Nuôi tôm chung với cá là mô hình không còn mới lạ và hiện nó đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều người cho rằng mô hình này quá phức tạp, họ chỉ muốn chú tâm nuôi tôm hoặc cá. Tuy nhiên thực tế thì hình thức nuôi cá và tôm chung với nhau lại đem tới rất nhiều lợi ích cho người nuôi. Vậy những lợi ích đó là gì? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé!
Nuôi tôm chung với cá là như thế nào?
Mô hình nuôi cá chung với tôm tức là mô hình nuôi cá và tôm chung với nhau trong một không gian (chung ao/chung bể). Tuy nhiên cũng sẽ phân cách khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, cho tôm và cá ăn, thu hoạch.
Hiện tại hình thức này được khá nhiều địa phương áp dụng, triển khai và đem lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt là ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì trong những năm gần đây minh hình này càng lan rộng, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân.
Lợi ích của mô hình nuôi tôm chung với cá
Sở dĩ nuôi cá chung với tôm ngày càng trở nên phổ biến là bởi các lợi ích sau:
Ổn định môi trường nước để cả tôm và cá phát triển
Bạn nên biết rằng khi nuôi tôm lâu năm thì sẽ tạo lượng lớn chất thải ra ao. Đó là còn chưa kể tới lượng thuốc kháng sinh, hóa chất và các vật tư thủy sản khác rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Lâu dần tôm dễ bị ngộ độc hoặc dễ mắc dịch bệnh, nhất là ở các khu vực ao nuôi không đảm bảo điều kiện.
Trong khi đó cá lại có đặc tính là ăn mùn bã hữu cơ do tôm thải ra. Do đó khi nuôi cá chung với tôm sẽ giúp chuyển hóa các chất gây hại trong đáy ao thành chất ít độc hơn, giảm nguy cơ ô nhiễm đáy ao. Thêm vào đó cá còn ăn được cả tảo bám trong ao nên tạo môi trường tốt nhất để tôm phát triển, cá cũng lớn nhanh.
Hạn chế nguy cơ tôm và cá mắc bệnh dịch
Khi nuôi tôm trong ao, nhất là ao bùn đất hay lâu năm dễ phát sinh tảo và chất bẩn. Chính chất này khiến tôm dễ chết do dịch bệnh hoặc do chất độc dưới đáy ao. Nhưng nhờ có mô hình nuôi tôm chung với cá mà cá sẽ ăn cả tảo, ăn tạp chất, làm sạch đáy ao hơn. Vì thế mà góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra dịch bệnh, giảm sự phát triển của loại vi khuẩn Vibrio trong nước. Đồng thời còn giúp kiểm soát tốt được hội chứng tử vong sớm ở tôm, qua đó hạn chế mất mát rủi ro cho người nuôi.
Tận dụng tốt được lượng thức ăn thừa của tôm
Như chúng ta đã biết khi cho tôm ăn thì chắc chắn sẽ có lượng thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao. Nhất là với những nơi không kiểm soát lượng thức ăn tốt, cho ăn quá nhiều, tôm không ăn hết sẽ rớt xuống đáy. Điều này không chỉ gây lãng phí thức ăn mà để lâu thức ăn thừa đó còn phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới tôm.
Và nhờ có việc nuôi cá chung với tôm mà cá sẽ giúp ăn hết các phần thức ăn thừa dưới đáy ao đó. Qua đó tận dụng thức ăn thừa để cá phát triển, vừa ổn định nguồn nước, kết hợp 2 trong một vô cùng có lợi cho người nuôi.
Tăng thêm lợi nhuận và kinh tế cho người nuôi
Thay vì chỉ nuôi tôm hoặc cá thông thường, chỉ thu hoạch được tôm hoặc cá nên lợi nhuận sẽ ít hơn. Nhưng khi nuôi tôm chung với cá thì bạn vừa tận dụng tốt thức ăn mà vừa thu hoạch cùng lúc được 2 nguồn hải sản, nhờ đó mà càng tăng thêm lợi nhuận.
Xem thêm : Bạt lót hồ cá tphcm giá rẻ
Một số hình thức nuôi tôm và cá kết hợp
Bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi tôm chung với cá dưới đây:
– Mô hình nuôi tôm chung với cá trong cùng một ao
– Dùng lồng lưới để nuôi cá và đặt ở trong ao tôm
– Nuôi cá trong ao lót bạt riêng rồi chuyển nước từ ao cá sang ao nuôi tôm.
Lưu ý khi nuôi tôm chung với cá
– Cần lưu ý thiết kế ao nuôi cho phù hợp để cả tôm và cá cùng phát triển tốt. Nên thiết kế thêm vèo lưới vào vùng trũng giữa ao, chiếm khoảng 7 – 10% diện tích ao và mắt lưới phải thưa (tầm 0,5 – 1cm) để cho các chất thải có thể lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.
– Thả tôm và cá với mật độ phù hợp nhất, đừng để mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cả tôm cũng như cá.
– Khi nuôi cá và tôm chung thì bạn nên thả tôm vào ao trước. Sau đó 10-15 ngày sau thì thả tiếp cá vào, tránh thả tôm và cá cùng lúc.
– Lựa chọn thời điểm thích hợp cho tôm ăn. Bởi vì tôm hay ăn mồi vào chập tối và lúc rạng sáng còn cá ăn mồi vào ban ngày. Nên bạn cần cho tôm ăn trước khi trời sáng hay sau khi tối để tránh cá tranh mồi của tôm.
– Ngoài ra nên dùng máy sục khí để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới hình thức nuôi tôm chung với cá, xin liên hệ ngay qua số hotline: 0989 999 219 (Call/Zalo)
Xem thêm các vật tư bạt lót hồ tôm, cá giúp ích tăng trưởng cho việc nuôi tôm : https://suncogroupvn.com/bat-lot-ho-tom/
Rate this post