Tài chính quốc tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các nước thành viên trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lưu chuyển nguồn vốn.
Bài viết dưới đây Gentracofeed sẽ trình bày tổng quan về Tài chính quốc tế và về ngành học Tài chính quốc tế.
I. Tổng Quan Về Tài Chính Quốc Tế
1. Khái niệm tài chính quốc tế là gì?
Tài chính quốc tế được hiểu theo các khái niệm khác nhau:
– Theo góc độ của từng quốc gia:
+ Hoạt động tài chính bao gồm: Hoạt động tài chính đối nội, hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia.
Hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia hay còn được gọi là hoạt động tài chính quốc tế thuần túy sẽ gồm có hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia và hoạt động tài chính của những tổ chức quốc tế.
Với góc nhìn này, hoạt động tài chính quốc tế gồm có hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính thuần túy. Quan niệm này thường được dùng tại những quốc gia đang phát triển, mức độ hội nhập còn hạn chế.
– Theo góc độ toàn cầu:
Hoạt động tài chính quốc tế chỉ gồm có các hoạt động tài chính quốc tế thuần túy, do hoạt động tài chính ở mỗi quốc gia đã gồm có cả hoạt động tài chính đối nội và hoạt động tài chính đối ngoại nên chỉ có những hoạt động tài chính chung trên phạm vi toàn cầu mới được coi là tài chính quốc tế.
Quan niệm này thường được dùng tại những quốc gia phát triển, mức độ mở cửa hội nhập cao.
2. Đặc điểm của tài chính quốc tế
a. Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính ở trong lĩnh vực tài chính quốc tế
– Rủi ro hối đoái: Các nước trên thế giới hầu hết đều có đồng tiền riêng của mình với giá trị khác nhau. Do đó, đòi hỏi để thanh toán được trong các giao dịch quốc tế cần phải xác định tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của 2 quốc gia. Giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như mức độ lạm phát của các đồng tiền quốc gia,…Tỷ giá thay đổi thì lợi ích của những chủ thể tham gia vào các quan hệ tài chính quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt như trong lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, …
– Rủi ro chính trị: Gồm có những sự thay đổi ngoài dự kiến về các quy định liên quan đến thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước bởi người nước ngoài nắm giữ…
Những rủi ro này bắt đến từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia như: Sự thay đổi về thể chế, cải cách… từ đó Chính phủ các nước có thể có những chính sách thay đổi trong quản lý kinh tế của các quốc gia mình; hoặc xung đột, chiến tranh… và các chủ thể nước ngoài sẽ phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng.
b. Sự chi phối của những yếu tố chính trị trong lĩnh vực tài chính quốc tế
Trên phạm vi một quốc gia, tài chính quốc tế là một bộ phận thuộc tổng thể các hoạt động tài chính của quốc gia. Vậy nên, những hoạt động tài chính quốc tế phải gắn liền và nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia.
Trong phạm vi quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể trong một quốc gia được thực hiện trong quan hệ với các chủ thể của những quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế; vậy nên, nó cũng phải chịu sự ràng buộc bởi chính sách của những quốc gia khác.
Do đó, trong hoạt động tài chính quốc tế các chủ thể trong một quốc gia không chỉ cần nắm vững các chính sách về kinh tế, pháp luật của quốc gia mình mà còn phải hiểu rõ được chính sách, pháp luật của những quốc gia và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ.
3. Vai trò của tài chính quốc tế
– Khai thác các nguồn lực từ nước ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước:
Thông qua các hoạt động tài chính quốc tế, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật… được phân phối lại trên phạm vi toàn cầu.
Mỗi quốc gia sẽ phải cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của các quốc gia khác một cách hiệu quả. Đặc biệt, đối với các quốc gia còn nghèo và kém phát triển thì việc tranh thủ nguồn vốn từ nước ngoài lại càng cần phải coi trọng.
Với việc mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế… các quốc gia có thể tận dụng tốt các nguồn lực tài chính từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế; cùng với nó là công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
– Thúc đẩy các nền kinh tế nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thế giới:
Hiện nay, quốc tế hóa đời sống kinh tế đang trở thành xu thế mang tình thời đại. Các quốc gia đang tích cực, chủ động mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích kết hợp các nhân tố trong nước với các nhân tố ngoài nước và khai thác có hiệu quả các nguồn lực nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
– Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính:
Việc mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra khỏi phạm vi của một quốc gia, đến một môi trường khác đó là trên phạm vi quốc tế.
Một môi trường mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có được lợi nhuận cao hơn là đầu tư ở trong nước.
Ngoài ra, các chủ thể về kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia gồm có cả các chính phủ đều có thể vay vốn của các chủ thể thuộc quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để chi trả các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức của quan hệ tài chính quốc tế, đặc biệt là hình thức tín dụng quốc tế…
4. Các tổ chức tài chính quốc tế
– Nhóm ngân hàng thế giới gồm có: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, Công ty tài chính quốc tế, Hiệp hội Phát triển quốc tế, Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
– Ngân hàng Phát triển Châu Á
– Ngân hàng Phát triển Châu Phi
– Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu u
– Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ
– Ngân hàng Đầu tư Châu u
– Quỹ Đầu tư Châu u
– Ngân hàng Đầu tư Bắc u
– Ngân hàng Phát triển Caribbean
– Ngân hàng Phát triển Hồi giáo
– Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu u
II. Ngành Tài Chính Quốc Tế
1. Ngành tài chính quốc tế là gì?
Ngành tài chính quốc tế là ngành học về hoạt động đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, thể chế tài chính quốc tế.
Ngành học này cung cấp thông tin về tổng quan các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, giữa Nhà nước với công dân nước ngoài, gắn liền với dòng lưu chuyển tiền tệ và hàng hóa trên thế giới với những nguyên tắc đã được quy định.
2. Tài chính quốc tế thi khối gì?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngành học Tài chính quốc tế được đăng ký dự thi theo khối A hoặc khối D với tổ hợp môn là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng anh).
3. Ngành Tài chính quốc tế học trường nào tốt
Ngành Tài chính ngân hàng luôn là một trong những ngành học “hot” được rất nhiều bạn học sinh đăng ký theo học. Rất nhiều trường đại học có đào tạo ngành học này và một số trường dưới đây có thể là địa chỉ tin cậy trong đào tạo chuyên ngành này:
– Trường Đại học Ngoại thương
– Trường Đại học Kinh tế quốc dân
– Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội
– Trường Học viện Ngân hàng
– Trường Đại học Thương mại
– Trường Đại học Kinh tế TPHCM
– Trường Đại học Tài chính – Marketing
– Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
4. Học Tài chính quốc tế ra làm gì?
Với chuyên ngành Tài chính quốc tế các bạn có thể làm việc trong các Ngân hàng Nhà nước, các viện nghiên cứu Tài chính – Kinh tế – Ngân hàng, các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng thương mại,… gồm có những công việc như sau:
– Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tín dụng, tài chính, quốc tế tại ngân hàng thương mại, bảo hiểm, chứng khoán.
– Quản trị các dự án như ODA, FDI tại các ngân hàng Nhà nước, Cục thuế, Tổng Cục thuế, sở kế hoạch đầu tư.
– Thực hiện quản trị tài chính đa quốc gia
– Tham gia vào công tác quản lý nợ và tài chính đối ngoại tại BTC
– Quản lý về thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài.
5. Mức lương tài chính quốc tế
Tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sẽ quyết định mức lương khởi điểm của một chuyên viên tài chính.
Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương sẽ giao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu/tháng, càng có nhiều thâm niên trong nghề thì mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu/tháng.
6. Các chứng chỉ tài chính quốc tế
– Chứng chỉ ICAEW ACA
– Chứng chỉ ACCA
– Chứng chỉ CPA Úc
– Chứng chỉ CPA Việt Nam
– Chứng chỉ CFA – Phân tích đầu tư tài chính
– Chứng chỉ CIA
Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc về tài chính quốc tế và tổng quan về tài chính quốc tế.
Xem thêm:
Đánh giá