Có rất nhiều người chưa hiểu hết về Everest Base Camp, rồi cứ nghĩ đi vậy nguy hiểm rồi tốn kém lắm, nhưng
thực tế không hề như vậy. Tất cả mọi người đều có thể đi được chỉ cần có sự kiên trì, bền bỉ. Mình xin chia sẻ
một số thông tin qua trải nghiệm thực tế của mình cho các bạn có thể hiểu rõ hơn:
-
Trước hết chúng ta cần hiểu Everest Base Camp là gì?
Bố mẹ mình khi nghe mình nói là sẽ đi Nepal để Trekking Everest Base Camp thì kêu lên” ôi con ơi, con gái con
đứa, người thì gầy gò thế kia, đi thế thì chết chứ về thế nào được, rồi nguy hiểm thế nọ thế kia”… Rồi đến một số
bạn mình thấy mình đi EBC cứ nghỉ là leo được lên đến đỉnh Everest cơ đấy, rồi hỏi han các kiểu…
Vậy EBC là gì?
Thực ra Everest Base Camp ở độ cao 5364m – là nơi cắm trại (nơi dừng chân nghỉ lấy sức và làm quen độ cao)
của những nhà leo núi muốn chinh phục đỉnh Everest – nóc nhà thế giới với độ cao 8.848m. Tiếp theo là các trạm
dừng nghỉ Base Camp 1 cao 5900m, Base Camp 2 cao 6400m, Base camp 3 cao 7500m, Base camp 4 cao7950m
– từ trạm thứ 4 bắt đầu tiến lên đỉnh Everest.
Thông thường leo EBC mất khoảng 11 ngày đến 17 ngày tùy từng người, còn muốn chinh phục Everest thì phải
có chứng chỉ leo núi chuyên nghiệp, phải đăng ký trước, phải mất rất nhiều kinh phí và mất khoảng 2 – 3 tháng t
hế nên đừng lầm tưởng giữa Everest Base Camp và đỉnh Everest các bạn nhé.
-
Con gái Trekking Everest Base Camp (EBC) rất nguy hiểm?!
-
Con gái hay chuyện trông gầy ốm không đánh giá được việc có leo được EBC hay không. Với hành trình
này thì sức bền quan trọng hơn sức mạnh, mình trực tiếp thấy trên đường đi có rất nhiều người trai có, gái có, trông thì to lớn khỏe mạnh nhưng bị sốc độ cao và phải bỏ cuộc giữa chừng.
-
Triệu chứng sốc độ cao: nói môm na là khi cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các cơ quan, dẫn đến các hiện tượng như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chảy máu mũi, mệt mỏi, và nặng hơn có thể là mất khả năng điều khiển tứ chi, mất thị giác và thậm chí là tử vong nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Càng lên cao không khí càng loãng vì vậy đối với những người trekking EBC cái lo sợ nhất là triệu chứng Sốc độ cao. Vì thế để chuẩn bị cho việc chống sốc độ cao mình cũng tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp sau: uống thuốc hoạt huyết dưỡng não hàng ngày 1 tháng trước khi đi, sáng dậy sớm tập thể dục khoảng 30 phút chạy bộ – tự nhủ mình là tập trước 2 tháng nhưng mình sáng lười dậy nên cũng thường xuyên bỏ tập, chủ nhật đi cùng 1 chị đồng hành đi tập leo cầu thang ở khu chung cư được mấy buổi. Không biết do mình uống thuốc đều đặn và tập luyện hay không mà may mắn mình không hề có chút triệu chứng sốc độ cao nào cả, hì hì.
-
Kinh nghiệm Trekking Everest Base Camp (EBC)
-
Có 2 mùa thích hợp nhất để trekking EBC: từ tháng 3 – tháng 5 hoặc từ tháng 9 – tháng 11. Mình chọn cuối tháng 4 đi, đợt đó thời tiết rất ủng hộ, rất đẹp
-
Các bạn hãy mua bảo hiểm du lịch nhé, đi những nơi khác thì mua cũng được không mua cũng được nhưng đi trekking EBC thì các bạn nên mua. Vì nếu trong trường hợp xảy ra vấn đề gì: số độ cao, gặp rủi ro gì đó…bạn cần phải đưa xuống núi ngay lập tức, cần gọi trực thăng cứu hộ rồi đi bệnh viện thì số tiền phải chi trả rất lớn, nếu có bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm chi trả, cũng như việc sốc độ cao rất nguy hiểm mình không thể nói trước được.
-
Có một lời khuyên cho bạn gái nào nếu chẳng may ngày đèn đỏ có nguy cơ rơi vào chuyến đi thì các bạn hãy uống thuốc tránh thai trước khoảng 3 ngày mỗi ngày uống 1 viên đến khi nào muốn đèn đỏ quay trở lại thì dừng khoảng 2-3 ngày sau là có. Chứ như mình, tính đi tính lại rồi đến lúc rơi trúng vào ngày thứ 2 của chuyến đi: bụng râm ran cả buổi, vệ sinh cũng không đảm bảo, ra nhiều rồi vận động nhiều mặt tái nhợt mệt mỏi vô cùng, mới bắt đầu chuyến đi còn chưa quen mà lúc đó mệt tưởng không thể đi tiếp được, đến bạn poster nhìn còn bảo tao thấy mày có lẽ không thể đi tiếp được,hic. Nhưng rồi vẫn phải tiếp tục đi tiếp và tới đích.
-
Đồ dùng cần thiết mang theo trekking EBC
-
Đồ dùng cần thiết khi mang theo: mỗi poster sẽ mang được 20kg, mình và 1 chị đi cùng nên poster mang cho mỗi người 10kg còn lại mình sẽ phải tự mang. Vì thế, các bạn chuẩn bị 1 cái ba lô to đựng tất cả đồ và 1 cái balo nhỏ để chia những đồ cần thiết mình tự mang. Các bạn đừng nghĩ là cứ mang đi có khi cần, có gì poster sẽ vác đồ cho. Cái gì cần thiết thì mang đi thôi, đến lúc leo mệt rồi cái balo nhỏ khoảng 2kg – 3kg mà cũng thấy nặng lắm luôn, hì hì.
Mọi người nghĩ ở đó lạnh lắm, lạnh tuyết rơi thế thì cần gì kem chống nắng?! Đúng là lạnh thì cứ lạnh mà nắng
thì vẫn cứ nắng chang chang mà nắng trên độ cao như thế nên ánh nắng rất không tốt. Vì vậy, kính râm (nên chọn
kính chống tia UV) để bảo vệ mắt, kem chống nắng là những vật chắc chắn phải mang theo. Và những vật dụng
cần thiết chia ra như sau:
+ Phần đầu: Mũ len loại kín tai 01 cái, kính râm 01 cái, khăn đa năng 1 – 2 cái
+ Phân thân: Áo giữ nhiệt 4 cái – mặc lớp trong cùng, áo thu đông dài tay 04 cái – lớp tiếp theo, áo khoác gió 1
cái – mặc mấy ngày ở chỗ thấp, áo khoác 3 lớp North face lớp ngoài chống thấm nước có thể mặc được khi tuyết
rơi. Và 01 váy mỏng, quần ngố, áo phông vì mình về Katmandu chơi 2 ngày. Mình đi vào đợt cuối tháng 4 nên
cũng đỡ lạnh hơn các bạn đi vào tháng 10, tháng 11 đấy nên tùy theo nhiệt độ mà chuẩn bị thêm áo nhé. Găng tay
các bạn nên mang theo 02 cái: 1 cái nỉ mỏng hơn, 1 cái găng tay có thể chống nước để đi trong tuyết, mình mang
mỗi 1 cái găng tay dày chống nước nên nhiều lúc rất bất tiện.
+ Phần thân dưới: vì ở Hà Nội có mùa đông sẵn có quần tất mình mang khoảng 4 cái quần tất có lớp nỉ, 3 quần
legging, 2 quần gió hay dù đấy – quần rộng rộng chuyên để đi leo núi tháo ống dưới ra được – để mặc bên ngoài.
Quần lót: có thể mua quần lót dùng 1 lần rồi vứt vì đi nhiều ngày không giặt được thì mùi lắm. Tất mình mang
khoảng 10 đôi đa phần là tất cao cổ. Giầy: 01 đôi cao cổ, loại giầy leo núi chuyên dụng chống thấm nước, 01 đôi
dép để xuống dưới thì đi.
-
Đồ ăn mang theo: mang theo ít chocolate trên đường dừng nghỉ thì nạp thêm năng lượng, mỳ tôm, ruốc, bánh, các loại hạt, lương khô, thịt hộp – mang ít thôi không ăn mấy đâu. Viên sủi bổ sung vitamin uống dọc đường.
-
Dọc đường có trạm dừng nghỉ, có nhà nghỉ hẳn hoi có đồ ăn thức uống đầy đủ, nhưng mình khó ăn nên thấy đồ ăn rất khó nuốt, rồi mình thì thích ăn rau củ trái cây – cái đó ở đây hiếm lắm, thịt cũng hiếm, rồi càng lên cao càng không có thịt.
Đặc biệt sạc pin cũng mất tiền, tắm nước nóng hay muốn dùng nước nóng là phải mua, muốn sử dụng wifi cũng phải mua.
Tiền phòng thì mình thấy rất rẻ, khoảng 2$ – 5$ thôi. Ăn uống thì cũng bình thường nhưng càng lên cao càng đắt.
-
Leo EBC phải là những người giàu, mất rất nhiều tiền?
-
Không phải như vậy, vì bản thân mình cũng không phải giàu có gì nhưng vẫn đi được đấy thôi. Chi phí không hề cao như nhiều người nghĩ.
Tiền thuê poster 12$/ngày/người
Tiền nhà nghỉ 2$ – 5$/ngày
Tiền vé máy bay thì tùy vào bạn có săn được vé rẻ hay không.
Tổng chi phí cho chuyến đi 14 ngày bao gồm vé máy bay, bảo hiểm du lịch rồi hết khoảng 1,100$ – 1,300$.
Với chi phí như thế này thì không phải khó khăn lắm cho một chuyến đi đúng không?.
Và các bạn có thể tham khảo lịch trình trekking EBC qua đây: http://codauhan.com/kinh-nghiem-thuc-te-lich-trinh-trekking-everest-base-camp-ebc-bid30.html
Với tất cả những điều trên, mọi người còn do dự gì nữa hãy cho ngay EBC vào kế hoạch du lịch lần tới của mình đi chứ ~~~^^
Xem thêm:
Kinh nghiệm du lịch Maldives: http://codauhan.com/kinh-nghiem-du-lich-maldives-khong-con-la-giac-mo-xa-voi-bid34.html
Myanmar – đất nước bị lãng quên: http://codauhan.com/hoi-uc-mot-chuyen-di-myanmar-dat-nuoc-bi-lang-quen-bid50.html