Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ da là nguyên nhân số một gây ra tình trạng lão hóa da sớm và ung thư da. Thật không may, có đến 85% dân số thế giới không biết tác hại của ánh nắng mặt trời, không quan tâm đến những biện pháp bảo vệ làn da của họ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức sâu hơn về tác hại của ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào và các bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro của nó. Cùng theo dõi nhé!

1/ Tia UV trong ánh nắng mặt trời nguy hiểm như thế nào?

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da

Trong ánh sáng mặt trời có 3 loại tia cực tím gồm UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên theo lý thuyết, tia UVC bị tầng ozone hấp thụ, chính vì vậy tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da được gây ra chủ yếu bởi hai loại tia UVA và UVB.

Tia UVA (sóng dài) có thể xuyên qua tầng ozon mây mù, không khí nên có lượng bức xạ tia tử ngoại nhiều nhất chiếm tới 97%. Tia UVA khiến làn da trở nên rám nắng theo cách không lành mạnh, nhưng chúng không phải là tia gây cháy nắng. Tia UVA đi sâu hơn vào da và gây ra các tổn thương ung thư da và lão hóa sớm.

Tia UVB (sóng ngắn) chiếm khoảng 3% trong số các tia UV do mặt trời tỏa ra. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin – sắc tố da làm cho da trở nên tối đi, gây ra cháy nắng và cũng gây ra tổn thương do lão hóa sớm. UVB được coi là nguyên nhân phổ biến của hầu hết các bệnh ung thư da.

Việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV đều có thể dẫn đến nguy cơ ung thư da nhất là những người có làn da yếu, nhợt nhạt, người trong gia đình có tiền sử ung thư da.

2/ Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da

Dựa vào kết quả khảo sát năm 2010 tại Vương quốc Anh, chúng tôi biết được có đến 12.818 người mắc chứng Melanoma (ung thư tế bào hắc tố), trong đó nữ chiếm 52% và nam chiếm 48%. Những con số này nói lên tác hại của ánh nắng đối với làn da của con người.

Ánh nắng mặt trời để lại hậu quả cả ngắn hạn và lâu dài đối với làn da. Về cơ bản, ánh nắng mặt trời phá hủy khả năng duy trì các thành phần quan trọng của da để làn da trông trẻ và khỏe mạnh như chất chống oxy hóa, axit béo thiết yếu, ceramides, axit hyaluronic và các vitamin.

Hậu quả của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ khỏi tia UVA và UVB bao gồm:

  • Da khô, mỏng, có nếp nhăn.
  • Da đổi màu, trở nên sậm màu, sạm, nám, tàn nhang.
  • Nguy cơ ung thư da.

3/ Làm sao để không phải chịu tác hại của ánh nắng mặt trời?

Phòng ngừa là cách duy nhất để thực sự cứu làn da của bạn. Điều đó có nghĩa là ngay từ bây giờ hãy áp dụng các biện pháp chống nắng như mặc quần áo che toàn thân, đội mũ nón, thoa kem chống nắng mỗi ngày, dù mưa hay nắng. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu sử dụng kem chống nắng nhưng càng sớm càng tốt.

Hãy nhớ rằng nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hay phải ra ngoài trong thời gian dài, bạn sẽ cần thoa lại sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF để đảm bảo làn da được bảo vệ đầy đủ.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng có một số loại thuốc khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Và môi cũng có thể bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Hãy bảo vệ chúng bằng kem dưỡng môi có SPF và thoa lại thường xuyên vì ăn, uống, và thậm chí nói chuyện sẽ khiến son bị mòn.

4/ Cách khắc phục hậu quả do ánh nắng gây ra

Mặc dù không thể chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời một cách tuyệt đối, nhưng có những sản phẩm có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của các tác động lão hóa do ánh nắng gây ra theo những cách đáng ngạc nhiên, bao gồm những cách sau:

  • Sản phẩm có thành phần AHA hoặc BHA: Giúp loại bỏ sự tích tụ của làn da không khỏe mạnh do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, phục hồi độ mịn màng, cải thiện tông màu da và dẫn đến một làn da tổng thể rạng rỡ hơn.
  • Sản phẩm Retinol: Làm giảm rõ rệt sự xuất hiện của các nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác do tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Serum Vitamin C: Làm sáng rõ rệt màu da không đồng đều do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Huyết thanh chống oxy hóa: Giúp bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường và tăng hiệu quả của sản phẩm SPF của bạn.

Rate this post

Viết một bình luận