Tản văn là gì? Tìm hiểu đặc điểm của tản văn, kỹ năng viết tản văn cần phải biết và phân biệt tản văn với tùy bút.
Trong dòng chảy của nền văn học nước nhà, có nhiều các thể loại khác nhau từ: ca dao, tục ngữ, thơ ca, thơ trữ tình, các tác phẩm văn theo thể văn xuôi, ký sự,… và một trong số đó ta không thể không nói tới thể loại tản văn – một trong những thể loại tiêu biểu và phổ biến thường được các nhà văn thực hiện. Vậy theo bạn tản văn nghĩa là gì? Và đặc điểm, cách viết tản văn sẽ như thế nào? Dưới đây là bài làm về đề bài: Tản văn là gì? Kỹ năng viết tản văn cần có? Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu về thể loại này của bạn.
Tản văn là gì?
Đề bài: Tản văn là gì? Kỹ năng viết tản văn cần có?
Bài làm
Tản văn là gì?
-
Tản văn xuất phát từ nền văn học cổ đại Trung Quốc. Cách gọi tản văn là để tránh lặp với các loại văn vần và biền văn (tức là thể loại các câu văn song đối, tăng đối). Thể loại tản văn được biết đến và sử dụng phổ biến trong quá trình sáng tác của các nghệ sĩ, nhưng nó mang tên gọi tạp văn nhiều hơn là tản văn. Theo như lịch sử văn học Trung Quốc ghi chép lại về tản văn: thì đây là một thể loại văn xuôi nhưng được sáng tác theo phong cách tự do và thể hiện rõ hồn văn của người nghệ sĩ. Tản văn là lối viết văn phóng khoáng hơn so với các thể loại văn nghiêm ngặt của Trung Quốc.
-
Nếu Trung Quốc xem tản văn là thể loại văn xuôi tự do; thì ở Việt Nam tản văn lại mang một vai trò hoàn toàn khác. Tản văn ở Việt Nam là thể loại văn thường được sử dụng để viết các dạng thể loại bài luận ngắn. Thường mang đậm tư tưởng xã hội: chính trị, lịch sử, văn hoá,… Chính vì vậy, thể loại này chủ yếu được sử dụng trong văn học Việt Nam khi tác giả muốn nhắc đến các để tài mang tính tư tưởng luận chiến cao. Các tác phẩm viết theo thể loại tản văn thường đúng chất, đúng theo nghĩa của một bài văn luận chiến: ngắn gọn, xúc tích; song cũng rất cô đọng và hàm súc tâm tình của người viết.
Đặc điểm của tản văn:
Tản văn mang đậm màu sắc trữ tình:
-
Những tác phẩm viết theo thể loại tản văn, thường là những tác phẩm giàu tính trữ tình. Bởi các bài tản văn là lối viết của tác giả, mà ở đó, tác giả đặt mình vào trong bài văn, thể hiện cảm xúc, tiếng nói, tình cảm của mình qua những ngôn từ có phần hơi thực tế của tản văn. Đồng thời, qua tản văn, tác giả cũng bộc lộ một cách rõ ràng về cái tôi cá nhân của mình trước cuộc đời, trước thế sự. Chính vì vậy, tản văn mang một tính trữ tình sâu sắc. Đặc biệt, tản văn còn thường là những bài văn viết về chính bản thân người biết; nếu có viết về người khác, thì chung quy vẫn là từ góc độ, từ cái nhìn của bản thân đối với họ; nên nó vẫn hiện lên tiếng nói của “cái tôi” rất đặc sắc. Cũng chính điểm này, khiến tản văn đến với độc giả mang đượm nét chân thành, chân thực. Hiện thực cùng lối viết trung thành là hai yếu tố rất được đề cao khi viết văn theo lối tản văn.
-
“Văn cuối cùng là viết về trái tim của con người” (Maxim Malien). Quả thật, tản văn chính là thể loại văn dù có xoay chuyển như thế nào, cuối cùng vẫn là viết về con người. Tản văn được biết đến là một đề tài rất rộng, là một loại đề tài mở phổ biến với mỗi một nhà văn khi đặt bút viết thể loại này. Song, hầu hết, chung quy lại của các đề tài trong tản văn, dẫu có cao xa, khác lạ đến đâu thì vẫn là sự bám gấu vào con người, con người trong thể loại tản văn hiện lên trong hành cùng đề tài: nhưng không hề xa cách, trừu tượng mà ngược lại rất chân thành và rõ nét. Tuy nhiên, cũng chính những điều này, tản văn yêu cầu khá cao trong độ chính xác. Tản văn yêu cầu người sáng tác phải hiểu rõ ngọn ngành đề tài, hiểu rõ lịch sử, và con người; từ đó đưa vào tản văn những đồng thời phải kiểm duyệt gắt gao qua quá trình lịch sử. Như vậy, tản văn mang tính đúng đắn cao, là thể loại trữ tình những nghiêng về trữ tình chính luận. Là nguồn để các tác giả ca ngợi về lịch sử một cách thận trọng nhất; tránh lấy những sự kiện không đúng đắn, rồi chắp vá vào tản văn.
Tản văn có hơi hướng phóng túng, tự do:
-
Trong khi viết thể loại tản văn, chính là tâm hồn tác giả được thỏa sức giải bày; nghĩa là dù xoay quanh đề tài gì đi chăng nữa thì tản văn vẫn lấy người viết làm trung tâm. Chính vì vậy, các cách chọn đề tài, các cách sắp xếp bố cục, các cách lập ý; hay ngay cả đến cách lựa chọn sử dụng các biện pháp tu từ cũng đều mang tính phóng túng, tự do. Nó không bị bắt buộc theo một khuôn mẫu hay một kiểu thể loại đặc trưng nào. Nó là lối viết riêng của từng tác giả, vì vậy, nó mang hơi hướng phóng túng trong bài làm của mình.
-
Khác với các thể loại văn xuôi, văn trữ tình chính gốc; tản văn thường được biết đến là thể loại văn học với đề tài rất phong phú và đa dạng. Các đề tài viết tản văn như: đề tài về lịch sử, về địa lý, về triết lý sâu sắc, về chính trị, văn hoá,… tất cả các đề tài ít gặp trong các thể loại văn khác; thì hầu như sẽ được thường xuyên sử dụng trong tản văn. Tưởng chừng như đây là những đề tài khô cứng và dễ xao nhãng, thiếu hấp dẫn. Song với lối viết cùng các cách thay đổi bố cục, tâm ý không trùng lặp, không khuôn mẫu của tác giả; cùng với đó là phong cách viết chân thành, chân tình; tác giả đã lôi cuốn, thú hút và hấp dẫn người đọc ngày càng đến gần hơn với thể loại văn học này.
-
Tản văn mang trong mình nhiều dạng thức nhỏ, khiến nó trở thành một thể loại văn phong phú, đa dạng, song cũng vô cùng phức tạp: bút kí, kí sự, hồi kí, tuỳ bút, tốc kí, và tiểu phẩm văn…. Các thể loại tản bút nhỏ, ngắn và khó sử dụng. Nhưng một khi đã được đưa vào văn bản thì nó lại trở thành một thể loại hay và xúc động người đọc qua ngôn từ chân thành, xúc tích. Các thể loại tản bút, có khi xuất hiện như một tác phẩm mang đượm thi ca; có khi lại xuất hiện như một tác phẩm cất cao khúc ca; cũng có khi lại xuất hiện như một thể loại kịch bản ngắn; cũng có đôi khi xuất hiện như một tiểu thuyết sinh động, chân thực. Chính những sự đa dạng này, mà ta thấy được cái nét phóng khoáng, nét tự do, tự tại trong thể loại tản văn.
Tản văn mang kết cấu hết sức tự do:
-
Không giống với kịch có phần các phần: “mở đầu – nút thắt – phát triển – đỉnh điểm cao trào – cởi nút” để tạo kịch tính và chất xúc động cho tác phẩm. Không giống như thơ Đường với bố cục phổ biến: “Khai – Thừa – Chuyển – Hợp”,… Tản văn là lối làm văn không chú trọng vào bố cục, nó có thể có lúc gần lúc xa, có thể có lúc lại là sự giao thoa của hiện thực và lịch sử; lại có lúc là sự tìm hiểu giữa tự nhiên và xã hội. Nó không nhất định đi theo một khuôn mẫu, mà mỗi tác phẩm tản văn ra đời lại là một phong cách, một bố cục riêng của tác giả. Tuy không có bố cục rõ ràng, song tản văn cũng không hề thiếu sự sắp xếp, các tác phẩm đến với người đọc vẫn mang sự man mác khó tả, nhưng lại cũng không phải là sự mất trật tự và lộn xộn. Nó vẫn mang đến cho người đọc một cách lập luận, một cách xếp ý khá đậm nét.
Tản văn mang ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích
Đối với thể loại tản văn, tác giả không quá chú trọng vào hình tượng nhân vật như văn xuôi, không quá xem trọng tình cảm như trong thể loại văn trữ tình. Mà ở đây, tản văn mang lối viết tự nhiên, trong sáng. Là những con chữ về cảm xúc chân thật nhất của tác giả. Là những gì tác giả cảm nhận được, nghe được, thấu hiểu và nhìn thấy được. Cũng chính từ những điều ấy đã tạo nên một thể loại tản văn rất trong sáng về ngôn từ và rất hiện thực trong suy nghĩ cùng cách viết của tác giả.
Kỹ năng viết tản văn:
-
Tản văn không phải là một thể loại thức sự phổ biến được nhiều người ưa thích. Bởi thể loại tản văn khá khó lựa chọn đề tài; đồng thời tính đúng đắn cùng hàm súc triết lý của nó yêu cầu phải chính xác. Trong khi viết tản văn, việc lựa chọn đề tài không khó, song việc tự mình viết tản văn nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp lại mang đến cái khó cho tác giả. Chính vì vậy, đề tài rộng mở, nhưng yêu cầu tính xác thực về lịch sử đã khiến tản văn kén người viết. Và cũng từ những yêu cầu khắt khe đó, dần dần các tác phẩm được hình thành đếu ẽ mang nét riêng và gần như là các tác phẩm rất xuất sắc.
-
Trần Thúc Hoa đã nói về tác giả của tản văn: “Tác giả của thể loại này giống như người bạn thân, ngồi bên suối nhỏ, ngồi dưới bóng cây, ngồi trên đống lửa đêm đông, lấy đề mục tương ứng làm phương tiện biểu lộ chính mình.” Quả thật như Trần Thúc Hoa nêu trên, tản văn chính là thể loại dễ thưởng thức nhưng thực sự lại như cục than nóng trên tay viết của tác giả. Tản văn là thể loại văn ngắn, số từ ít, nhưng mỗi một câu chữ được tác giả buông xuống trang bản thảo, lại như những hạt ngọc lấp lánh. Bởi những chữ ấy, là cả một quá trình kiếm tìm, xác nhận rồi mới thực sự làm nên tác phẩm. Nhưng cũng chính những chữ ít ỏi mà ý nghĩa ấy lại là những xúc cảm sâu sắc, độc đáo khắc sâu trong cảm nhận của độc giả.
-
Tóm lại, một người muốn viết được thể loại tản văn, cần phải là một người thực sự có kiến thức sâu rộng, có cho mình những chiêm nghiệm, dấn thân riêng. Đặc biệt cần tạo cho mình một phong cách riêng khác biệt. Có như vậy, tác phẩm tản văn ra đời mới thật sự tròn trịa. Mỗi tác phẩm tản văn đều là một sự khắc tạc kỹ năng riêng, sáng tạo riêng và là sự khẳng định to lớn nhất đối với kỹ năng viết và cảm nhận của tác giả. Qua thể loại tản văn, ta thấy rõ tài năng của tác giả, qua đó ta cũng thấy cách dùng từ, cách am hiểu và xoay chuyển điêu luyện các đề tài của người nghệ sĩ.
Phân biệt tản văn với tuỳ bút:
-
Giống nhau: Cả hai thể loại tản văn và tùy bút đều:
– Thời gian xuất hiện: Xuất hiện cùng nhau trong thời trung đại.
– Thể loại: Cả hai đều mang thể loại văn xuôi tự sự – trữ tình.
– Phong cách viết: Cả hai đều là thể loại văn xuôi với lối viết tự nhiên và đặc biệt rõ về hiện thực, và các tác phẩm đều dựa trên nguyên lý có thật để sáng tác.
-
Khác nhau: Dù ra đời cùng nhau, mang phong cách tương tự nhau, thể loại đều giống nhau; song tản văn và tùy bút vẫn có nhiều đặc điểm khác biệt nhau:
-
Về tản văn:
– Đề tài: Tản văn có sự rộng mở hơn về đề tài. Các đề tài của tản văn rất phong phú và đa dạng. Là những đề tài thường thiên về: lịch sử, chính trị, địa lý, và tư tưởng văn hoá,… Các đề tài của tản văn khá kén tác giả; song lại không hề kén độc giả.
– Cấu trúc: Nếu truyện ngắn mang cấu trúc văn xuôi trữ tình – hiện thực- lãng mạn, tùy thuộc vào các đề tài cùng các bối cảnh lịch sử cũng như dựa vào linh hồn của truyện là hình tượng nhân vật; tiểu thuyết mang cấu trúc cốt truyện xoay quanh các nút thắt, mở để tại nên cao trào cho tác phẩm; thì ngược lại, tản văn không chú trọng vào các tình tiết, các nhân vật cũng như cốt truyện, tản văn chú trọng vào hiện thực, vào sự thật và vào cảm xúc chân thành nhất, tự nhiên nhất của con người. Tản văn cũng không quá xem trọng sự xâm nhập và can thiệp của tác giả. Nếu tác giả tham gia vào tản văn, cần phải viết đúng viết thật và sắc sảo nhất.
– Phong cách viết: Tản văn khác với truyện ngắn, với thơ ca, với tiểu thuyết,… bởi các tác phẩm tản văn tùy số lượng từ hạn chế, song vốn từ tác giả mang đến lại là vô kể. Tản văn là việc tác giả nhìn nhận dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất, xa vời nhất, thấp kém nhất của xã hội, có thể là một tiếng hát, một tiếng đàn, một câu chuyện thoáng qua với chúng ta; nhưng lại trở thành một tác phẩm với người nghệ sĩ săn tìm lối viết tản văn độc lạ.
– Ý nghĩa của các tác phẩm tản văn: Các tác phẩm tản văn chính là những thông điệp, những cảm xúc chân thực; những nhìn, nghe, cảm, thấu, hiểu của tác giả về một vấn đề, một đề tài xa lạ nào đó. Nói tóm lại, tản văn đến với độc giả theo lối viết đầy suy tư, chiêm nghiệm của tác giả, để rồi qua đó mới gửi gắm tâm tư, tình cảm của bản thân đến độc giả. Để rồi qua tản văn, tác giả như muốn bộc lộ đến người đọc tài năng, chiều sâu, chiều rộng trong các cảm nhận về lịch sử, văn hoá, tư tưởng, chính trị.
-
Về tuỳ bút:
Tuỳ bút là một thể loại thuộc tản văn. Tuỳ bút có mang nét phóng túng, song nét phóng túng mag nghệ sĩ sử dụng trong tùy bút lại đậm đà hơn, thể hiện rõ cái tôi hơn so với tản văn. Không chỉ vậy, tùy bút đòi hỏi nhà văn phải có những sự trải nghiệm riêng vất vả mới có thể thực sự tạo nên một tác phẩm tùy bút hay.
Trên đây là bài mẫu về tản văn và đặc điểm của tản văn. Với bài mẫu trên, tản văn hiện lên khá rõ nét và độc đáo. Hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công và tìm hiểu thật sâu sắc, kĩ càng về đề tài này nhé.
Xem thêm: Dấu chấm lửng là gì? Dấu chấm phẩy là gì? Khái niệm và nêu ví dụ
Thuật ngữ –