Một vài người trẻ bị rụng răng sớm dù không gặp vấn đề nào về răng miệng, chăm sóc răng đều đặn và đúng cách. Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng bất thường này? Hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay để khắc phục sớm nhất và giúp cho khuôn hàm của bạn luôn được khỏe mạnh nhé.
1. Tại sao người trẻ tuổi bị rụng răng sớm?
Dù nhiều người đã chải răng đúng cách theo hướng dẫn của các nha sĩ, cũng không tác động lực mạnh nào đến răng nhưng vẫn bị rụng răng sớm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này được nghiên cứu và công bố là do các bệnh lý viêm nhiễm liên quan tới nướu như: viêm lợi, tụt lợi.
Nướu bị tụt lâu ngày nhưng không được phát hiện có thể nghiêm trọng hơn, biểu hiện bằng bệnh viêm nha chu và các khu vực xung quanh răng. Lúc này răng tại vị trí viêm của bệnh nhân sẽ không còn được bám chắc vào lợi, trở nên lung lay và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào.
Ổ xương răng bị tiêu đi do tình trạng tụt lợi cũng không hề hiếm gặp. Khi đó rụng răng sớm không còn xảy ra với mình răng ở chỗ viêm mà còn gây xô lệch, ảnh hưởng tới những chiếc răng lân cận. Hậu quả tồi tệ nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải là cần nhổ bỏ cả những răng không còn đúng vị trí giải phẫu để trồng lại răng mới.
Bên cạnh đó, có một vài nguyên nhân khác cũng tác động đôi chút tới việc răng rụng sớm gồm: mảng bám trên răng do thức ăn không được vệ sinh cẩn thận, do lệch khớp cắn, do nội tiết tố bị rối loạn thời tiền mãn kinh hoặc và chu kỳ kinh nguyệt, bệnh lý đái tháo đường,…
Xem thêm: Bà bầu bị áp xe răng có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?
2. Nguyên nhân sâu xa khiến răng lung lay và rụng sớm
2.1 Do nói nhiều
Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng rụng sớm không mấy vui vẻ cho người có thói quen nói nhiều. Theo nghiên cứu, khi nói nhiều sẽ tác động tới xương cằm, có thể làm cho cằm bị rạn. Từ đây tạo điều kiện cho bệnh lý viêm khớp thái dương hàm phát sinh, gây ảnh hưởng tới các răng nằm trên khung hàm và làm răng dễ bị lung lay.
2.2 Cắn, nhai các đồ vật cứng
Những người thường xuyên dùng răng để cắn các đồ vật cứng sẽ gây chấn động và tổn thương lớn tới răng. Thói quen này kéo dài không chỉ làm cho răng bị sứt mẻ đi, làm hàm bị lệch trầm trọng mà thậm chí có thể gây rụng răng sớm.
2.3 Dùng tăm xỉa răng
Xỉa răng bằng tăm là hành động bị các nha sĩ khuyến cáo không nên làm bởi đường kính của que tăm lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách giữa các răng. Việc làm này vừa vô nghĩa vì đẩy thức ăn vào sâu kẽ răng hơn vừa khiến răng thưa đi. Khi các răng dịch chuyển ra xa nhau cũng gây mất liên kết chặt chẽ ban đầu của hàm, khiến răng suy yếu dễ rụng.
2.4 Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đồ ăn và răng khiến cho răng bị nứt. Các vết nứt nhỏ trên bề mặt răng này khó nhìn thấy bằng mắt thường. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn từ thức ăn xâm nhập vào làm tổn thương tủy răng và gây nhiễm trùng. Đôi khi người bệnh sẽ thấy ê buốt hoặc đau răng.
2.5 Ăn đồ ngọt, ăn tinh bột
Ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc tinh bột nhưng không vệ sinh răng miệng kịp thời dễ gây sâu răng bởi các thức ăn trên sẽ nhanh chóng chuyển hóa đường và giải phóng ra Axit. Chất này có tác dụng phá hủy men răng khá nghiêm trọng, làm răng yếu đi và dễ rụng răng sớm.
2.6 Viêm lợi
Một nguyên nhân phổ biến nữa làm cho răng bị rụng là bệnh lý viêm lợi. Viêm lợi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây rụng răng rất nhanh. Có khá nhiều lý do dẫn tới bệnh viêm lợi nhưng thuyết phục nhất vẫn là vệ sinh kém.
Xem thêm: Chi tiết bệnh lý áp xe răng và cách điều trị dứt điểm
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cần làm gì để nhanh hồi phục?
3. Những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng rụng răng sớm
Sau khi phân tích các nguyên nhân răng rụng sớm ở phía trên, bạn đọc chắc hẳn cũng biết được mình phải tránh những gì để bảo vệ tốt nhất cho răng miệng. Dưới đây là một vài biện pháp cụ thể mà các bác sĩ của Nha khoa Trẻ khuyên người bệnh nên thực hiện để có một hàm răng khỏe mạnh và thẩm mỹ nhất:
-
Duy trì vệ sinh răng 2 – 3 lần/ ngày, không đánh nhiều hơn gây tổn thương men răng. Khi đánh răng nên để bàn chải nghiêng góc 45 độ và chải theo hình vòng tròn.
-
Không dùng tăm xỉa răng mà thay vào đó bằng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa cũng như mảng bám trên lợi sau khi ăn.
-
Sử dụng những đồ ăn hoặc thực phẩm giàu Vitamin, Canxi có lợi cho răng như: thịt, tôm, cua, cá, súp lơ xanh, hạt điều,… Đồng thời hạn chế tối đa đồ uống có cồn, có gas và hút thuốc lá.
-
Chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy để thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/1 lần. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu rụng răng sớm nên trực tiếp đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
-
Nghe nha sĩ tư vấn và quyết định trồng thêm răng giả vào các vị trí rụng răng sớm để tránh tình trạng xô lệch, chiếm chỗ của các răng khác, gây biến dạng hàm.
Trên đây là một vài thông tin quan trọng về tình trạng rụng răng sớm đang xảy ra khá nhiều ở những người trẻ tuổi. Nếu bạn đọc đang ở trong trường hợp trên hoặc có những thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay fanpage Nha khoa Trẻ để được nghe giải đáp từ những y bác sĩ và chuyên gia đầu ngành.