Tác dụng của việc ăn mía

Mía chính là món quà do thiên nhiên ban tặng bởi vì mía có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong thành phần của mía chứa đường Saccharose, cacbonhydrat, và các acid amin… Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc ăn mía với sức khỏe nhé!

 
 

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA VIỆC ĂN MÍA
 

Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước. Lá phủ một lớp sáp, to, bẹ có nhiều lông dễ rụng. Cụm hoa là chùy rộng và to ở ngọn cây, bông nhỏ có một hoa sinh sản.

– Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía còn được gọi bằng những cái tên khác rất xa lạ với chúng ta hiện nay như là cam giá, vu giá, thử giá… vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, bên cạnh đó còn sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.

– Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, dùng nước mía đun nóng để tạo ra một loại thức uống giữ ấm nhưng vẫn điều hòa cơ thể.

– Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.

– Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết… nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm… Tuy nhiên, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường thì nên kiêng cữ tuyệt đối không được đụng đến nước mía.

 

Thành phần dinh dưỡng
Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…

 

Tác dụng thực dưỡng
– Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.

– Theo thực nghiệm còn cho thấy, trong mía có chứa rất nhiều loại đường, điều đó có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).

CÔNG DỤNG CỦA MÍA VỚI SỨC KHỎE
 

Từ xa xưa, cây mía được mệnh danh là “Thang thuốc phục mạch”, rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt.

Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của nước mía với sức khỏe:

Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.

Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150ml, nước gừng 5 – 10 giọt. Uống từng ngụm một.

Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.

Người gầy (hốc hác) da tóc khô: rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.

Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

cây mía được mệnh danh là “Thang thuốc phục mạch”

Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

CÁC BÀI THUỐC TỪ MÍA

Trong mía, đường chiếm khoảng 20%, ngoài ra còn có một ít các acid hữu cơ như acid citric, acid malic, acid tartric… cùng nhiều chất vô cơ khác. Bởi vậy, mía có tác dụng bổ dưỡng, nhuận táo và thích hợp dùng cho người hạ đường máu, đau họng, ít nước bọt, ho, sốt cao, suy tim, người huyết áp thấp, táo bón, khó tiểu tiện, các chứng ho do hư nhiệt, khát… Theo Tuệ Tĩnh, uống nước mía pha nước gừng trị nôn khát rất hiệu nghiệm. Người ta còn dùng vỏ mía sắc cùng cam thảo lấy nước tắm cho người bị sởi. Lấy vỏ mía tím đốt thành tro, nghiền bột để trộn với dầu vừng (lượng vừa phải) rồi dùng hỗn hợp này bôi lên nơi sởi mọc, hay các vết loét, viêm tại khoang miệng…

Một số phương thuốc chữa bệnh từ mía:

Trị ho do nhiệt: Nước mía 1,5 lít, hạt cao lương xanh 4 thìa canh, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn, uống hai lần, có tác dụng nhuận tim phổi dùng trị ho do hư nhiệt, miệng khô, nhỏ dãi.

Chữa nhiệt miệng, khó tiểu tiện: Mía róc bỏ vỏ, nhai nuốt nước, nếu đau miệng dùng ép lấy nước uống. Mỗi ngày dùng nước mía uống 1-3 lần còn trị được khát do nhiệt.

Nôn ọe ở phụ nữ có thai, mồ hôi trộm: Dùng nửa cốc đến 1 cốc nước mía, thêm nước gừng độ 2 đến 5 giọt, hòa đều uống một lần. Ngày 2-3 lần sẽ hiệu quả.

Làm tiêu đờm, trị ho nhiệt, khô miệng: Lấy 50 g nước mía hòa vào một lượng nước vừa đủ để nấu từ 60-100 g gạo tẻ thành cháo, sau đó dùng uống có lợi cho tim phổi và chữa được bệnh trên.

Chữa viêm họng mãn tính: Dùng một lượng nước mía vừa đủ cho mã thầy đã thái nhỏ, một ít rễ cỏ tranh, thêm nước sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục 10-15 ngày sẽ hiệu quả.

Chữa băng huyết khi sinh: Lấy 45 cm ngọn mía, rửa sạch, thái nhỏ cùng cho vào 60 g táo đen, đổ thêm nước, đun nóng lấy nước uống thay trà trong ngày. Ngoài tác dụng chữa băng huyết khi sinh, còn trị được chứng khô miệng.

Chữa đi ngoài phân khô: Dùng một cốc nước mía vỏ xanh hòa lẫn vào 1 cốc mật ong, ngày uống hai lần vào lúc sáng (bụng đói) và tối. Vài ngày sẽ hiệu nghiệm.

Chữa tiểu dắt: Róc mía nhai nuốt nước hoặc ép lấy nước uống, ngày 3 lần mỗi lần uống 1-2 cốc nước mía (lưu ý không pha lẫn thứ gì hay bỏ nước đá vào).

Chữa chứng nôn mửa liên tục: Khi thấy xuất hiện tình trạng sáng ăn chiều nôn hay chiều ăn sáng nôn, nhưng không phải là tắc ruột hay hẹp môn vị hoặc một số cấp cứu ngoại khoa khác thì hãy dùng phương này. Lấy 3,5 kg nước mía và một lít nước gừng tươi, hai vị này hòa lẫn nhau rồi chia 3 phần bằng nhau uống mỗi lần 1 phần.

Trị đau nhiệt trong dạ dày: Mía 500 g, hạt cao lương 30 g, ép mía lấy nước cho vào hạt cao lương để nấu thành cháo ăn với cơm sẽ tác dụng.

Nôn nghén do gan, dạ dày không điều hòa: Mỗi lần dùng 1 cốc nước mía hòa lẫn 1 thìa cà phê nước gừng hâm nóng sẽ có tác dụng.

Lưu ý: Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, người ta lấy 2 đoạn mía dài chừng 100 cm ở hai cây mía khác nhau đem rửa cọ và lấy cặn lắng ở nước rửa mía này soi trên kính phát hiện thấy 1.400 trứng giun, trong đó chiếm 75% số trứng giun có khả năng gây nhiễm bệnh.
 

 

ĐỪNG BỎ QUA NƯỚC MÍA KHI MANG BẦU

Ngay từ hồi mới mang bầu, nhiều người đã khuyên mình nên uống nước mía thường xuyên để tốt cho con sau này.

Không hiểu nước mía tốt như thế nào nhưng nghe đàn chị đi trước khuyên nhủ mình cũng tập thói quen uống nước mía mỗi tuần. Hồi 3 tháng đầu vì không ăn uống được gì nhiều nên mình không uống được nhiều nước mía nhưng đến tháng thứ 4, tình hình ăn uống của mình được cải thiện và nước mía đã trở thành đồ uống khoái khẩu hàng ngày. Biết vợ thích uống nước mía, anh chồng đã đặt riêng chị xay nước mía đầu ngõ mỗi ngày mang vào cho mình một ly.

Dù uống nước mía hàng ngày như thế nhưng nói thật mình không biết gì nhiều về tác dụng của đồ uống này trong thai kỳ. Hồi mới mang bầu, mình có nghe mẹ nói cố gắng uống nhiều nước mía để sau này con sinh ra được sạch và ít nhớt. Đó là quan niệm của các cụ ngày xưa nên mình cũng không để ý lắm.

Trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo. (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hôm trước có tham khảo sách báo mới biết, theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Câu chuyện về công dụng của nước mía với bà bầu không chỉ dừng lại ở đó. Mình mới khám phá ra một lợi ích tuyệt vời của đồ uống này nữa đó là chữa ốm nghén nhân một ngày đến nhà bạn chơi.

Chả là cô bạn thân hồi đại học của mình cũng mới mang bầu tháng thứ 2. Hôm trước nói chuyện thấy bạn bảo bị ốm nghén ghê gớm lắm nên tuần vừa rồi hai vợ chồng quyết định đi hỏi thăm bạn đồng thời cũng là dịp để chia sẻ những lo lắng, trăn trở lần đầu mang bầu. Nhưng sang đến nơi ngồi chơi cả ngày mà chẳng thấy bạn nôn ói hay có hiện tượng gì của ốm nghén. Hỏi ra bạn mới kể là mới chữa được ốm nghén cách đây vài ngày, còn trước đó thì chẳng ăn uống được gì mà nôn ói suốt ngày.

Nước mía pha gừng có công dụng trị ốm nghén hiệu quả. (ảnh minh họa)

Bạn bảo may có bác hàng xóm mách cho cách trị ốm nghén rất đơn giản mà hiệu quả ghê. Mình hỏi là chữa bằng gì thì bạn bảo là chữa bằng nước mía. Mình khá bất ngờ vì hồi đầu mang thai, mình cũng nghén ngẩm ghê gớm lắm mà uống nước mía thấy có tác dụng gì đâu. Cô bạn bảo chữa phải biết cách thì mới có tác dụng chứ đâu phải cứ uống nước mía là khỏi. Thế là 2 vợ chồng ngồi im nghe bạn giới thiệu về bài thuốc trị ốm nghén với nước mía. Dù mình đã qua thời gian ốm nghén nhưng vẫn muốn học hỏi cho tập 2 và để giới thiệu với những người thân khác.

Bài thuốc chữa ốm nghén của cô bạn là lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày. Bạn bảo uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, bạn vẫn có thể uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn. Nhìn bạn rạng rỡ hơn hẳn so với hôm nói chuyện trước mình đoán bài thuốc này hiệu nghiệm lắm lắm.

Nếu các mẹ cũng đang bị ốm nghén, hãy thử cách làm này xem nhé. Tuy nhiên, bạn cần mua được nước mía sạch hoặc tự làm là tốt nhất. Ngoài ra, uống nước mía trong thai kỳ cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi, dù vậy vì nước mía có lượng đường cao nên chị em không nên uống quá nhiều. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên.

(ST)
 

Rate this post

Viết một bình luận