Tag là gì? Tại sao tag lại có vai trò quan trọng với Facebook và SEO? Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão với sự bùng nổ của mạng xã hội, thuật ngữ “tag” đang dần trở nên phổ biến. Trong chúng ta hẳn ai cũng từng nghe qua cụm từ “tag bạn bè” trên Facebook. Vậy thực sự thì tag là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp tất cả những thắc mắc về thuật ngữ tag cũng như những cách sử dụng tag để hỗ trợ SEO một cách hiệu quả nhất.
Tag trong tiếng Anh bao gồm 2 nghĩa, vừa là danh từ vừa là động từ. Danh từ dịch ra là “nhãn dán” còn động từ có nghĩa là “gắn, buộc, đính” một tấm thẻ ghi chú vào một vật gì đó.
Tag thường được dùng trên mạng xã hội để đánh dấu trong các bài viết, trong bình luận hoặc trong tin nhắn với mục đích tạo sự chú ý để nhiều người biết đến mình hơn. Trên website, tag thường dùng để làm nhãn – nhóm các bài viết cùng chủ đề với nhau vào một trang. Bạn cũng có thể thêm tag dưới bài viết các chủ đề phụ liên quan tới nội dung mà bài viết đề cập.
Ví dụ bạn viết bài về cho thuê xe điện cân bằng thì có thể dùng tag gắn đính kèm các chủ đề như: địa chỉ cho thuê xe điện cân bằng uy tín, thuê xe điện cân bằng giá rẻ, thuê xe điện cân bằng chất lượng ở Sài Gòn…
>>>Xem thêm: Hashtag là gì? 5 cách dùng Hashtag cho chiến lược kinh doanh
Khi đã hiểu được khái niệm tag là gì thì chúng ta cũng biết việc sử dụng thẻ tag là hình thức phổ biến hiện nay với cách sử dụng linh hoạt, chính xác và bao quát được nội dung. Hiện nay, hầu hết các mạng xã hội đều có chức năng gắn thẻ tag. Khi bài viết bất kỳ nào được đăng tải, chúng ta đều có thể thêm thẻ tag cho nó.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng đối với mỗi nền tảng khác nhau, tag lại thể hiện các vai trò khác nhau.
Facebook hiện đang là nền tảng sở hữu số lượng người dùng lớn nhất thế giới. Mặc dù phổ biến, song không phải ai cũng hiểu rõ các công cụ và chức năng có trên nền tảng này như tag bạn bè trong status, bình luận, fanpage hay cách gỡ tag đơn giản nhất.
Với lượng người dùng tăng trưởng ngày càng tăng thì vai trò của tag đối với Facebook cũng ngày một quan trọng hơn. Khi bạn gắn tag một ai đó trên Facebook, người được tag sẽ nhận thông báo rằng bạn đã gắn thẻ họ. Nội dung này cũng xuất hiện trên dòng thời gian của người được tag, kéo theo đó là lượt tiếp cận sẽ tăng cao hơn, lượt tương tác cũng nhiều hơn.
Nếu nội dung hay, người dùng sẽ càng chia sẻ và lan tỏa rộng rãi nhiều hơn. Điều này đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc kinh doanh, làm marketing hay bán hàng trên Facebook.
Thẻ tag Youtube là những cụm từ được gắn trong phần mô tả video. Nó giúp người dùng nhận diện video đang nói về chủ đề gì và phân loại video thuộc chuyên mục nào.
Dù Youtube luôn đề cao đến tương tác qua lượng người theo dõi, like, dislike hay lượt view nhưng thẻ tag cũng không kém phần quan trọng. Nó có khả năng đưa video lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm hàng đầu của kênh.
Thẻ tag trên Youtube còn có chức năng phân mục, giống như hashtag trên Facebook hay các cụm tag trên website, chỉ cần bạn nhấn vào thẻ tag, toàn bộ thông tin, bài viết liên quan đều sẽ hiện ra trước mắt.
Không cần quan tâm đến nội dung video của bạn xuất sắc như thế nào, thuật toán của công cụ tìm kiếm chỉ có thể đọc được nội dung thông qua các ký tự. Do đó, xây dựng nội dung trên trang Youtube chỉ có thể được thể hiện qua các thẻ meta data và thẻ tag.
>>>Xem thêm: Thẻ tag YouTube là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa video YouTube với thẻ tag?
Như đã nói về khái niệm tag là gì trong phần đầu bài viết, đối với website tag được sử dụng như một danh mục để nhóm các nội dung liên quan lại với nhau. Danh mục trên website thường bị hạn chế, khó để tạo danh mục tùy biến. Do đó, để đánh dấu bài viết cùng một chủ đề, website hay sử dụng tag.
Ngoài ra, vài trò của tag với website cũng được thể hiện rõ khi hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm. Với các từ khóa có ít lượt tìm kiếm thì tag sẽ là con đường tắt giúp người dùng dễ dàng xem được các chủ đề nhỏ mà họ quan tâm bởi chúng ta không thể tạo quá nhiều danh mục cho một website được.
Sử dụng tag trong bài viết cũng giúp website tăng lượt index trên Google, từ đó cải thiện độ uy tín hơn so với các đối thủ khác.
Tag là một công cụ lợi hại, luôn được người làm SEO chú trọng. Ngày nay, sử dụng tag trong SEO từ khóa rất phổ biến, đặc biệt là trên nền tảng WordPress. Tuy nhiên, chúng lại được gắn chẳng theo một quy tắc nào cả và phụ thuộc vào cảm quan người dùng. Chính vì thế nên việc gắn tag chuẩn hay không phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người dùng. Dưới đây là một vài lưu ý cách sử dụng tag để hỗ trợ SEO tốt nhất:
Một bài viết lý tưởng chỉ nên đặt từ 2 – 3 thẻ tag và tối đa không quá 5 thẻ. Nhiều thẻ tag quá mức sẽ khiến trang website nhìn rối rắm, chủ đề và nội dung khó kiểm soát. Lợi khuyên là bạn nên kiểm soát số lượng khi tạo thẻ tag.
Thẻ tag thông thường chứa một từ hoặc một cụm từ ngắn. Một câu hoàn chỉnh không thể sử dụng làm thẻ tag được, vì vậy sẽ khó tối ưu website và trông thiếu chuyên nghiệp. Ngoài ra, thẻ tag quá dài cũng dễ gây nhầm lẫn, không thể kết nối chính xác các thẻ cùng một chủ đề.
Từ chỉ mục sẽ thông báo các từ khóa có khối lượng tìm kiếm nhất định trong công cụ tìm kiếm. Để xếp hạng từ khóa, người làm SEO nên sử dụng từ chỉ mục làm thẻ tag. Bởi chính thẻ tag là một trang tổng hợp các bài viết khác nhau. Trong quá trình tối ưu website, các trang này thường có tính cạnh tranh cao hơn và có thứ hạng trong kết quả tìm kiếm cao hơn.
>>>Xem thêm: WordPress là gì? 7 ưu điểm không thể bỏ qua của Website WordPress
Để quá trình SEO website diễn ra thuận lợi, hiệu quả nhất thì người làm SEO cần dùng thẻ tag đúng cách. Để làm được điều này cần chú ý những điều sau:
Cuối cùng, mục đích của thẻ tag là để liên kết các bài viết liên quan lại với nhau. Hãy chọn lọc tag có nội dung tương tự với nội dung của bạn nhất để người dùng tìm kiếm chúng dễ dàng hơn.
Trong bài viết trên đây, Marketing24h đã gửi đến bạn đọc những thông tin về khái niệm tag là gì cũng như vai trò của tag trên mạng xã hội. Khi các công cụ tìm kiếm Google không ngừng update mỗi ngày, marketer cần thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, sử dụng tag để bài viết tăng lượng traffic, tối ưu thứ hạng. Tag là gì sẽ không phải là câu hỏi khó nếu chúng ta hiểu rõ và học cách vận dụng chúng hiệu quả.
>>>Xem thêm: CCO là gì? Vai trò của CCO trong doanh nghiệp
Chủ đề liên quan