Nhưng có 1 điều kì lạ là có những dân tộc hay vùng địa lý có truyền thống chăn thả như Mông Cổ lại vẫn có tỷ lệ không dung nạp lactose khá cao. Giáo sư Laure Ségurel tại Thư viện về loài người tại Paris cho rằng điều này xảy ra bởi vì người Mông Cổ có thói quen sử dụng các dạng sữa lên men chứ không phải là sữa tươi như nhiều vùng khác. Bởi khi lên men thì hàm lượng lactose trong sữa đã giảm đi khá nhiều, bởi vậy nên họ sẽ không quen với cách uống sữa tươi nữa. Đây cũng lý giải tại sao nhiều người không thể uống nhiều sữa tươi mà lại vẫn có thể ăn phô mai, bởi phô mai cũng là sữa được lên men. Cùng với phô mai thì tất cả các dạng lên men khác như sữa chua, bơ, kem… đều có thành phần lactose thấp, thậm chí còn có cả phô mai tên là
Một hầm phô mai Parmigiano
Học lịch sử vậy chắc cũng đủ rồi, giờ ta trở lại hiện tại để xem loài người đang và sẽ tiếp tục sử dụng sữa như 1 loại thực phẩm như thế nào. Dựa vào báo cáo năm 2018 của mạng lưới nghiên cứu sản phẩm từ sữa IFCN thì lượng sản xuất sữa trên toàn cầu vẫn tăng đều trong vòng 20 năm trở lại đây. Vào năm 2017 đã có 864 triệu tấn sữa được sản xuất trên toàn cầu, và dự đoán vào năm 2030 nhu cầu về sữa sẽ tăng 35%, đẩy sản lượng sữa sẽ lên mức 1 tỷ 168 triệu tấn. Cũng trong báo cáo này thì nhu cầu về sữa ở các nước phương Tây đã giảm dần, đúng hơn là đang chuyển từ sữa động vật sang các dạng sữa từ thực vật kiểu như sữa đậu nành hay hạnh nhân. Ngược lại nhu cầu về sữa, cả từ động lẫn thực vật, ở các nước đang phát triển, nhất là tại châu Á lại tăng ầm ầm.
Vậy nên anh em chắc không cần phải lo sẽ thiếu sữa, cái chính là chúng ta sử dụng loại sữa nào cho phù hợp với nhu cầu của bản thân mà thôi, hoặc nếu bị dị ứng thì thôi xin chia buồn vậy. Như mình thuộc diện có cũng được, không cũng chẳng sao, nên uống sữa từ động vật hay thực vật đều ổn cả, còn anh em thì có thích uống sữa không? Thử chia sẻ xem sao?
Tham khảo BBC, NIH
Ảnh Sheknows
Nhưng có 1 điều kì lạ là có những dân tộc hay vùng địa lý có truyền thống chăn thả như Mông Cổ lại vẫn có tỷ lệ không dung nạp lactose khá cao. Giáo sư Laure Ségurel tại Thư viện về loài người tại Paris cho rằng điều này xảy ra bởi vì người Mông Cổ có thói quen sử dụng các dạng sữa lên men chứ không phải là sữa tươi như nhiều vùng khác. Bởi khi lên men thì hàm lượng lactose trong sữa đã giảm đi khá nhiều, bởi vậy nên họ sẽ không quen với cách uống sữa tươi nữa. Đây cũng lý giải tại sao nhiều người không thể uống nhiều sữa tươi mà lại vẫn có thể ăn phô mai, bởi phô mai cũng là sữa được lên men. Cùng với phô mai thì tất cả các dạng lên men khác như sữa chua, bơ, kem… đều có thành phần lactose thấp, thậm chí còn có cả phô mai tên là Parmigiano dành cho người không dung nạp lactose nữa.