Tại sao Cá Cảnh nằm im dưới đáy

Bơi lội bất thường:

Cá bơi lội bất thường thường là một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết có điều gì đó không ổn trong bể cá của bạn. Nhìn con cá có vẻ như bị say, bơi vòng tròn hoặc bị trôi dạt không định hướng. Cá có thể bị chìm xuống đáy bể hoặc không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu của sự hô hấp và mang cá:

Cá hô hấp không bình thường, thở có vẻ nặng nề đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ. Nó có thể được gây ra bởi vấn đề về sức khoẻ hoặc có vấn đề gì đó không thích hợp trong bể nuôi của bạn. Nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc rằng cá của bạn đã bị bệnh. Mỗi loài cá khác nhau có nhịp hô hấp nhanh chậm khác nhau. Vì vậy khi nuôi cá bạn nên ghi nhớ cách hô hấp của cá để phân biệt khi cá có biểu hiện hô hấp khác thường.

Các tấm (lá) mang của cá khoẻ mạnh thường có màu hồng tươi, các tơ mang rời nhau. Khi mang cá chuyển sang màu nhợt nhạt là cá có vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Bỏ ăn:

Cá chán ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do bạn thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá. Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc cũng có thể tự nhiên cá ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. Cá bị bệnh có thể nuốt miếng ăn vào miệng sau đó lại nhả ra ngay. Một nguyên nhân nữa dẫn đến cá bỏ ăn có thể làdo bị táo bón. Bệnh này sẽ gây trương bụng cá và làm cá chết. Cần chú ý đến chất lượng thức ăn trước khi cho cá ăn (tránh thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…).

Dấu hiệu về cơ thể và đường nét, hình dáng:

Xem hình dạng và đường nét cá sẽ cho bạn nhiều thông tin về loài cá của bạn. Quan sát cá mỗi ngày không chỉ là cách thư giãn mà còn giúp bạn kiểm tra và phát hiện những thay đổi hình dáng của cá như: rụng râu, rách vây, đuôi, các vết rách… Khi thấy cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang mang trứng hoặc có chửa nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nội bộ và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Màu sắc:

Sự mất màu trên cơ thể cá cũng có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, và các yếu tố trong bể nuôi như oxi, ánh sáng. Ngoài ra cá cũng thay đổi màu sắc khi bị căng thẳng hoặc cá tấn công lẫn nhau.

Có một số loài cá (cá đực) tự làm thay đổi màu sắc của chúng để tránh phải đụng độ với những con đực khác trong cùng một bể nuôi. Trong trường hợp này sự thay đổi màu sắc là rất có lợi vì nó tránh được bạo lực.

Các u nang, vết lở loét và các vết máu (xuất huyết):

Bệnh trên da cá thường biểu hiện ở dạng như các u nang, các đốm, vết lở loét… Những con cá bị bệnh có thể do ký sinh trùng gây ra như nấm, trùng quả dưa… Khi những con cá bị bệnh thường bị ngứa và những con cá bị bệnh này thường tự chữa bằng cách cọ mình vào những vật có bề mặt nhám, xù xì trong bể. Điều này không làm cho cá khỏi bệnh mà khiến cho vết loét và bệnh ngày càng lan nhanh làm cho bệnh trở nên nặng hơn

Rate this post

Viết một bình luận