Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?

3. Giúp phân tâm: Khi người nghe đang trong trạng thái buồn bã, nhưng một khi nghe được một bài hát tuy buồn nhưng ngôn từ và giai điệu “đẹp” thì người nghe sẽ chú ý vào giai điệu, lời đang được phát ra mà quên đi những điều tiêu cực đang có của bản thân. Phát hiện cũng chỉ ra rằng nếu người nghe lạm dụng yếu tố phân tâm này khi nghe nhạc thì đó là một dấu hiệu của sự tránh né, cũng như đó là biểu hiện của
tinhte_buon_va_nhac_buon (3).jpg

4. Giúp gợi nhớ lại những kí ức: cuối cùng, người nghe thường sử dụng nhạc buồn như cách để họ gợi lại những nổi buồn trong quá khứ, nổi buồn liên quan đến một người, một sự kiện hay sự việc nào đó đã từng diễn ra. Tuy nhiên, nếu người nghe lựa chọn cách nghe để nhớ lại một kí ức buồn đã cũ, thì nó không làm cho cảm xúc trở nên tích cực hơn như điều mà âm nhạc có thể làm trong những tình huống khác.

tinhte_buon_va_nhac_buon (7).jpg

Vì thế, đối với những người đã trải qua một cuộc chia tay hay mất mác điều gì đó quan trọng trong cuộc đời, một bài hát buồn có thể bày tỏ được cảm xúc lúc đó của họ và từ đó chiêm nghiệm lại hành trình của mình trong bài hát đó. Sau đó, âm nhạc cho họ một sự giải phóng cảm xúc, từ đó giúp họ khóc và tiếp tục cuộc sống sau đó một cách bình thường.

Lưu ý: hãy thận trọng với những bạn đang mắc kẹt trong tình trạng trầm cảm vì họ thường có xu hướng muốn lập đi lập lại hành trình tồi tệ đó để rồi bị mắc kẹt và lặn sâu hơn trong cảm giác tiêu cực đó. Tuy nhiên, một số bạn có hội chứng trầm cảm nói họ chỉ bị cuốn hút vào những giai điệu đó do nó quá êm dịu, thư giãn và có thể giúp họ hạnh phúc hơn chứ không phải nghe là để “tiêu cực”.

tinhte_buon_va_nhac_buon (6).jpg

Tóm lại, khi tâm trạng của chúng ta không được tốt, nghe nhạc gì cũng được nhưng anh em hãy chú ý đến cảm xúc của chính mình. Nếu nhạc buồn làm anh em buồn hơn, anh em nên nghe ít lại và đứng lên, đi dạo quanh ở đâu đó hoặc làm điều gì đó mình thích, từ từ sẽ dịu đi những cảm xúc tiêu cự trong cơ thể. Còn nếu nó có thể giúp anh em vượt qua được nổi buồn, hãy mở lớn nó lên và khóc thật to, nổi buồn được giải tỏa và rồi mọi thứ sẽ qua đi.

Chúc anh chị em lúc nào cũng vui vẻ nhé…

Tham khảo: psychologytoday, curiosity

3. Giúp phân tâm: Khi người nghe đang trong trạng thái buồn bã, nhưng một khi nghe được một bài hát tuy buồn nhưng ngôn từ và giai điệu “đẹp” thì người nghe sẽ chú ý vào giai điệu, lời đang được phát ra màcủa bản thân. Phát hiện cũng chỉ ra rằng nếu người nghe lạm dụng yếu tố phân tâm này khi nghe nhạc thì đó là một dấu hiệu của sự tránh né, cũng như đó là biểu hiện của tâm lý yếu.

Rate this post

Viết một bình luận