Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt và an toàn nhất

Da bé là loại da mỏng manh và nhạt cảm gấp nhiều lần làn da của người lớn chúng ta nên rất cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt. Các mẹ không nên cho bé sử dụng các loại mỹ phẩm của người lớn mà cần chọn lựa những giải pháp dành riêng cho bé khi tắm. Vậy nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì để bảo đảm an toàn nhất? Các mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé.

Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị các tác nhân từ môi trường tấn công như các loại vi khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật gây hại,… vì vậy mà các mẹ nên chọn loại sản phẩm tắm dành riêng cho bé đảm bảo độ an toàn, có thể giúp trẻ kháng khuẩn tốt. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất? Thông tin đã được mình chia sẻ bên dưới.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất?

Nước tắm cho trẻ sơ sinh.

Nước tắm là yếu tố quan trọng tác động lên da bé mỗi khi tắm, do đó các mẹ không nên chọn bừa một loại nước tắm nào đấy để cho trẻ sử dụng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sản phẩm sữa tắm cho bé an toàn mà lại giúp mẹ tiết kiệm thời gian, có mùi thơm khiến bé thích thú khi tắm. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng những phương pháp tắm dân gian cho trẻ cũng rất an toàn mà lại hiệu quả. 

1. Nước tắm cho bé theo phương pháp hiện đại

Nước trắng sạch

Tắm cho trẻ bằng nước trắng sạch.

Nước sạch là yếu tố đầu tiên mà mình muốn nói đến với các mẹ. Các mẹ có thể cho bé tắm nước trắng sạch đã làm ấm, nhiệt độ khoảng 38 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất với cơ thể bé. Nước đun sôi có thể tiêu diệt phần lớn các loại vi khuẩn gây hại cho bé nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng.

Dầu tắm cho trẻ sơ sinh

Dầu tắm cho trẻ sơ sinh.

Không phải loại dầu tắm nào cũng tốt cho bé, khi tắm với dầu tắm cho bé, bạn cần chọn loại dầu tắm chuyên biệt dành riêng cho bé, có nồng độ PH phù hợp với làn da của bé.

Các loại dầu tắm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh có thương hiệu uy tín trên thế giới như: Bubchen, Lactacyd Milky, Chicco,  Johnson’s Baby,… chi tiết thì mình đã chi sẻ trong bài viết Danh sách 17 loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất năm 2017 nên các bạn qua đó xem nhé.

2. Nước tắm cho bé theo phương pháp dân gian

Lá kinh giới: Lá kinh giới với tính chất sát khuẩn sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng rôm sảy của bé. Mẹ có thể lấy lá kinh giới tươi, đem giã nát, chắt lấy nước rồi pha thành nước tắm cho bé. Hoặc sử dụng lá kinh giới khô, đem đun sôi lên.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng kinh giới.

Lá chè xanh: Lá chè xanh có rất nhiều công dụng như điều trị các bệnh viêm loét, hăm tã, da bị lở loét. Vào mùa đông việc đóng bỉm hàng ngày có thể khiến da trẻ bị hăm, lở loét, tắm lá chè xanh tuần 2 lần hoặc rửa bộ phận sinh dục cho bé bằng lá chè xanh hàng ngày sẽ phòng ngừa được hăm tã cho trẻ. Cách nấu nước lá chè xanh tương tự như hướng dẫn ở trên, khi tắm mẹ có thể thêm vào đó một vài hạt muối.

Dùng lá chè xanh tắm cho trẻ.

Lá tía tô: Mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ da của con vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.

Tắm cho bé bằng lá tía tô.

Lá ngải cứu: Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả. Tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả và có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.

  • Cách tắm: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc cho lá ngải tiết ra nước, sau đó pha với nước tắm cho bé, có thể thêm vài hạt muối hột trong chậu tắm.

Lá ngải cứu tắm cho bé giúp trị bệnh.

Lá dâu tằm: Cũng là một trong những loại lá phổ biến. Để chế thành nước tắm cho bé, mẹ hãy lấy một nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa). Nếu con bị rôm sảy, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

Lá dâu tằm.

Mướp đắng (khổ qua): Không chỉ là một món ăn khoái khẩu, mướp đắng còn có công dụng trị rôm sảy cho bé. Mẹ hãy lấy khoảng 2 quả đem giã nát rồi lọc lấy nước tắm cho bé. Sau một vài lần, làn da bé sẽ trở lên mát lạnh, mịn màng hơn.

Tắm cho trẻ bằng nước khổ qua.

Gừng tươi: Rửa sạch một nhánh gừng tươi rồi giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội thì tắm cho bé. Với cách này, mẹ chỉ cần tắm 3 ngày liên tiếp vào mỗi buổi sáng là bé hết rôm sảy.

Lá trầu không: Theo đông y thì trầu không là loài thân leo, vị cay nồng, thơm hắc, tính ấm. Thích hợp khi tắm cho bé vào mùa đông. Trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Trầu không dùng để chữa chàm cho bé rất hiệu quả, chủ yếu là sát khuẩn và giảm ngứa với những bé có cơ địa dị ứng.

  • Cách tắm: Trầu không tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi, để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé những ngày đông lạnh giá rất phù hợp, giúp cơ thể bé nóng ấm. Ngoài tác dụng kháng khuẩn nước trầu không còn chữa hăm cho bé rất hiệu quả, tuy nhiên để phòng tránh các trường hợp bé bị dị ứng mẹ có thể bôi một ít nước trầu không lên tay bé trước khi tắm trực tiếp.

Sử dụng lá trầu không tắm cho bé.

Lá khế: Mẹ lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa thật sạch rồi tuốt bỏ phần gân cứng, đem xay/giã nát với 1 chút muối hạt. Sau đó, mẹ đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con.

Lá sài đất: Những mẹ ở vùng nông thôn thì có thể dễ dàng kiếm được sài đất ở bất cứ nơi nào, nhưng các mẹ ở thành phố hiện nay cũng có thể mua được cây sài đất bán nhiều ngoài chợ. Sài đất tươi mẹ đem nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày rất tốt cho da của bé. Với công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn cộng sinh có hại trên da bé, mẹ có thể lấy lá sài đất tươi nấu thành nước tắm cho bé để “đánh bay” rôm sảy nhé.

Tắm cho trẻ bằng lá sài đất.

Chú ý khi tắm cho bé bằng nước lá

Trước khi tắm, mẹ cần chắc chắn nguồn gốc xuất xứ của loại lá đó để đảm bảo không sử dụng các loại lá nhiễm chất hóa học hay mọc bờ bụi ven đường, dễ nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho làn da của bé.

Để tránh trường hợp da bé dị ứng với nước tắm lá, mẹ có thể thử bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu cho bé tắm nhé.

Nếu da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị rôm sảy, thì mẹ không nên tắm cho bé bằng nước lá. Tương tự với những bé trên da có tổn thương như mưng mủ, trầy xước, sưng tấy,… Vì rất có thể trong nước lá vẫn còn chứa các vi khuẩn gây hại, chúng sẽ khiến cho tình trạng của da trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, trước khi nấu nước tắm, mẹ cần rửa sạch sẽ các loại lá, ngâm qua nước muối. Tuy nhiên lại không nên thêm muối vào nước tắm khi đun. Bởi điều này không khiến da bé sạch hơn mà còn có thể làm cho da có cảm giác nhớp dính.

Trong quá trình tắm, mẹ hãy tắm qua một lần bằng nước ấm, sau đó tới nước lá và cuối cùng tráng lại lần cuối bằng nước ấm sạch. Một điều nữa mẹ cần lưu ý là không lạm dụng, cho bé tắm quá nhiều. Mẹ hãy nhớ chỉ cho bé tắm khi bé bị rôm sảy và trong khoảng 2 – 3 ngày.

Những loai nước tắm tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh

Không tắm cho bé với nước dừa

Tuyệt đối không tắm cho trẻ bằng nước dừa.

Nhiều mẹ cho rằng nước dừa rất tốt nên thường xuyên cho bé tắm nhưng thực tế thì việc làm đó là không đúng. Bạn không nên tắm nước dừa cho bé bởi nước dừa có chất đường, là môi trường hoạt động lý tưởng của vi khuẩn. Nhiều trẻ tắm nước dừa bị mụn nhọt đã phải điều trị dài ngày tại bệnh viện.

Không tắm cho bé bằng chanh

Không nên tắm chanh hay gội đầu cho bé bằng chanh vì trong chanh có axit. Chỉ cần mẹ kì cọ cho bé một chút cũng có thể khiến bé bị xót, rát da. Bé lại hay cho tay dụi mắt, ngậm vào miệng nên nó sẽ làm bé cay mắt và đắng miệng. Nhất là nhiều mẹ gội đầu cho bé bằng chanh lại không lọc các bã tép chanh ra khỏi nước mà cứ để cả như vậy. Khi gội đầu, bé sẽ bị dính vào tóc khiến tóc bẩn, bết và là điều kiện để da đầu mọc rôm sảy, cứt trâu…

Tắm bằng chanh có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Không tắm cho bé với một số loại lá

Không phải trẻ nào cũng hợp với tắm lá, bởi vậy, không nên tự ý tắm các loại lá cho trẻ như lá sài đất, lá chân vịt, lá cây khúc tần, lá khế, lá tre, ngải cứu, lá lốt, trầu không, mướp đắng….Những loại lá này thường mang trong mình nhiều vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng….dù có rửa qua nước và đun sôi thì cũng không hết được. Đó là chưa kể quy trình sơ chế và chiết lọc của các mẹ đều không tuân theo đúng quy chuẩn là sạch bã và vi khuẩn.

Trên đây là những thông tin về các loại nước tắm an toàn cho trẻ sơ sinh mà mình chia sẻ với các mẹ. Bên cạnh việc quan tâm đến nước tắm, sữa tắm thì các mẹ cũng nên chú ý đến việc gội đầu cho trẻ. Nếu trẻ được gội đầu không đúng cách hay không hợp với loại dầu gội đó thì rất có thể sẽ gây ra nguy hiểm cho trẻ. Vì thế các mẹ hãy tham khảo bài viết: Sai lầm khi dùng dầu gội cho trẻ sơ sinh mà mẹ vô tình “đầu độc” con mỗi ngày của mình để biết thêm chi tiết nhé.

Rate this post

Viết một bình luận