Tại sao Mặt trăng chuyển đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Thanh Hà

  –  

Thứ tư, 17/11/2021 11:00 (GMT+7)

Tại sao Mặt trăng chuyển đỏ khi nguyệt thực toàn phần?
Mặt trăng khi nguyệt thực toàn phần. Ảnh: NASA

Mặt trăng chuyển màu đỏ ấn tượng nhất trong nguyệt thực toàn phần nhưng trong nguyệt thực một phần, vệ tinh duy nhất của Trái đất cũng chuyển sang màu nâu vàng. 

Nguyệt thực ngày 18-19.11.2021 là một trong chuỗi 4 nguyệt thực lớn trong vòng 2 năm qua. Trong khi 3 nguyệt thực còn lại là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực ngày 18-19.11 được Timeanddate đánh giá là nguyệt thực toàn phần sâu, sâu đến mức gần như nguyệt thực toàn phần. 

Trang tin này cũng giải đáp cho câu hỏi tại sao Mặt trăng lại chuyển từ ánh sáng màu vàng nhạt sang đỏ khi nguyệt thực?

Trái đất phủ bóng Mặt trăng

Mặt trăng không có bất kỳ ánh sáng nào mà tỏa sáng vì bề mặt phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Trong nguyệt thực toàn phần, Trái đất di chuyển giữa Mặt trời và Mặt trăng và cắt nguồn cung cấp ánh sáng của Mặt trăng. Do vậy, khi quan sát nguyệt thực, người yêu thiên văn thấy bề mặt của Mặt trăng phát sáng đỏ thay vì hoàn toàn tối tăm.

Màu đỏ của Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn khiến nhiều người trong những năm gần đây gọi nguyệt thực toàn phần là Trăng máu.

Trái đất và Mặt trăng vào thời điểm xảy ra nguyệt thực. Ảnh: NASA, JAXATrái đất và Mặt trăng vào thời điểm xảy ra nguyệt thực. Ảnh: NASA, JAXA

Tại sao là màu đỏ?

Lý do Mặt trăng có màu hơi đỏ trong nguyệt thực toàn phần là là hiện tượng tán xạ Rayleigh. Hiện tượng này cũng là nguyên nhân tạo ra bình minh và hoàng hôn và bầu trời có màu xanh. 

Ánh sáng mặt trời đầy màu sắc

Mặc dù ánh sáng mặt trời có thể giống như có màu trắng khi quan sát bằng mắt thường nhưng trên thực tế ánh sáng mặt trời bao gồm nhiều màu sắc khác nhau. Những màu sắc này có thể nhìn thấy qua lăng kính hoặc ở cầu vồng. Màu hướng tới phần đỏ của phổ này có bước sóng dài hơn và tần số thấp hơn so với màu hướng tới phần tím, có bước sóng ngắn hơn và tần số cao hơn.

Khí quyển của Trái đất

Phần tiếp theo của câu đố tại sao Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn lại chuyển sang màu đỏ là bầu khí quyển của Trái đất. Lớp không khí bao quanh hành tinh của chúng ta được tạo thành từ các khí khác nhau cùng với những giọt nước và hạt bụi. 

Khi ánh sáng mặt trời đi vào bầu khí quyển của Trái đất va chạm với các hạt nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng và bị phân tán ra các hướng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các màu trong quang phổ ánh sáng đều bị tán xạ như nhau. Những màu có bước sóng ngắn hơn, đặc biệt là màu tím và xanh lam, bị tán xạ mạnh hơn, vì vậy chúng bị loại bỏ khỏi ánh sáng mặt trời trước khi chạm vào bề mặt của Mặt trăng trong nguyệt thực. Những màu có bước sóng dài hơn, như đỏ và cam, đi qua bầu khí quyển. Ánh sáng màu đỏ cam này sau đó bị bẻ cong hoặc khúc xạ xung quanh Trái đất, va chạm vào bề mặt Mặt trăng và tạo thành ánh sáng màu cam đỏ của nguyệt thực toàn phần. 

Dải màu xanh khi nguyệt thực

Những người theo dõi nhật thực giàu kinh nghiệm biết rằng, nếu thực sự quan sát kỹ vào lúc bắt đầu và trước thời khắc nguyệt thực toàn phần kết thúc, người quan sát có thể phát hiện dải màu xanh lam nhạt hoặc xanh ngọc ở Mặt trăng. Điều này là do tầng ozone của Trái đất tán xạ ánh sáng đỏ và cho phép một số ánh sáng xanh lam vốn bị lọc ra bởi các lớp khác của khí quyển đi qua. 

Bản đồ thế giới hiển thị nơi có thể quan sát nhật thực ngày 19.11 (vùng màu xám) vào thời điểm rõ ràng nhất. Nguyệt thực tuần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ 21. Ảnh: NASABản đồ thế giới hiển thị nơi có thể quan sát nhật thực ngày 19.11 (vùng màu xám) vào thời điểm rõ ràng nhất. Nguyệt thực tuần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ 21. Việt Nam nằm trong khu vực có thể quan sát được nguyệt thực ngày 19.11. Ảnh: NASA

Nguyệt thực có nhiều sắc thái đỏ

Mặt trăng có thể có nhiều sắc thái đỏ khác nhau như đỏ, cam, vàng trong suốt quá trình nguyệt thực toàn phần, tùy thuộc vào điều kiện khí quyển của Trái đất vào thời điểm nguyệt thực. Số lượng hạt bụi, giọt nước, mây và sương mù đều có thể ảnh hưởng đến màu đỏ của Mặt trăng trong nguyệt thực. Thậm chí, tro núi lửa và bụi trong khí quyển cũng có thể dẫn đến việc Mặt trăng chuyển sang màu tối  hơn trong nguyệt thực.

Sau nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ vào tuần này, sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần trong năm 2022 vào ngày 15-16.5.2022 và ngày 7-8.11.2022. 

Ngày 19.11, Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất, tạo ra nguyệt thực một phần sâu đến mức có thể gọi là gần như nguyệt thực toàn phần. Nguồn: NASA

Rate this post

Viết một bình luận