Tại sao cá của bạn tiếp tục chết ??? – Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nông Nghiệp BigFarm – Aquaponics

Tại sao cá của bạn tiếp tục chết???
 

Nuôi cá là một thú vui đã có từ rất lâu rồi, xưa nhất thì có lẽ từ thuở “bống bống bang bang”. Bình thường thì vui đấy nhưng khi lũ cá cứ thi nhau ngửa bụng thì thật phiền toái, nhất là khi vớt cá chết và thay nước với sự cảm thương, tiếc nuối. Nếu chỉ là những loại cá liu riu rẻ tiền thì còn đỡ, chứ nếu là những loài cá đắt tiền như cá Rồng hay Koi thì các anh có chút mê tín vừa xót tiền vừa lo về vượng khí bị thui chột. Cô Tấm còn gọi cụ Bụt lên để bắt đền chứ chúng ta thì chỉ có nước tự trách mình vì thích chơi nhưng lại thiếu kiến thức chứ trách ai giờ.

 

Bigfarm chúng tôi với một ít kinh nghiệm nuôi cá vài năm và cũng nhiều lần đưa tiễn đủ các loại cá từ Koi, Rồng, Chép, Rô, Lăng… ra sọt rác giúp các anh mới tập chơi bổ sung thêm một ít kinh nghiệm nhé.

SÁT THỦ SỐ MỘT CỦA CÁC LOẠI CÁ CẢNH

Là Stress.

Tại sao lại vậy???
     Vì hầu như phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. Biểu hiện Stress của cá rất khó nhận biết để chữa trị, giống như một quả bom hẹn giờ. Rất buồn ở chỗ chỉ một con Stress là cả đàn sẽ bị lây. Chúng tôi đã từng chứng kiến đàn cá 2 đôi Ngân long, 1 đôi  Hồng Két, 1 đôi Hổ của mình chết  nối đuôi nhau trong vòng một tuần.

1. Biểu hiện của chúng ban đầu thường là: bơi tán loạn rất khó hiểu nhất là khi có người tới gần, sau đó mắt chúng không còn trong mà bị đục dần, cuối cùng là bỏ ăn và thường núp lùm hay cọ mình trong góc bể.
Nếu cá tới giai đoạn núp lùm góc bể mà không được cứu chữa thì chắc chỉ 1-2 ngày sau là chúng ta phải vớt xác của chúng rồi.

2. Nguyên nhân thì có nhiều lắm:

– Bể nuôi nhỏ quá mà tham nuôi cá to hoặc mật độ lớn thì khác gì người bình thường bị nhốt trong phòng biệt giam, không stress mới lạ.
– Thiết lập bể nuôi không phù hợp với loài cá đang nuôi, ví dụ cá nước ngọt nuôi trong bể nước mặn, cá Beta nuôi trong bể nước luôn động, bể thủy sinh lại nuôi cá Rồng hay cá liu riu sống theo đàn mà lại không có thủy sinh, … rồi điều kiện ánh sáng, độ PH, nhiệt độ bể không thích hợp…
– Nuôi các loại cá không cùng đặc tính cùng một bể ví dụ các loài cá ăn thịt sống thì không nên nuôi với loài ăn chay (Rồng vs Koi)…
– Thay đổi môi trường nước đột ngột vì thay nước liên tục với thể tích lớn.
– Triệt tiêu hết các vi khuẩn có lợi. Bể cá thông thường hay bị vấn đề này, các anh nuôi cá luôn muốn triệt tiêu lượng Amonia mà cá thải ra bằng hóa chất hoặc liên tục thay nước vô tình triệt tiêu 2 loại vi khuẩn có lợi là Nitrobacteria và Nitrosomonats (có trong đất nền và bộ lọc vi sinh) chuyển hóa chất thải và tăng sức đề kháng cho cá.
– Các nguyên nhân khác như: cho ăn quá nhiều liền lúc, cá bị kí sinh trùng, cá đã cao tuổi (Đối với cá betta, 4 năm được coi là già, trong khi một con cá vàng khỏe mạnh có thể sống được 10 năm)… cũng là nguyên nhân gây trầm cảm.

À, CÒN NGUYÊN NHÂN RẤT RẤT QUAN TRỌNG!!!

     Các anh hay tự vấn bản thân là sao bể mình setup tốt vậy, chỉ số y hệt của thằng bán cá rồi còn cẩn thận chọn con cá khỏe nhất của cửa hàng nó mà sao vừa về lại thế hả ông trời ơi???   Like, share rồi Inbox tin nhắn để biết là tại sao.
(Câu trả lời: nhớ bảo thằng bán cá bọc thêm túi nilon đen bên ngoài túi cá và lúc đi đường thì tránh đi vào chỗ xóc)
 
 
 

Rate this post

Viết một bình luận