.
Cá sặc cảnh đực thường được nhiều người ưa thích hơn bởi màu sắc đẹp hơn, vây lưng nhọn, vây bụng màu đỏ. Vào mùa sinh sản cá sặc đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng màu da cam.
12. Cá mún
Cá mún tên tiếng anh là Platy fish hay còn gọi là cá hà lan, cá hột lựu, chúng cùng họ với cá bảy màu và được phân bố trong tự nhiên, được biết đến nhiều nhất ở Mexico và trung Mỹ.
Cá mún có kích thước tương đối bé, chính vì vậy mà rất dễ sinh sống tốt trong những bể cá nhỏ. Đặc biệt chúng rất thích ăn những loại rêu trong bể, vì vậy đây cũng là một loài giúp cho bể cá nhà bạn thêm sạch và hấp dẫn hơn.
Cá mún nếu đẻ con nhiều nên tỷ lệ cá con sống cao sinh sản phát triển nhanh. Nhưng cá dễ bị lai tạp và thoái hóa giống. Cá Mún sống rất khỏe có thích sống trong các bể thủy sinh mini hoặc bể rong.Để có bể cá cảnh đẹp có thể nuôi ghép với các loại cá có cùng đặc điểm như cá bảy màu, cá phượng hoàng hoặc cá kiếm…. Thức ăn của cá mún là cá ăn thực vật, trùng chỉ, côn trùng, thức tổng hợp…
13. Cá la Hán
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá La Hán trở nên phổ biến ở Việt Nam. Theo phong thủy học tin rằng cá La Hán không chỉ là thú cưng mà nó còn mang đến tài lộc cho gia chủ.
Cá La Hán tên tiếng anh là Flower Horn, đây là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới đẹp và nổi tiếng với thân hình nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng ở trên khiến loài cá này cũng là một trong những điểm thu hút cực lớn, cùng với màu sắc bắt mắt và đôi khi có một số chữ tượng hình mang ý nghĩa may mắn trên đầu.
Cá La Hán thường có hình dáng dạng oval, phần mình hơi dày. Tuy nhiên ở một vài biến thể khác lại có hình tròn. Phần bụng của chúng đầy đặn và không có nếp gấp. Chúng thường có màu đỏ, đặc biệt là từ phần má cho đến vùng bụng, phần mềm của chúng có thêm màu nền gần như màu đỏ rực. Vây và đuôi thường thẳng đứng, xòe to rất bắt mắt.
14. Cá thần tiên
Cá thần tiên hay cá ông tiên tên tiếng anh là Pterophyllum lần đầu xuất hiện ở Nam mỹ và được nhân giống đi khắp nơi trên thế giới. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất bởi màu sắc bắt mắt bên ngoài.
Thức ăn cá thần tiên thích loại thức ăn dạng mảnh. Tuy nhiên nên chúng có thể ăn các loại thực phẩm như ấu trùng, sâu và côn trùng. Cá thần tiên không phải loài ăn tạp. chúng ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Cá thần tiên có thể tồn
Cá thần tiên sống chủ yếu ở sông Amazon thuộc Nam Mỹ, chúng sống thành bầy lớn trong tự nhiên. Tuy nhiên trong bể cá thì số lượng phù hợp nhất là 6-7 con. Độ PH lý tưởng cho loài cá này là 6-7.0, nhiệt độ trong khoảng 25oC. Tổng độ cứng của nước là 4-12 đGH, bể nuôi cá tốt nhất là 40lit.
Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100 lit, trung bình nuôi 6 con là 400lit ngay cả khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên không nên để cá nhịn đói vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển và sức khỏe của cá.
Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8-9 năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc dùng cách thì cá chỉ sống ít hơn 4 năm.
15. Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn rất quen thuộc với chúng ta, là một trong những loại cá ngựa thuộc họ Syngnathidae và được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên và nguyên thủy của cá ngựa vằn được các định là đáy dưới triều và rạn san hô.
Cá ngựa vằn có những sọc kẻ màu sắc xen kẽ nhau theo chiều dài của thân cá. Quan sát sẽ thấy chúng khá giống với những chú ngựa vằn bơi trong hồ nước.
Cá ngựa vằn rất dễ nuôi thức ăn chủ yếu là trùn huyết, giun, động vật giáp sát… Nó rất dễ nuôi và không đòi hỏi một sự chăm sóc riêng biệt nào. Chỉ cần bể có thực vật, có đủ khoảng trống gần bề mặt nước cho cá bơi lội được và có nắp đậy để cá không nhảy ra là được.
16. Cá bình tích
Cá bình tích tên gọi khác là cá molly, cá bình trà là một trong những loài cá rất dễ nuôi, có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thiếu oxy.
Cá bình tích có họ với cá trân châu, có mô ly và cá hòa lan. Đây là một trong những loại cá có tính hiền lành, thân thiện, thường số thành từng đàn. Cá bình tích là loại cá đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ, lại rất dễ nuôi và sức sống cao, khả năng sinh đẻ lớn nên được nhiều người ưa chuộng.
Cá bình tích thường thích ăn rong rêu, kể cả những loại rong rêu có hại cho bể cảnh như rêu tóc, rêu đen, tảo xanh…Từ đó góp phần quan trọng của việc làm sạch bể cảnh.
>>> Xem thêm sản phẩm: sọt nhựa nuôi cá giá rẻ
Mẹo nuôi cá cảnh dễ dàng
1. Chọn loại cá
Đầu tiên, bạn phải chọn được loại cá cần nuôi:
– Chọn cá cảnh theo kích thước to (bằng bàn tay) hay loại bé (1-2 ngón tay)
– Chọn cá cảnh theo giá tiền phù hợp: trên 300 nghìn, có con lên tới 20 triệu. Cá có giá trung bình từ 100 nghìn, thấp nhất là dưới 100 nghìn.
– Với các loại cá to, do cá đắt tiền nên sẽ có riêng giấy chứng nhận và bạn nên tham khảo ở chủ cửa hàng cá, họ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.
2. Nguồn nước nuôi cá cảnh
Nguồn nước nuôi cá cảnh phải là nước sạch không chứa hóa chất độc hại, chất sát khuẩn. Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy chứa nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp các có thể chết ngay do lượng nước quá lớn, vì thế dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước bằng các cách sau:
– Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết với cho vào ể cá hoặc sau khi bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng.
– Dùng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước.
– PH của nước cũng cần phải chú ý nếu PH của nguồn nước nhà bạn quá cao hoặc quá thấp bạn nên sử dụng dung dịch điều chỉnh PH. Việc xác định PH bạn có thể dùng bút thử PH hoặc giấy quỳ. Nhưng đa số các nguồn ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá.
>>> Xem thêm: cá loại hoa lan rừng đẹp
3. Cách cho cá cảnh ăn
Khi cho cá ăn bạn cần lưu ý cho với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính là thấy mồi là đớp nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế bạn nên cho cá ăn 2 lần/ ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn không, tùy loại cá mà bạn nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
4. Kích thước hồ cá
– Hồ cá phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẩn.
– Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp.
– Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cho cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi bài con cá nhỏ như cá bống, cá betta…
LIÊN HỆ
Hotline: 0902.901.638
Email: sales2.xenanghavico@mail.com