1. Cơ chế hình thành
Bất kỳ một thói quen nào cũng được hình thành thông qua 3 giai đoạn với diễn biến cụ thể như sau:
-
Reminder (Tín hiệu bắt đầu): Khi những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lên chúng ta, sự mới mẻ sẽ kích thích não bộ. Não bộ sẽ tiến hành hoạt động đánh giá rồi sau đó quyết định cách hành động phù hợp.
-
Routine (Quá trình phản hồi): Những tác động ở trên có thể tái diễn thường xuyên, vì thế mà hành động cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
Reward (Kết quả nhận được): Hoàn thành 2 bước trên, bạn sẽ nhận về một kết quả khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, phấn khích. Đây chính là lúc não bộ tiết ra lượng lớn hormone Dopamine làm cho cả quá trình ăn sâu vào tiềm thức, biến hành động trở thành phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Thói quen trả lời điện thoại của mỗi người là một ví dụ điển hình cho quy tắc trên. Khi điện thoại reo lên, tiếng chuông sẽ là tín hiệu nhắc nhở chúng ta phải nghe máy. Hành động nhấn nút trả lời cuộc gọi là sự phản hồi được diễn ra thường xuyên trước đó bởi nó thỏa mãn mong muốn biết ai là người gọi và họ truyền đạt thông tin gì.
2. Tầm quan trọng của thói quen
“Gieo thói quen, gặt tính cách” là một câu ngạn ngữ nói lên vai trò to lớn của thói quen. Mặt khác, giống như mọi vấn đề khác trong đời sống thói quen cũng có hai mặt tốt xấu. Và chính sự đối lập ấy sẽ tác động lên chúng ta theo hai chiều hướng trái ngược nhau.
2.1 Lợi ích từ thói quen tốt
Thói quen tốt là tất cả thói quen mang đến sự tích cực cho chính bản thân bạn và những người xung quanh, chẳng hạn như đọc sách, dậy sớm, tập thể dục, gọn gàng, nói lời cảm ơn – xin lỗi,… Một thói quen tốt có thể mang đến cho bạn những ích lợi như sau:
-
Thói quen tốt giúp bạn đạt được mục tiêu của mình: Bất kể mục tiêu của bạn là gì, bạn không thể hoàn thành nó trong một sớm một chiều. Thói quen tốt sẽ giúp ích cho bạn bởi nó được thiết lập một cách tự nhiên và nhất quán, hạn chế tối đa những trở ngại.
-
Thói quen tốt là nền tảng cho cuộc sống của bạn: Như đã nói ở trên, “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Nếu chăm chỉ học tập, bạn sẽ đạt được kết quả cao. Nếu bạn bắt đầu một chế độ ăn lành mạnh, cơ thể của bạn sẽ vô cùng khỏe khoắn. Điều này cũng tương tự với tất cả những thói quen tốt mà bạn rèn luyện được.
-
Thói quen tốt sẽ tiết kiệm thời gian: Khi đối mặt với một vấn đề, sự nhạy bén bạn có được từ thói quen tốt sẽ giúp bạn đưa ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng, từ đó nâng cao hiệu suất trong mọi công việc.
-
Thói quen tốt có khả năng bù đắp khi bạn mất động lực: Vì những phản xạ là tự nhiên, do vậy bạn có thể tạm thời khắc phục tình trạng thiếu động lực để công việc được duy trì liên tục.
2.2 Tác hại của thói quen xấu
Trái ngược với thói quen tốt, thói quen xấu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt. Nổi bật trong đó có thể kể đến một vài thói quen xấu tiêu biểu của giới trẻ và tác hại nghiêm trọng của chúng:
-
Thói quen hút thuốc và lười vận động dẫn đến tình trạng béo phì, suy giảm tinh thần.
-
Lạm dụng các thiết bị điện tử cũng như mạng xã hội ảo dễ khiến cho các triệu chứng tâm lý trầm cảm, lo lắng, căng thẳng mãn tính trở nên trầm trọng hơn.
-
Thức khuya dậy muộn – một thói quen chung của các bạn học sinh sinh viên, không chỉ gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể mà còn lãng phí khoảng thời gian sinh hoạt hiệu quả trong ngày.
-
Cao su giờ giấc cũng là một trong những hiện tượng phổ biến làm cho công việc kém hiệu quả, không đảm bảo được chất lượng cần thiết.
3. Những thói quen giúp người trẻ hình thành lối sống tích cực
Như vậy có thể thấy rằng, việc hạn chế thói quen xấu, rèn luyện thói quen tốt là vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta. Vậy thế hệ trẻ Việt Nam nên có những thói quen nào để phát triển bản thân một cách tối đa? Dưới đây sẽ là những gợi ý đến từ TNEX:
-
Đọc sách mỗi ngày.
-
Nâng cao sức khỏe qua các bài tập, môn thể thao.
-
Ăn uống theo chế độ khoa học.
-
Kiểm soát việc chi tiêu hàng tháng, hàng năm.
-
Cân bằng các mối quan hệ trong đời sống, chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng.
-
Trò chuyện với bản thân mình nhiều hơn.
-
Trải nghiệm nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn từ môi trường xung quanh.
Bất cứ ai cũng đều có thói quen xấu, tuy nhiên chúng ta không nên thỏa hiệp với những thói quen này và nuông chiều bản thân mình. Hãy quen dần với những thói quen tốt để đưa cuộc sống của bản thân sang một hướng tích cực hơn, lành mạnh hơn. Không bao giờ là quá muộn cho việc bắt đầu đúng không nào?
Qua các thông tin trên, mong bạn đọc hiểu rõ hơn về sự quan trọng của thói quen, cơ chế hình thành và bắt đầu xây dựng cho bản thân các thói quen tốt. Trong chuỗi bài chia sẻ kiến thức về lifetyle, TNEX sẽ liên tục cập nhật nhiều chủ đề mới, bạn đọc nhớ ghé website thường xuyên để nhận được kiến thức nóng hổi nhất nhé!