Pháp sư
[Tập 120]: Thích Ca Mâu Ni Ý Nghĩa Là Gì?
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH GIẢNG GIẢI
Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là vô lượng giác. Tại thế gian này của chúng ta không dùng chữ “A Di Đà”, mà dùng “Thích Ca Mâu Ni” là ý nghĩa gì? Phải xem người thế gian chúng ta bị căn bệnh gì? Thị hiện của Phật Bồ Tát, danh hiệu của Phật Bồ Tát, thuyết pháp của Phật Bồ Tát không ngoài việc giúp chúng sanh trị bệnh mà có. Hiện tại căn bệnh của chúng sanh thế gian này chúng ta là thiếu lòng yêu thương, thiếu lòng từ bi, cho nên danh hiệu dùng chữ “Thích Ca”. “Thích Ca” có nghĩa là nhân từ, là năng nhân. Đây là Phật dạy cho chúng ta, chúng ta đối đãi với người quyết định phải nhân từ, đặc biệt là những người đối xử không tốt đối với chúng ta, người hủy báng, người đố kỵ, người chướng ngại, thậm chí là người hãm hại ta, nhất định phải nhân từ đối với họ, quyết định không thể có một cái ác niệm, chúng ta mới là học trò của Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây là đối với người, còn đối với mình là “Mâu Ni”. “Mâu Ni” có ý nghĩa là “tịch diệt”. “Tịch” là tịch tĩnh. Nói tịch tĩnh mọi người rất khó hiểu, chúng tôi đem ý nghĩa nói cho cạn một chút là “thanh tịnh”, vậy thì chư vị dễ hiểu. Với chính mình nhất định phải thanh tịnh. “Diệt” nghĩa là gì? Diệt phiền não, chúng ta dùng lời ở trên “Kinh Hoa Nghiêm” để mà nói, vọng tưởng phân biệt chấp trước phải diệt, bằng mọi cách phải giảm trừ vọng tưởng phân biệt chấp trước. Cho nên tôi khuyên đồng học, chân thật muốn thành tựu thì quyết định không nên xem truyền hình, không nên xem báo chí, không nên nghe tin tức. Vì sao vậy? Những thứ này đều là nhiễm ô, hết thảy đều phải từ bỏ. Các vị ở tại thế gian là thiên hạ đại loạn, Thế Giới của tôi là thiên hạ thái bình, là vô sự, các vị xem mấy thứ đó thì sự tình liền nhiều hơn, không xem thì không có chuyện gì rồi phải không? Các vị tại sao cứ phải đa sự chứ? Hiện tại tôi vẫn thường hay thấy rất nhiều đồng học cả ngày ôm lấy cái điện thoại. Sóng vô tuyến của điện thoại sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ. Tôi nghe nói, người gọi điện thoại nhiều thì người đó sẽ bị đau nửa bên đầu. Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng không nói gì, có nhiều lời đáng để nói như vậy hay sao? Vậy khi điện thoại còn chưa được phát minh, bạn vì sao lại được thanh tịnh? Cái gì là yêu ma quỷ quái? Những thứ này là yêu ma quỷ quái, điện thoại di động là yêu ma quỷ quái, truyền hình là yêu ma quỷ quái, báo chí là yêu ma quỷ quái. Ngày ngày cứ tiếp xúc với những thứ này thì phiền não của bạn rất lớn. Chư Phật Bồ Tát tâm địa thanh tịnh không nhiễm bụi trần, họ có đối với tất cả pháp thế gian không hay không biết không? Xin nói với các vị, so với những người ngày ngày chú ý tin tức, thì các Ngài còn rõ hơn, nhưng các Ngài không cần. Chúng ta ngày ngày nghe những tin tức này, có nhiều lúc vẫn phán đoán sai lầm. Các Ngài cả ngày cứ nhắm đôi mắt, như như bất động, mà quan sát thấy rõ ràng minh bạch, một chút thấy biết sai lầm cũng không có. Chúng ta tại vì sao không học cái khả năng này? Tôi rất ít tiếp xúc với những tin tức bên ngoài, tôi gặp một số người ở đài truyền hình đến phỏng vấn, tôi đối đáp mà không có chướng ngại, họ không hỏi thì tôi không biết, họ vừa hỏi tôi liền biết. Tâm thanh tịnh rất quan trọng, quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
Phật Pháp đến sau cùng là minh tâm kiến tánh, nhập vào cảnh giới Phật. Sau cùng chỉ có ba môn, vô lượng vô biên Pháp Môn, đến sau cùng chỉ có ba môn. Ba môn này chính là Giác Chánh Tịnh. Chúng ta ngày nay nói quy y Tam Bảo, ở trên “Đàn Kinh” tôi vô cùng bội phục Lục Tổ Đại Sư, Lục Tổ Ngài nói tam quy y Ngài không có nói quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đường triều vào lúc đó, họ không dùng cách nói này. Sau khi tôi đọc xong Kinh này thì liền nghĩ, Ngài tại vì sao không dùng cách nói này. Có thể là vào lúc đó, mọi người đối với quy y Tam Bảo đã có sự sai lệch, đã có sự sai lầm, cho nên Ngài không nói Phật Pháp Tăng, Ngài nói quy y Giác, quy y Chánh, quy y Tịnh. Sau đó lại giải thích, Phật là Giác vậy, Pháp là chánh vậy, Tăng là tịnh vậy. Cách giải thích này quá hay. Cho nên, đến sau cùng là ba môn, Thiền tông, Tánh tông đi vào Giác môn, “đại triệt đại ngộ” mà nhập môn; Giáo Hạ thì đi Chánh môn, là chánh tri chánh kiến, “đại khai viên giải”; Tịnh Độ Tông cùng Mật Tông thì đi vào Tịnh môn, tâm thanh tịnh. Ở bên ngoài còn chưa có bước vào là Thiền Môn, bước vào thì đều là như nhau, một cái mà đạt được thì ba cái đều được. Cho nên, chúng ta phải hiểu rõ căn tánh của chính mình, trong ba môn thì chọn một môn, một môn thâm nhập, nhưng quyết định là phải tôn kính đối với những hành môn khác. Nếu bạn nói môn này của ta là tốt, môn của họ không bằng ta, thì bạn có thể vào được hay không? Vào không được. Tại sao vậy? Chỉ cần bạn có cái ý niệm này thì bạn là tà tri tà kiến, tâm của bạn không Giác, tâm của bạn không Chánh, tâm của bạn không Tịnh, bất luận là tu học Pháp Môn nào đều không thể thành tựu. Nhất định phải như 53 vị thiện tri thức trên “Kinh Hoa Nghiêm”, Pháp Môn mà họ tu đều không giống nhau, đối với những Pháp Môn khác, không ai mà không tự mình khiêm tốn tán thán người khác. Những Đại Đức Trung Quốc xưa thường hay chỉ dạy chúng ta: “Muốn Phật Pháp hưng chỉ có tăng khen tăng”. Nếu chúng ta mong muốn Thế Giới hòa bình, vậy thì chúng ta nhất định phải hiểu được Tôn Giáo tán thán lẫn nhau, quyết định không có hủy báng.
Người Hồi Giáo Afghanistan đã đánh sập hai tượng điêu khắc bằng đá của Phật giáo, đúng ngay lúc đó thì tôi đang ở Hồng Kông, Đài Truyền Hình Phụng Hoàng đến phỏng vấn, liền yêu cầu tôi đưa ra nhận xét đối với sự việc này, đó là do tín đồ Hồi Giáo làm. Giải đáp của tôi thì đây chỉ là sự hiểu lầm, họ không có làm sai, họ hiểu lầm, họ không biết được chân tướng sự thật. Tôi chỉ cảm thấy rất là đáng tiếc, tôi không hề trách họ mắc sai lầm. Họ đã hiểu lầm ở chỗ nào? Họ không biết được họ đang tôn thờ Thượng đế Allah, họ không hiểu được Thích Ca Mâu Ni Phật là hóa thân của thượng đế. Nếu như họ biết rằng Thích Ca Mâu Ni Phật là hóa thân của Allah, thì họ cũng đảnh lễ sát đất. “Mười phương tam thế Phật cùng chung một pháp thân”. Trong nhà Phật chúng ta thì nói là đáng dùng thân gì để được độ thì liền hiện thân ấy, Phật Bồ Tát thấy nên dùng thân Allah để độ liền hiện thân Allah, nên dùng thân Giê Su để độ các Ngài liền hiện thân Giê Su. Tôi thấy mỗi một Thần Linh của các Tôn Giáo đều là hóa thân của Phật Bồ Tát, như vậy thì bình đẳng biết bao, hòa thuận biết bao, vấn đề lập tức liền được hóa giải, liền được công bằng.
Ngày hôm ấy Đổng Sự Trưởng của họ xem thấy việc này, đến nói với tôi: “Pháp Sư! Ngài nói rất hay, so với nhận xét của những người khác hay hơn nhiều, vô cùng hài hòa”. Chúng ta mong muốn xã hội an định, Thế Giới hòa bình, thì không nên gây ra xung đột, không nên gây phiền phức cho cuộc sống. Chúng tôi nói lời này câu nào cũng là lời thật, đều là chân tướng sự thật, sao lại không thể hòa thuận sống chung được chứ? Họ đã đánh sập tượng Phật, chúng ta không trách họ, trách là trách chúng ta, chúng ta theo đạo Phật mà không đem những đạo lý này nói rõ ràng minh bạch với người thế gian, để họ sinh ra hiểu lầm. Sai lầm của việc họ đem đánh sập bức tượng Phật này là sai lầm ở tại người theo đạo Phật chúng ta, không phải tại họ. Các vị cứ suy nghĩ xem lời tôi nói có đạo lý hay không? Trách móc họ thì là sai, mọi việc phải tự suy xét chính mình, do bản thân chúng ta chưa có làm tốt. Người ta nói chúng ta cúng tượng Phật là mê tín, lạy cái tượng đất, chúng ta có thể trách họ nói sai không? Họ quả thực không có nói sai, sai là ở đâu? Sai là ở chúng ta, chúng ta không có đem ý nghĩa của việc cúng dường tượng Phật nói rõ ràng với họ. Chúng ta mà giảng giải rõ ràng thì họ sẽ minh bạch thôi, sẽ tỉnh ngộ ra mà thôi, không đến nỗi nói chúng ta là mê tín, cũng sẽ không nói chúng ta là đa thần giáo.
Chúng ta thờ cúng Thích Ca Mâu Ni Phật là kỷ niệm Lão Sư chúng ta. Ngày nay chúng ta tiếp nhận những giáo huấn tốt như vậy là nhờ Ngài đã truyền lại cho chúng ta. Đây là báo ân, tri ân báo ân niệm niệm không quên. Ý nghĩa là như vậy. Tại sao mà thấy Ngài thì phải cúi đầu lễ bái? Cúi đầu lễ bái là chúng ta tôn trọng Ngài, chúng ta thấy Lão Sư như vậy liền khiêm cung, tôn trọng Ngài. Phải đem việc khiêm cung tôn trọng người mà vận dụng vào cuộc sống thường ngày, chúng ta đối với tất cả người đều phải tôn trọng, tất cả chúng sanh đều xem họ như là Phật để mà đối đãi. Đây là Phật dạy bảo chúng ta, trên Kinh mọi người đều đã đọc qua, tất cả chúng sanh là cha mẹ trong quá khứ của ta, là Chư Phật trong tương lai. “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, phàm nếu là có Phật tánh, đương nhiên họ sẽ thành Phật. Đây là chúng ta thường hay đọc thấy trên Kinh Đại Thừa. Ở trong “Hoa Nghiêm”, “Viên Giác” nói còn hay hơn: “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật”. Những lời này chúng ta không dễ gì hiểu, những lời này thì Pháp Thân Đại Sĩ biết. Ngài sao lại nói“bổn lai thành Phật”? Căn tánh của tất cả chúng sanh là Phật tánh.
Chư vị nếu như đọc kỹ “Kinh Lăng Nghiêm” thì sẽ hiểu, căn tánh của sáu căn chúng ta, thấy ở nơi mắt, nghe ở nơi tai, ngửi ở nơi mũi, kiến văn giác tri là chân tánh, đây là Phật tánh. Chư Phật Như Lai nhìn tất cả chúng sanh thì các Ngài nhìn tánh không nhìn tướng, cho nên tất cả chúng sanh bổn lai thành Phật. Phàm phu chúng ta thì sai, phàm phu là chấp tướng không thấy tánh. Tánh là chân thành, tánh là thanh tịnh, tánh là bình đẳng, tánh là chánh giác, tánh là từ bi, tất cả chúng sanh vốn là có đầy đủ. Hiện tại cũng không có mất đi, chân tánh của chúng ta vốn sẵn có, vẫn đang hiện tiền, nhưng mà khi nó khởi tác dụng thì đã khởi chướng ngại, tâm chân thành liền không có, hư ngụy hiện trở ra, vô minh đã chướng ngại, phiền não chướng ngại, trần sa phiền não, kiến tư phiền não đã chướng ngại lấy nó, cho nên nó khởi tác dụng, tác dụng khởi lên liền có sai lệch, liền có sai lầm. Nhưng những vô minh phiền não này là hư vọng, không phải chân thật, ở trong tự tánh vốn là không có. Vốn là không có thì đương nhiên có thể đoạn dứt, vốn là có thì đương nhiên có thể khôi phục, khẳng định là như vậy. Chúng ta học Phật là từ nơi này mà xây dựng lòng tin, lòng tin kiên định không lay chuyển, phiền não tập khí của chúng ta có thể đoạn, căn bản vô minh của chúng ta có thể đoạn, ở trong tâm tánh chúng ta, vô lượng trí tuệ bát nhã, vô lượng đức năng, vô lượng hảo tướng giống như Chư Phật Như Lai không hai không khác, khẳng định có thể hiện tiền, chỉ sợ chính mình không làm. Từ đâu bắt đầu làm? Ngay trong cuộc sống thường ngày phải biết đè nén chính mình, trước tiên bắt đầu làm từ đây. Nhà Nho cũng nói, trong “Lễ Ký” bắt đầu là “Ngạo bất khả trưởng”. Chúng ta học cái này trước, học khiêm hư trước, học cung kính trước. Phổ Hiền Bồ Tát dạy cho chúng ta mười cương lĩnh tu học, điều thứ nhất là “Lễ kính Chư Phật”, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày không thể không học.
Trong các ngôi Chùa, chư vị thường hay nhìn thấy quyển “Nghi Quy Sám Bổn”, “nhất tâm cung kính”, “nhất tâm đảnh lễ”, “nhất thiết cung kính”, các vị xem những lời này, “nhất thiết” là không có phân biệt. Chúng ta cung kính đối với người phải như là đối với Phật. Không những với người, mà đối với tất cả động vật cũng phải cung kính như đối với Phật vậy. Chúng ta tương thông với động vật. Các vị ở tại nhà mình, đặc biệt là nhà bếp thì gián, kiến, các loài côn trùng nhỏ này rất nhiều, đồng tu học Phật thường đến hỏi tôi phải làm sao? Phải tương thông, phải kết bạn với chúng, đôi bên tôn kính lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, vấn đề không phải đã giải quyết rồi sao? Không thể giết, càng giết càng nhiều, cái oán cừu này càng kết càng sâu, càng kết càng rộng, đời đời kiếp kiếp giết qua giết lại không dứt được. Nhất định phải tương thông, “chí thành cảm thông”, “lòng thành cảm động đá vàng cũng vỡ”, động vật nhỏ sẽ hiểu được. Tôi tương thông với chúng, tôi gặp chúng thì đều chắp tay, Bồ Tát kiến, Bồ Tát gián. Mỗi người chúng ta đều có hoàn cảnh sống của riêng mình, hy vọng tôi không chướng ngại bạn thì bạn cũng không chướng ngại tôi. Chúng đến đều là để tìm kiếm thức ăn. Chư vị muốn tìm đồ ăn thì tôi cúng dường, tôi cúng dường ở bên ngoài sân. Thật sự đều đi hết, một con cũng không nhìn thấy. Không thể giết được. Bạn phải hiểu được, chúng đi vào trong căn phòng của chúng ta là để tham quan du lịch, chúng cũng là đến xem sự mới lạ. Dùng cái tâm này để nhìn chúng thì hoan hỷ. Chúng ta hoan hỷ với chúng, chúng cũng hoan hỷ đối với chúng ta.
Không những động vật có thể tương thông, thực vật cũng hiểu tính người. Ở trên núi chúng tôi trồng rau, trồng hoa, chúng tôi yêu quý chúng, rau, hoa đều mọc rất tươi tốt. Chúng cúng dường bạn, báo ơn bạn. Chúng tôi trồng dây mướp, mướp mọc ra trái mướp rất to, đã già rồi mà không có ai thấy, lúc đi hái mướp thì không nhìn thấy, quả mướp này liền báo mộng cho Pháp Sư Ngộ Khiêm, nó nói rằng nó đã lớn lắm rồi, mau mau đi hái nó đi. Sáng hôm sau, Pháp Sư Ngộ Khiêm đi tìm, quả nhiên tìm thấy, quả rất to, mà không thể ăn được nữa, đành để lại làm giống. Bạn xem, đều có thể tương thông với thực vật.
Hòa thuận chung sống chính là một loại tâm chân thành, quyết định không có tự lợi, không có vọng niệm, không thể có một mảy may ý niệm nào tổn hại đến tất cả chúng sanh. Làm sao để đạt được thân tâm thanh tịnh, đạt đến thuần tịnh? Tôi thường hay khuyên bảo các đồng học, chúng ta đối với tất cả người, tất cả sự, tất cả vật phải tiêu trừ ý niệm muốn khống chế. Không thể có ý niệm muốn khống chế, không thể có ý niệm tổn hại, không thể có ý niệm muốn chiếm lấy. Bạn sẽ hỏi tại vì sao? Đây đều là Phật dạy. Tại sao mà Phật dạy bảo chúng ta như vậy? “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Bạn có thể thọ dụng, không thể nào chiếm lấy. Tôi nhận được sự khải thị này từ trên Kinh Phật, nhận được sự giáo huấn này, cho nên cả đời tôi được thọ dụng. Bất luận là ở nơi nào, tôi cần quyền sử dụng, không cần quyền sở hữu, vì có quyền sở hữu thì sẽ rất mệt, tôi cần quyền sử dụng, tôi có thể hưởng thụ, tôi có thể dùng. Giảng đường này dựng lên ở nơi đây, hai tiếng đồng hồ giảng Kinh này, tôi sử dụng rất là tự tại. Hai tiếng đồng hồ đã hết rồi, thì người có quyền sở hữu đến quản lí, chỗ nào hư hỏng cần phải sửa chữa là việc của họ. Vì sao vậy? Họ sở hữu mà. Sở hữu thì sẽ rất mệt, sử dụng thì rất tự tại. Giống như chúng ta đi ở khách sạn, chúng ta ở một ngày, ở hai ngày, ta sử dụng, quyền sở hữu là của người chủ khách sạn, những sự việc linh tinh vụn vặt chỗ này họ phải trông coi quản lí. Họ nhọc tâm, còn ta thì tự tại. Chúng ta một đời ở tại thế gian này, tại thế gian này cả thảy đều là quyền sử dụng, quyết định không cần đến quyền sở hữu. Bạn mua được cái nhà, trong lòng của mình phải biết, ta có quyền dùng, không cần sở hữu, sở hữu thì rất phiền phức, khi chết đi thì vẫn xả không được, “ta vẫn còn có ngôi nhà”, vậy phải làm sao? Sau khi chết rồi nhất định sẽ trở lại ngôi nhà này để đầu thai. Trong ngôi nhà có những thứ gì? Có chuột, có gián, vậy không phải bạn biến thành chuột thành gián rồi sao? Ngôi nhà này là của bạn, bạn không chịu rời khỏi. Không có khái niệm sở hữu này thì thoát ra rất tự tại. Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian đều không có được mất, người này mới tự tại. Cứ phiền não đều là suy tính hơn thiệt. Trừ bỏ ý niệm được mất, thì người sẽ được đại tự tại. Chúng ta tu phước tu huệ, ngay trong cuộc sống thường ngày cái gì cũng đều không thiếu, tin tưởng Phật ở trên Kinh đã nói câu“Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Cái gì cũng không có, nhưng muốn thứ gì thì thứ đó liền hiện tiền.
Đến Cực Lạc Thế Giới thì càng tự tại hơn, lúc muốn ăn thì đồ ăn lập tức liền hiện tiền, không cần nữa thì liền biến mất. Chúng ta hiện tại không có đến Cực Lạc Thế Giới, chưa thể đạt đến cảnh giới này thì cũng phải nên làm cho gần giống, không thể nào mà không thọ dụng được một chút, vậy chúng ta học Phật không có uổng công.
Nhất định phải được trí tuệ chân thật, phải chân thật được thọ dụng. Cho nên, nếu có dư thì tận sức mà bố thí, không thể đem tích giữ. Tích chứa quyết định là một sai lầm. Phải bố thí, cúng dường. Phật dạy bảo chúng ta, những tài phú chúng ta thọ dụng ở trong đời này là từ việc bố thí mà ra. Bố thí là nhân, bố thí tài là nhân, tài phú là quả báo, càng thí càng nhiều. Bố thí pháp là nhân, thông minh trí tuệ là quả. Bố thí vô úy là nhân, khỏe mạnh sống lâu là quả. Người thế gian chúng ta muốn được tài phú, muốn được thông minh trí tuệ, muốn được khỏe mạnh sống lâu, thì bạn phải ra sức mà tu ba loại bố thí này. Tu nhân thì quyết định được quả.
Trong số mạng của tôi không có phước báo, đời trước không tu, vả lại còn đoản mạng. Năm xưa xem tướng đoán mệnh cho tôi, đều nói tôi sống không quá 45 tuổi. Tôi tin. Gia đình tôi mấy đời không có ai sống hơn 45 tuổi, cho nên tôi rất là tin việc này. Tôi không có cầu sống lâu, tôi cũng không có cầu tài phú, nhưng mà tôi cầu thông minh trí tuệ. Hiện tại ba loại quả báo này đều đã đạt được. Phật Pháp không có lừa gạt tôi, tôi vô cùng cảm kích. Sự tu học của tôi cũng đã làm tấm gương tốt cho mọi người. Chỉ cần tu học như lý như pháp, tôi thường nói người học Phật không già không bệnh tật không chết, đến Cực Lạc Thế Giới rõ ràng minh bạch thông suốt thấu đáo, cái túi da hôi thối này không cần nữa thì đi rồi, sống mà ra đi, không phải chết mà đi. Chết mà đi thì là sai. Chết mà đi là đi vào tam đồ lục đạo, đó là chết mà đi. Đến Cực Lạc Thế Giới là sống mà đi, không phải chết rồi mới đi. Cho nên học Phật, ba sự việc tốt, nếu bạn muốn được ba quả báo này thì bạn nhất định phải như lý như pháp mà tu học. Thế Tôn trên bộ Kinh này đã vì chúng ta mà tán thán A Di Đà Phật là: “Quang trung cực tôn Phật trung chi vương”.
Đây là tán thán đến cực đỉnh. Tán thán của Thích Ca Mâu Ni Phật chính là đại diện cho sự tán thán của mười phương ba đời tất cả Chư Phật. Chúng ta phải tin tưởng. Người chịu tin thì có phước.
Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu A Di Đà Phật, chủ yếu chính là bộ Kinh này, bộ Kinh này đã nói được đầy đủ nhất. “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh” là bổ sung cho bộ Kinh này, bổ sung lý luận đối với Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cho chúng ta, bổ sung cho chúng ta về nhân quả, bổ sung cho chúng ta về ba bậc chín phẩm. “Kinh Phật thuyết A Di Đà”, là đặc biệt khuyên bảo chúng ta tu học Pháp Môn này. Có thể nói là phần lưu thông của bổn Kinh chúng ta đều là khuyến tu. Từng câu từng chữ trong mỗi bộ Kinh Điển, nghĩa lý đều là cứu cánh viên mãn. Chúng ta xem chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” của Liên Trì Đại Sư, chú giải ấy của Ngài là quyển “Sớ Sao”, chúng ta từ trong quyển “Sớ Sao” này xem thấy, mới chân thật biết được sự thâm sâu uyên bác của “Kinh Di Đà” không thua gì “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Chúng ta đối với Kinh Điển này có lòng tôn trọng, lòng ngưỡng mộ thì mới có thể sinh khởi ra được. Liên Trì Đại Sư đem “Kinh Vô Lượng Thọ” và “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” xem trọng như nhau, dụng ý của Ngài rất sâu, khiến chúng ta không thể xem nhẹ Tịnh Độ. Nếu xem thường Tịnh Độ thì sai lầm rồi.
Năm xưa tôi đến Mỹ để giảng Kinh, ở Mỹ không có tu Tịnh Độ. Tôi là người đầu tiên đi đến, nhưng trong hai năm đầu tôi không giảng Tịnh Độ, giảng Tịnh Độ sẽ dẫn đến rất nhiều phiền phức, một số những bàn cãi không cần thiết, vậy thì chẳng có ích gì, tránh đi để khỏi phải bàn cãi. Bên đó họ đang học Thiền Tông, tôi giảng “Lục Tổ Đàn Kinh”, tôi giảng “Kinh Kim Cang”, tôi giảng “Vĩnh Gia Đại Sư Thiền Tông Tập”, tôi giảng “Tín Tâm Minh” của Tăng Xán, chỉ giảng Thiền Tông. Người đến nghe rất hăng hái. Tôi cũng có giảng một chút Mật Tông. Lão Sư của tôi – Chương Gia Đại Sư là Đại Đức Mật Tông, tuy rằng tôi không có học Mật Tông nhưng thường thức thì tôi hiểu cũng không ít, đây nghĩa là tôi hiểu điều mà các vị học, tôi không phải không có chuyên môn. Năm thứ ba thì tôi giảng “Kinh Di Đà”, giảng Tịnh Độ. Năm đó đúng lúc chúng tôi vừa giảng viên mãn “Di Đà Sớ Sao” lần thứ hai, vào lúc đó là dùng băng ghi âm để ghi lại, bộ Kinh này chúng tôi tổng cộng đã ghi được ba trăm ba mươi mấy cuộn băng. Tôi giảng Tịnh Độ thì đem bộ băng ghi âm này để ở trên bàn, mọi người đến xem, ồ nhiều vậy, là băng gì vậy? “Kinh A Di Đà”. Họ ngẩn người ra, không dám nói lời nào, cho rằng “Kinh Di Đà” rất đơn giản. Một ngày giảng một lần, giảng một năm mới viên mãn, ba trăm ba mươi mấy cuộn băng, một ngày giảng một cuộn băng, một năm mới giảng viên mãn, mọi người nhìn thấy không có lời nào để nói. Sau đó tôi lại nói với họ, điều các vị hiểu thì tôi hiểu, điều tôi hiểu các vị không hiểu, cho nên từ đó về sau, người tu Tịnh Độ ở Mỹ dần dần bắt đầu nhiều lên. Hiện tại chúng tôi tại Mỹ có bảy đài truyền hình, mỗi ngày đều phát sóng những băng ghi hình tôi giảng Kinh. Những gì chúng tôi giảng chất lượng ghi hình nhất định phải tốt, đài truyền hình của họ sẽ phát sóng mỗi ngày một tiếng đồng hồ. Tại Đài Loan phát sóng đại khái mỗi ngày đến bốn tiếng đồng hồ, cho nên người xem thì rất nhiều. Chúng tôi hiện nay những băng ghi hình này nhất định phải nâng chất lượng lên cao. Vì vậy, giới thiệu Tịnh Tông thật không dễ dàng, bản thân chúng ta chưa có khế nhập cảnh giới này mà muốn đem việc này giới thiệu với người khác, đích thực là tương đối khó.
Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp, khoảng thời gian này không dài. Thế Giới Ta Bà chúng ta nhìn thấy thời gian này như là con số thiên văn, nhưng mà xem từ trong toàn bộ thời gian của Phật Pháp thì rất ngắn. Các vị nghĩ xem, trên Kinh Luận Phật thường nói, phàm phu tu thành Phật phải trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Con số này là không phải nói từ đây. Ba đại A Tăng Kỳ kiếp là bắt đầu tính từ ngày nào? Không phải từ chúng ta hiện nay, chúng ta hiện tại tu học không tính, vậy tính từ ngày nào? Từ ngày nào mà phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, hay nói cách khác, tính từ ngày đến được Viên Giáo Sơ Địa Bồ Tát. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất phải tu mãn tam Hiền Vị là thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng. A Tăng Kỳ kiếp thứ hai phải tu mãn bảy cái vị thứ từ Sơ Địa đến Thất địa. A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phải tu ba cái vị thứ là Bát Địa, Cửu Địa, Thập Địa, Bồ Tát Pháp Vân Địa. Trên hội Hoa Nghiêm 41 vị Bồ Tát, vị thứ 41 là Đẳng Giác vẫn chưa được tính vào trong này, chỉ tính cho bạn đến Pháp Vân Địa là cần ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Trước khi chứng được Viên Giáo Sơ Trụ thì không tính. Nếu như mà tính thêm cái này vào thì vô lượng kiếp, vô lượng kiếp mới có thể thành tựu. Chỗ này nói mười kiếp thì thành tựu, thời gian này thì thật là quá ngắn.
Chúng ta lại xem trên “Quán Kinh”. “Quán Kinh” nói với chúng ta, hạ hạ phẩm Vãng Sanh là Phàm Thánh Đồng Cư Độ, đến Cực Lạc Thế Giới “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” phải tu bao lâu? 12 đại kiếp. Mười hai đại kiếp thì họ tu đến minh tâm kiến tánh, thì tu đến địa vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Chúng ta tưởng tượng xem, nếu như không Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mà chúng ta muốn tu đến địa vị này, thì thật là vô lượng kiếp. Sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới 12 kiếp thì thành tựu, đây là nói cái gì? Hạ phẩm hạ sanh, nghiệp chướng đặc biệt sâu nặng. Không tạo nghiệp chướng sâu nặng đến như vậy, đại khái sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thông thường mà nói đều là trung bối, hoặc giả là hạ bối thượng phẩm, hạ trung phẩm. Hạ hạ phẩm là người tạo tác nghiệp chướng sâu nặng. Không tạo tội nghiệp sâu nặng như vậy thì giống như những người Vãng Sanh của chúng ta, sẽ không ở hạ hạ phẩm, sẽ không ở hạ trung phẩm, luôn là hạ thượng phẩm trở lên. Nói cách khác, đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, nếu chúng ta muốn tu “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” là từ Phàm Thánh Đồng Cư Độ tu đến Thật Báo Trang Nghiêm Độ (“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” là Thật Báo Trang Nghiêm Độ), thông thường mà nói, đại khái chỉ cần từ ba đến bốn kiếp thì sẽ đạt được. Thời gian này rút ngắn biết bao nhiêu. Nếu như bạn là người căn tánh đại lợi, lúc trước tôi đã nói tam phước trên “Quán Kinh” ba điều mười một câu bạn đều làm được hết, bạn vừa sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới liền hoa khai kiến Phật. Đây chính là Đại Đức xưa đã nói với chúng ta về Phật Pháp ngay đời thành tựu. Tại vì sao chúng ta không làm? Khó là ở chỗ nào? Thực tại mà nói khó ở tự tư tự lợi không chịu buông xuống, chúng ta đời đời kiếp kiếp đã thiệt thòi ở chỗ này. Trên “Kinh Kim Cang” nói ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, thì “Ngã tướng” không buông được, “ngã kiến” buông không được, khó ở chỗ này. “Kim Cang Bát Nhã” là cảnh giới của pháp thân Đại Sĩ, vừa mở đầu liền nói:“Nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát”. Chữ “phi Bồ Tát” này nghĩa là Bồ Tát gì? Pháp thân Bồ Tát phải không? Không phải pháp thân Bồ Tát. Pháp thân Bồ Tát thấp nhất là Viên Giáo Sơ Trụ, Biệt Giáo Sơ Địa, đã phá được bốn tướng.
Chúng ta hiện tại cửa đầu tiên là phải đem tự tư tự lợi buông bỏ, phải thường xuyên nghĩ rằng những thứ này đã hại chúng ta đời đời kiếp kiếp không thể thành tựu. Quả nhiên đem tự tư tự lợi buông bỏ, khởi tâm động niệm không còn muốn lợi ích cho chính mình, mà muốn lợi ích cho người khác, muốn lợi ích cho xã hội, muốn lợi ích cho đất nước, muốn lợi ích cho tất cả chúng sanh, chúng ta ngay trong một đời này khẳng định là có thể chứng được quả Tiểu thừa Tu Đà Hoàn, Đại thừa Viên Giáo Sơ Tín Vị Bồ Tát, chúng ta có thể chứng được. Có thể có được điều kiện này, chúng ta cầu sanh Tịnh Độ, nói các vị biết, rất có thể ở ngay trong một đời này liền chứng được Thật Báo Trang Nghiêm Độ của Thế Giới Tây Phương. Thật không thể nghĩ bàn! Đây mới là một việc to lớn của cuộc đời chúng ta. Cho tôi tất cả thế gian này tôi cũng không cần. Đừng nói là nhân gian mời tôi đi làm Hoàng đế, Ma Hê Thủ La Thiên Vương nhường ngôi cho tôi, tôi cũng không làm. Tại vì sao? Tôi đã nhìn được rất rõ ràng đó là cạm bẫy, tôi mà làm việc đó, thì ngay một đời này không thể nào sanh đến Thật Báo Trang Nghiêm Độ, không những Thật Báo Trang Nghiêm Độ không đến được, mà Phàm Thánh Đồng Cư Độ cũng không đến được, vẫn phải ở trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo luân hồi đã đủ lắm rồi, ở đây đã khổ lắm rồi, chúng ta phải đem khổ buông xuống, đem mê buông xuống. Chúng ta nhìn thấy người hiện nay tham tài sắc danh thực thùy, chúng ta hiện tại thấy những người này thật đáng thương, trên Kinh Phật nói là “người đáng thương xót”. Chúng ta phải tranh thủ thời gian, chúng ta tránh né những phiền nhiễu này, hy vọng ngay trong đời này quyết định được thành tựu.
Hiện tại chư vị đồng tu nhiều người đã phát cái tâm rất hiếm có, đều muốn học rộng nghe nhiều. Không sai, tứ hoằng thệ nguyện đã dạy chúng ta “Pháp Môn vô lượng thệ nguyện học”. Nhưng mà bạn nhất định phải hiểu rõ ràng, điều kiện trước khi học Pháp Môn là cái gì? “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Phiền não của bạn đã đoạn tận hết hay chưa? Phiền não chưa có đoạn hết thì không thể học vô lượng Pháp Môn. Cho nên đây là chỉ ra một con đường để tu học, sự phát tâm đầu tiên là mở rộng tâm lượng, không nghĩ cho chính mình, khởi tâm động niệm đều nghĩ đến chúng sanh, như vậy thì học Phật sẽ rất giỏi. Người học Phật khởi tâm động niệm là nghĩ cái gì? Tất cả chúng sanh Hư Không Pháp Giới. Không như người thế gian, người thế gian muốn lợi ích cho đất nước này của tôi, rộng hơn nữa là muốn lợi ích cho chúng sanh toàn Thế Giới, đây cũng là giỏi lắm rồi, ở trong Phật Pháp thì vẫn chưa được, còn nhỏ lắm. Phật Pháp khởi tâm động niệm nghĩ đến hết thảy chúng sanh trong tận Hư Không Biến Pháp Giới. Chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải làm tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh, làm tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh trong Hư Không Pháp Giới. Đây là tâm đại Bồ Đề. Cái lực của đại nguyện này thúc đẩy bạn, bạn mới có thể đoạn phiền não, bạn mới có thể sửa tập khí, tâm nguyện của bạn sẽ gần giống với Phật, đi cùng một hướng với Chư Phật, cùng một con đường, làm sao có thể không thành tựu? Quyết định đoạn phiền não. Trước phải đoạn kiến tư phiền não. Đoạn kiến tư phiền não phải đoạn thân kiến trước. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến, tam giới 88 phẩm kiến hoặc đoạn tận thì công phu đoạn chứng của bạn tương đương với Tiểu thừa Tu Đà Hoàn, còn trí huệ và phước báo của bạn thì mãi mãi vượt xa Tiểu thừa. Tại vì sao? Tiểu thừa không có tu Huệ, không có tu Phước. Phước Huệ vượt xa họ, đoạn chứng thì bằng với họ.
Không đoạn phiền não thì làm sao được?
Tại vì sao Tổ Sư Đại Đức, những vị thiện tri thức này đã dạy chúng ta “nhất môn thâm nhập”? Nhất môn thâm nhập giúp bạn đoạn phiền não. Ở trong pháp Đại thừa nói trước tiên giúp bạn tìm lại Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là gì? Căn Bản Trí là định, là tâm thanh tịnh. Trên “Kinh Bát Nhã” Phật nói với chúng ta “Bát Nhã Vô Tri”, cái “Vô tri” ấy chính là Căn Bản Trí, cho nên dạy bạn học một bộ Kinh, nhất môn thâm nhập đến khi đoạn hết phiền não, sau đó dạy bạn tham học. Tham học nghĩa là gì? Tham học là “vô sở bất tri”. “Bát Nhã vô tri, vô sở bất tri”, vô sở bất tri chính là học Pháp Môn, “Pháp Môn vô lượng thệ nguyện học”. Hiện tại chúng ta đã làm sai. Họ không phát đại tâm, họ không đoạn phiền não, vừa mở đầu liền muốn học Pháp Môn, kết quả học thành cái gì? Đều học thành tà tri tà kiến. Những lời này là của Đại Sư Thanh Lương nói. Thanh Lương Ngài trên đề Kinh huyền nghĩa của “Kinh Hoa Nghiêm” đã từng nói: “Có giải không hành tăng thêm tà kiến”. “Có giải” chính là bạn học rộng nghe nhiều, bạn chính mình không đoạn phiền não thì bạn biến thành tà tri tà kiến. Còn ngược lại, “có hành không giải tăng thêm vô minh”. Đây là lời của Đại Sư Thanh Lương. Cho nên, giải hành phải đều xem trọng, giải giúp đỡ hành, hành lại giúp đỡ giải, giải hành vĩnh viễn bổ trợ cho nhau. Từ Sơ Phát Tâm cho đến Như Lai Địa, ta biết được bao nhiêu thì ta cố gắng làm bấy nhiêu, trong khi làm, họ sẽ khai ngộ. Cái “Ngộ” này là giải được sâu hơn, giải được rộng hơn, phiền não đoạn được cũng không ít thì mới có thể học đến những Pháp Môn khác. Phải nên biết đạo lý này. Phật Tổ không gạt người, mỗi câu đều là lời hữu ích, mỗi câu đều là lời chân thật, chúng ta tin tưởng không bị thiệt thòi.
Phàm mà tu học không thể thành tựu, tôi thường hay nói, có rất nhiều người hỏi tôi nguyên nhân là gì, tôi liền nói với họ một câu:“Không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Phật Tổ là người xưa, không nghe lời Ngài thì bạn bị thiệt thòi rồi. Chúng tôi ngày nay có thể có được chút tiện nghi là nhờ nghe lời. Phật dạy chúng ta thế nào thì tôi đều thật làm, dạy chúng ta buông xuống thì chúng ta buông xuống thật, quả nhiên được lợi ích. Cho nên Lão Sư không có lừa gạt chúng ta.
A Di Đà Phật thị hiện tại bên ấy làm cái gì? “Kim hiện tại thuyết pháp”. Câu này rất quan trọng, cho chúng ta sự khích lệ rất lớn. Chúng ta muốn “Pháp Môn vô lượng thệ nguyện học”, khi nào thì học? Đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mới học. Hiện tại chưa có đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì chuyên học hai câu đầu trong tứ hoằng thệ nguyện, nhất định phải phát đại tâm, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”, phải phát cái đại tâm này, phải bao dung, phải đoạn phiền não, phải đoạn tập khí. Đến được Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, A Di Đà Phật hiện tại đang thuyết pháp, thuyết vô lượng vô biên Pháp Môn, đến Cực Lạc Thế Giới rồi hãy học. Cho nên tứ hoằng thệ nguyện này tôi chỉ học hai câu đầu, còn hai câu phía sau đến Cực Lạc Thế Giới mới học, học Pháp Môn, thành Phật đạo là việc khi đến bên đó. Tôi thì đem phân thành hai đoạn, cả một đời chỉ chuyên như vậy, làm chuyên gia, không nên làm thông gia.
Nhất môn thâm nhập thì tâm bạn là định. Tuyệt không tham vọng viễn vông. Nhất định phải nhớ “Pháp Môn bình đẳng, không có cao thấp”. Đây là Phật đã nói trên “Kinh Kim Cang”, tuyệt đối có thể giúp đỡ bạn đoạn phiền não, chứng Bồ Đề, giúp đỡ bạn minh tâm kiến tánh. Bạn vừa nhiều vừa tạp, tâm trí của bạn sẽ loạn lên, tâm sẽ loạn lên, bạn chẳng đạt được gì, chẳng thành được gì, vậy thật đáng tiếc. Cho nên vô lượng vô biên Pháp Môn không phải tôi không muốn học, tôi muốn học thì đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mới học. Chưa có đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, tôi chỉ học một môn thì tâm của tôi vĩnh viễn là định, vĩnh viễn thuần tịnh, vĩnh viễn thuần thiện.
Một câu sau cùng: “Hữu vô lượng vô số Bồ Tát Thanh Văn chi chúng cung kính vi nhiễu”. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới vẫn có Thanh Văn hay sao? Không những là có Thanh Văn, còn có cả thiên nhân, là những ai? Là thiên nhân trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ, là Thanh Văn trong Phương Tiện Hữu Dư Độ. Chư vị nên biết rằng, Thanh Văn này không phải Thanh Văn thật sự, nhân thiên không phải nhân thiên thật sự, đều là Bồ Tát. Bồ Tát mà sao lại nói Thanh Văn, nhân thiên? Nhân thiên là kiến tư phiền não chưa có đoạn tận, là đới nghiệp Vãng Sanh. Thanh Văn là trần sa phiền não, vô minh phiền não chưa có đoạn tận, nên gọi là Thanh Văn, là cái ý nghĩa như vậy. Họ đới nghiệp, nghiệp của họ chưa có đoạn tận nên gọi họ là Thanh Văn, xưng họ là Bồ Tát, là đạo lý như vậy.
Chúng ta đã đọc qua trong phần 48 đại nguyện, “người được sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát”, Kinh Văn làm sao có thể trái ngược với bổn nguyện được? Chư vị đồng tu phải nên thể hội được cái điểm này, phải đoạn nghi sanh tín. Cho nên nói Thanh Văn, nói Nhân Thiên thì tương tự như ở các Thế Giới khác, hàng Bồ Tát này kiến tư phiền não vẫn còn chưa đoạn hết, trần sa phiền não cũng vẫn chưa đoạn hết, là ý nghĩa như vậy. Cả thảy đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. A Duy Việt Trí là bất thoái chuyển. Việc này vô cùng vô cùng hiếm có khó gặp. Ở Thế Giới khác tu hành đều là tiến tiến thoái thoái, chỉ có đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì mãi không thoái chuyển. Đây là đệ nhất thù thắng của Thế Giới Tây Phương, chúng ta cần phải tranh thủ.
Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ học đến đây thôi.
PHẨM THỨ MƯỜI
GIAI NGUYỆN TÁC PHẬT
Kinh Văn: “Phật thuyết A Di Đà Phật, vi Bồ Tát cầu đắc thị nguyện thời. A Xà Vương tử, dữ ngũ bách đại trưởng giả, văn chi giai đại hoan hỷ. Cát trì nhất kim hoa cái, câu đáo Phật tiền tác lễ. Dĩ hoa cái thượng Phật dĩ, khước tọa nhất diện thính Kinh, tâm trung nguyện ngôn: “Linh ngã đẳng tác Phật thời, giai như A Di Đà Phật”.
Đoạn Kinh Văn này đã cho chúng ta sự khải thị rất lớn, chúng ta phải nên tỉ mỉ mà thể hội. Câu thứ nhất là tổng kết của mấy phẩm phía trước. Từ phần mở đầu thẳng cho đến phẩm thứ chín viên mãn thành tựu đều là Thế Tôn vì chúng ta mà giới thiệu thành tựu không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà. Thành tựu này không phải vì bản thân của Phật A Di Đà. Ở điểm này chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Phật A Di Đà là vì Bồ Tát. Những người nào là Bồ Tát? Phàm là người phát tâm tu Pháp Môn Tịnh Độ, phát nguyện ngay trong một đời này cầu sanh về Tịnh Độ, thì người này chính là Bồ Tát. A Di Đà Phật 48 nguyện đều là vì người mà phát ra. Điểm này chúng ta phải hiểu.
Thế Tôn ở trên Kinh Đại Thừa đã giới thiệu với chúng ta rất nhiều, Phật A Di Đà đã thành Phật từ kiếp lâu xa rồi, tuyệt đối không phải mới vừa thành Phật ở Cực Lạc Thế Giới cách đây mười kiếp. Bạn mà nghĩ như vậy thì đã sai rồi. Cũng giống như Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta ba ngàn năm trước đản sanh tại Ấn Độ thị hiện tám tướng thành đạo, tuyệt đối Thích Ca Mâu Ni Phật không phải là một người tu hành bình thường thật sự dưới cội Bồ Đề đang đêm nhìn thấy ánh sao liền “đại triệt đại ngộ”, liền thành Phật. Nếu chúng ta xem từ chỗ này thì cũng sai ý nghĩa. Đức Phật Ngài ở trên “Kinh Phạm Võng” nói với chúng ta, Ngài đến Thế Giới Ta Bà để thị hiện thành Phật, cũng như là việc biểu diễn “tám tướng thành đạo” này, lần này là lần thứ tám ngàn rồi. Từ đây mà biết, Thế Tôn và A Di Đà Phật là giống nhau, từ kiếp lâu xa đã viên thành Phật đạo rồi. Thế Tôn là biểu diễn tại thế gian này của chúng ta, A Di Đà Phật thì biểu diễn tại Cực Lạc Thế Giới. Thế Tôn biểu diễn tại thế gian này của chúng ta là để cho chúng sanh ở trên địa cầu này xem thấy, Phật A Di Đà tại Cực Lạc Thế Giới làm sự biểu diễn này là để cho tận Hư Không Biến Pháp Giới tất cả chúng sanh hữu duyên xem thấy. Thế nào là chúng sanh hữu duyên? Sau khi xem xong liền chân tín thiết nguyện, mong được Vãng Sanh Cực Lạc Thế Giới, thì người này là hữu duyên với Phật A Di Đà. Phật A Di Đà không những độ chúng sanh Thế Giới Ta Bà, mà Ngài độ vô lượng vô biên chúng sanh trong mười phương Thế Giới, không ai mà không được độ như nhau. Chúng ta tại chỗ này thể hội được trí tuệ, đức năng, bi tâm, nguyện lực quảng đại vô biên của Phật A Di Đà. Việc này rất đáng để chúng ta phải học tập.
Phàm phu chúng ta cả đời không thể thành tựu, thậm chí là gặp được Pháp Môn này mãi mãi cũng sẽ để luống qua ngay trước mặt. Nguyên nhân gì vậy? Tâm lượng quá nhỏ bé, hoàn toàn không có tương ưng với tâm nguyện của Phật A Di Đà. Người như vậy chỉ có thể kết cái pháp duyên với Phật A Di Đà, ngay trong đời này không thể thành tựu, không thể Vãng Sanh.
Người mà chân thật muốn được Vãng Sanh, nhất định phải biết mở rộng tâm lượng, thật sự mà làm đến được “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”. Chúng ta chân thành giống như là Phật A Di Đà vậy, thanh tịnh giống như vậy, bình đẳng giống như vậy, từ bi giống như vậy, đem cái đại pháp này giới thiệu cho tất cả mọi người. Dùng phương pháp gì để dạy? Không nhất định phải nói bằng miệng, nói bằng miệng người nghe chưa chắc đã tin, quan trọng nhất là thân giáo.
Năm ngoái, Lâm trưởng của Cư sĩ Lâm là lão Cư sĩ Trần Quang Biệt niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, đã biết ngày mất trước ba tháng. Đây là thân giáo, lấy mình làm gương. Mấy ngày trước Lý hội trưởng nói với tôi, gần đây có một vị lâm hữu của Cư sĩ Lâm cũng là niệm Phật mà biết trước ngày Vãng Sanh. Ngày đầu tiên nói với gia đình quyến thuộc của bà rằng đúng 5 giờ sáng ngày mai, bà sẽ đi đến Cực Lạc Thế Giới, nói với mọi người không nên khóc, không nên đau buồn, không phải chết mà là đến Thế Giới Cực Lạc. Đến khuya hôm đó, hơn ba giờ sáng thì bà đã thức dậy, tắm sạch, chải đầu, thay y phục, đúng 5 giờ sáng thì ra đi. Những người này đều là thọ trì bổn hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ”, đều là có thoại tướng tốt như vậy. Hôm nay tại Cư sĩ Lâm, tôi đã gặp được con dâu và con gái của bà. Họ nói với tôi, lúc đem thiêu xong thì có hoa xá lợi, có xá lợi, vô cùng hoan hỷ. Lý hội trưởng nói đây là chứng minh cho việc thọ trì bản hội tập không có sai trái. Cách khuyến hóa này so với chúng tôi nói bằng miệng thì hiệu quả hơn nhiều. Cho nên chúng ta phải khuyên người, trước khi chưa Vãng Sanh chúng ta nên nói cho mọi người nghe, sau cùng thì chúng ta phải biểu diễn một lần cho họ thấy, người khác mới chịu tin tưởng. Cho nên, bản thân phải nắm chắc chắn thì ngay trong một đời này khẳng định sẽ Vãng Sanh. Sự chắc chắn đó là từ đâu mà đến? Tôi từng nói qua với các vị rất nhiều lần rồi, chúng ta có giấy chứng nhận Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, việc này nhất định không thể xem thường. Giấy chứng nhận đó là gì? Bản hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ” chính là giấy chứng nhận, “Kinh Phật thuyết A Di Đà” chính là giấy chứng nhận. Chúng ta mỗi ngày thọ trì đọc tụng, thâm giải nghĩa thú y giáo phụng hành thì sao có đạo lý không được Vãng Sanh?
Đại Đức xưa đã nói rất nhiều đến ba bậc chín phẩm. Tôi giảng bộ Kinh này, tôi đã nói những lời không giống như Đại Đức xưa nói. Tôi cho rằng, nếu như chúng ta đem những đạo lý đã giảng trên “Kinh Vô Lượng Thọ”, những giáo huấn đã giảng làm được đến một trăm phần trăm thì khẳng định là Vãng Sanh thượng thượng phẩm. Nếu như chúng ta không có năng lực làm hết được, chỉ có thể làm được chín mươi phần trăm, vẫn còn một phần làm không được, nghĩa là bạn có thể làm được chín mươi phần trăm, vẫn còn mười phần trăm chưa làm được, bạn Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là thượng trung phẩm Vãng Sanh. Nếu như bạn chỉ có thể làm được tám mươi phần trăm, còn hai mươi phần trăm chưa làm được, vậy thì giảm xuống, bạn chính là thượng phẩm hạ sanh. Cứ như vậy giảm xuống từng bậc từng bậc một, giảm đến cuối cùng là hạ hạ phẩm Vãng Sanh thì chí ít phải làm được đến hai mươi phần trăm, tám mươi phần trăm làm không được, có thể làm được hai mươi phần trăm thì hạ hạ phẩm Vãng Sanh. Nếu như hai mươi phần trăm này mà làm cũng không được, vậy thì Vãng Sanh rất khó nói, bạn sẽ không chắc chắn, vậy thì hoàn toàn nhờ vào sự vận may của bạn lúc lâm chung. Vận may tốt gặp được thiện tri thức giúp đỡ bạn trợ niệm, nhắc nhở bạn thì có khả năng Vãng Sanh. Lúc lâm chung nếu như duyên không tốt, bản thân sẽ không chắc là có thể Vãng Sanh. Chúng ta hiện tại nếu cầu thì cầu chính mình phải nắm chắc. Trong trường hợp không có ai trợ niệm, không có ai để mà giúp đỡ, muốn khẳng định chắc phần Vãng Sanh thì nhất định phải thâm giải nghĩa thú, y giáo phụng hành. Việc này không thể không hiểu.
Vì sao Phật A Di Đà xây dựng Thế Giới Tây Phương Cực Lạc? Chính là bởi vì những người phát nguyện Vãng Sanh (hiện tại chúng ta nói là di dân đến Tây Phương Tịnh Độ) đích thân tiếp nhận giáo huấn của A Di Đà Phật. Cái ân đức này thật quá lớn.
“A Xà Vương Tử cùng năm trăm vị đại trưởng giả”, đây là một đoàn thể nhỏ, những người này chí đồng đạo hợp, thường hay cùng nhau cộng tu. Họ trong pháp hội Vô Lượng Thọ lần này cũng đều đã đến, đều đến để tham gia pháp hội, nghe Phật giới thiệu Thế Giới Tây Phương Y Chánh Trang Nghiêm, nghe được câu“viên mãn thành tựu” thì sanh khởi tâm hoan hỷ vô lượng, hoan hỷ đến nổi biểu hiện ra, nói là “thành ư trung, nhi hình ư ngoại”, cái tâm cảm ân liền tự tự nhiên nhiên mà lưu lộ ra. Biểu lộ ra sự việc này, vật đầu tiên cúng dường là Kim Hoa Cái mà họ đã mang theo, lấy cái này làm vật phẩm cúng dường.
“Câu đáo Phật tiền tác lễ”. Nói đến chỗ này, chúng ta nhất định phải hiểu được, học Phật muốn thành tựu, điều kiện đầu tiên là cung kính Tam Bảo. Phổ Hiền thập nguyện điều đầu tiên đã dạy chúng ta “Lễ kính Chư Phật”. Nếu như điều này cũng học không được, bạn ở trong nhà Phật mà nói thì chỉ là nghe qua mà thôi, bạn không có đạt được lợi ích chân thật. Nguyên nhân gì vậy? Bất kính Tam Bảo, đối với Tam Bảo không có tâm cung kính. Chúng tôi giảng Kinh là thuộc về dạng giảng lâu dài, cho nên chỉ có ngày đầu tiên bắt đầu giảng là có các đại biểu đến dự lễ, đến xem nghi thức, từ ngày thứ hai trở đi chúng tôi đều bỏ bớt đi hết. Chúng ta trọng thực chất, không trọng hình thức. Đây chính là tùy biến. Tình hình của xã hội ngày xưa và hiện tại không giống nhau. Ngày xưa là thời đại nông nghiệp, hầu hết mọi người nghe Kinh đều là sau khi thu hoạch vụ mùa. Hiện nay là thời đại công thương nghiệp, đến lễ đến Tết cũng được nghỉ.
Trung Quốc ngày xưa lễ Tết cũng có kỳ nghỉ, kỳ nghỉ này được bắt đầu từ ngày nào? Từ mồng tám tháng chạp bắt đầu kỳ nghỉ Tết, nghỉ năm mới. Nghỉ cho đến khi nào vậy? Nghỉ đến mồng hai tháng hai “rồng ngẩn đầu”. Các vị tính thử xem, kỳ nghỉ này là bao nhiêu lâu? Ngay trong kỳ nghỉ này, rất nhiều rất nhiều Đạo Tràng bắt đầu mở pháp hội giảng Kinh. Vì sao vậy? Mọi người đều rảnh rỗi có thời gian đến nghe Kinh. Ngày trước giao thông không thuận tiện, giảng Kinh ở tại các tự viện, người nghe Kinh đều là ở lại tự viện. Người xuất gia thì ở trong tự viện, người tại gia thì ở ngoài tự viện, nên gọi là Thảo Kinh Đơn. Ngay trong thời kỳ này, phải nghe cho hết một bộ Kinh, là “Thảo Kinh Đơn”. Đây là Đạo Tràng báo đáp đối với cái ơn của đàn na tín thí. Thường ngày tiếp nhận tài cúng dường của thí chủ, tự viện mỗi một năm cúng dường pháp một lần như vậy, mời họ đến để nghe Kinh đến để cùng tu học. Bởi vì thời gian được lâu, cho nên nghi thức cũng long trọng. Mỗi một lần giảng Kinh đều dựa vào quyển “Đại Tọa Nghi Quy” để làm. “Đại Tọa Nghi Quy” tại Singapore chúng ta không có nhìn thấy nữa, nó có Xướng Hương Tán, có kệ thỉnh chuông, và còn đọc một đoạn Kinh Văn, thời gian để làm việc này cho đúng như pháp đại khái phải cần đến 40 phút. Hồi trước tại sao phải làm như vậy? Là có đạo lý, người đến nghe Kinh bởi vì họ không bận việc gì, thời gian lúc này đều là đang trong kỳ nghỉ, họ đến Đạo Tràng từ lúc còn rất sớm. Sau khi Pháp Sư thăng tòa, thăng tòa phải nhập định, nghi thức long trọng kéo dài như vậy để cho cái tâm của thính chúng được định trở lại. Cái tâm vốn là bồng bột sốc nổi, sau 40 phút thì tâm họ sẽ định trở lại, đây là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân thứ hai là đợi những người còn chưa đến kịp, đợi những người đến sau. Cho nên, nó có đến mấy ý nghĩa bên trong.
Chúng ta hiện nay cùng với hồi trước không như nhau. Hiện nay mọi người đều rất đúng giờ, thời đại công thương nghiệp phải tranh thủ từng phút từng phút một, họ đều đến nơi đúng giờ, những nghi lễ phức tạp này chúng ta đều đem tỉnh giảm hết. Cho nên, hiện tại rất nhiều người không hiểu quy củ. Sau khi giảng Kinh xong, chúng ta niệm Phật rồi làm nghi lễ hồi hướng đơn giản, đều đã đem lễ tiết của chúng ta tối giảm xuống mức thấp nhất. Phật Pháp không có định pháp, Phật Pháp là sống động linh hoạt, cho nên học Phật nhất định phải biết tùy cơ ứng biến. Ở vào thời đại nào, ở tại địa phương nào, ở trong hoàn cảnh như thế nào, thì chúng ta nên phải làm như thế nào, điều này không thể không biết. Thế nhưng không thể không biết những nghi quy lễ tiết vào ngày xưa này, chúng ta có thể không làm, nhưng không thể không biết.
Cái ý mà tôi nói những lời này là mấy ngày nay có khách quý đến thăm Singapore, là lão Pháp Sư Tịnh Huệ. Ngài là Phó hội trưởng của Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc. Ngài đến bên này, chúng ta không thể không hiểu lễ tiết. Hôm qua tôi đến nghe Ngài giảng Kinh, tôi nhìn thấy Ngài sau khi thăng tòa thì không có ai đến lễ bái, tôi liền vội đến lễ bái Ngài. Đây là gì? Đây là quy củ, nghe pháp mà không bái pháp thì đó gọi trộm pháp, bạn không có tâm cung kính, bạn là đến để trộm pháp. Nhưng nếu người mà nhiều rồi, lúc mà mỗi người đều phải đi lễ bái thì Đạo Tràng này loạn mất. Đại tọa nghi quy có đến 40 phút, mọi người có thể từ từ mà lạy, từng người lạy xong thì đi rồi lại đến người khác, được, thời gian lúc đó dài. Chúng ta hiện tại không có thời gian nhiều như vậy, cho nên quyết định không thể mỗi một người đều phải đến trước mặt lễ bái. Đây là phải tùy cơ ứng biến. Hôm nay tôi nghe hội trưởng nói với tôi, Ngài ở bên đó sau khi giảng Kinh xong, chúng ta vào buổi tối thứ hai là ngày 28 mời Ngài đến bên này để giảng một buổi tối. Sáng ngày 28 hôm đó thì tôi đi Úc Châu rồi. Đồng học các vị phải hiểu quy củ, sau khi Pháp Sư thăng tòa, nếu như mọi người ở dưới không biết lễ bái thì sau khi Ngài về lại Trung Quốc, “lớp bồi huấn chẳng có gì hay cả, đến quy củ cũng không hiểu”, vậy thì chúng ta sẽ rất mất mặt. Các Cư sĩ không cần lễ bái, chỉ cần các đồng học lớp bồi huấn làm đại diện là được rồi. Hai hàng ở hai bên đảnh lễ tam bái, sau đó thì trở về vị trí của mọi người. Đây là sau khi Ngài thăng tòa thì phải nên lễ bái. Nói đến chỗ này là “câu đáo Phật tiền tác lễ”, hy vọng mọi người phải nên hiểu.
Bản thân chúng ta ở bên ngoài giảng Kinh, trọng thực chất chứ không trọng những hình thức này, bởi vì đại tọa nghi quy này rất phức tạp, có rất nhiều người, nhất là người hiện đại, nếu như nhìn thấy loại nghi quy này thì họ sẽ mất hết hứng thú, không muốn đến nghe. Cái đó dài dòng quá, hứng thú để nghe Kinh không còn nữa. Cho nên nhất định phải nên hiểu được tâm lý của người hiện đại. Lão Pháp Sư ở nơi khác đến, chúng ta nhất định phải tôn trọng, đây là mức độ thấp nhất. Những khi là lần đầu tiên giảng thì chúng ta nhất định phải hiểu những lễ tiết này, không được xem thường.
Kế đến, tôi cũng xin khuyên các đồng học lớp bồi huấn chúng ta, ngày 30 tháng 06 này sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp khóa 5, chúng ta học tập tại trường trong thời gian qua, người hiện nay có một câu vè thuận miệng: “Tốt nghiệp nghĩa là thất nghiệp”, vậy các vị sau khi tốt nghiệp có phải là thất nghiệp hay không? Phải nên biết chúng ta đến thế gian này mục đích là gì? Ý nghĩa ở đâu? Nếu như các vị được bồi dưỡng huấn luyện ở bên này vài tháng, nửa năm mà có thể đem hai sự việc này làm sáng tỏ thì các vị không uổng công. Phải nên biết mục đích của cuộc đời, ta đến cái thế gian này là để làm gì. Nếu như không có mục tiêu thì đúng là đang sống mơ hồ, mộng mị, đi một chuyến uổng công.
Con người rốt cuộc đến thế gian này là để làm gì? Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, tất cả chúng sanh lục đạo luân hồi là đến để đền trả nghiệp báo. Đây nghĩa là gì? Ở đây nói là chân tướng sự thật, bạn đến thế gian này là vì cái gì? Nhân mà các vị tạo trong quá khứ thì đời này đến thọ quả báo, trong quá khứ mà tạo nhân thiện bạn đến hưởng phước, trong quá khứ mà tạo nhân ác thì bạn đến thọ tội, nghiệp nhân quả báo tơ hào không sai. Đây là Phật đã nói với tất cả chúng ta. Tại vì sao lại có hiện tượng luân hồi? Điều này Phật cũng đã nói rõ, do vậy chúng ta không thể không tiếp nhận sự giáo dục. Nếu tiếp nhận giáo dục vậy thì sẽ khác rồi, thì như Thiền Sư Vân Cốc trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” đã nói, tuy có vận mạng nhưng vận mạng có thể sửa đổi. Vậy chúng ta liền hiểu được mục đích của cuộc đời là đến đây để cải tạo vận mạng. Chúng ta có đem vận mạng của chính mình cải tạo lại hay không? Hiệu quả của việc cải tạo như thế nào? Việc này rất quan trọng, nhất là sau khi học Phật. Mục đích của chúng ta là cải ác thành thiện, cải mê thành ngộ, cải phàm thành Thánh, đây là mục tiêu của chúng ta. Ý nghĩa của cuộc đời là gì? Ý nghĩa là cùng chúng sanh đối đãi bình đẳng, hòa thuận chung sống, mỗi ngày cùng tất cả chúng sanh sống một cuộc sống vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau. Họ không hiểu, nhưng ta hiểu, cho nên ta phải lễ kính họ trước, ta phải yêu thương họ trước, ta phải giúp đỡ họ trước. Giáo hóa hết thảy chúng sanh, học Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo thì cuộc đời này chúng ta không uổng phí, cuộc sống của đời này sẽ vô cùng có ý nghĩa, vô cùng có giá trị. Chư vị đồng học trong thời gian ở lớp bồi huấn này ít nhất cũng phải đem sự việc này làm cho rõ ràng minh bạch.
Kế đến, mục đích ý nghĩa của chúng ta phải nên thực tiễn như thế nào? Đây không phải là câu nói suông, phải thực tiễn thế nào? Vậy thì bạn phải nghĩ xem sau khi tốt nghiệp sẽ đi đến nơi nào? Phương hướng của việc đi đâu không có nhất định, nhưng mà có một nguyên tắc quyết định không thể nào được thay đổi, đó chính là cơ hội để giảng Kinh. Ở nơi nào có cơ duyên để giảng Kinh thì chúng ta đi đến nơi đó, không có cơ duyên để giảng Kinh thì không thể đi. Tại sao vậy? Sau khi chúng ta học rồi, những phương pháp này bạn đã học được rồi, sau khi học rồi phải dày công tập luyện trên giảng đài, đặc biệt là mười năm đầu tiên. Bởi vì mười năm đầu tiên là cắm rễ, bạn phải giảng ở trên giảng đài mười năm thì cái gốc của bạn mới vững chắc, bạn mới có thể trở nên không thối chuyển. Nếu bạn không có mười năm, đương nhiên mức thấp nhất là một tuần lễ giảng một lần. Nếu như có thể trong một tuần mà giảng ba lần là tốt nhất. Cứ như vậy mà bạn có thể giảng được 5 năm. Sau 5 năm thì cũng phải nên mỗi ngày giảng một lần, bạn mới có thể thâm nhập Kinh tạng, mới có thể giữ cho mình không bị thoái chuyển, bất luận là hành môn hay giải môn bạn đều có thể giữ gìn được. Cho nên, ở những nơi nào cho ta được cơ hội giảng Kinh, thì chúng ta phải nên trụ ở những nơi đó. Nhất định không nên mù quáng rằng chúng ta phải đi theo Pháp sư Tịnh Không, thân cận Pháp sư Tịnh Không, vậy là sai rồi. Bạn bên cạnh tôi, tôi không có nhiều cơ hội như vậy để giúp bạn lên giảng đài, vậy phải làm sao? Huống hồ tôi bất luận là giảng Kinh ở đâu, chúng tôi hiện tại coi trọng nhất là việc thu hình, làm VCD để lưu hành, việc này còn quan trọng hơn cả việc phát trên sóng truyền hình. Chúng tôi làm ra những VCD này, các vị đồng học quyết định đều có thể nhận được, các vị được ưu tiên trước nhất. Những thứ này cung cấp cho mọi người để làm tham khảo, giúp đỡ mọi người phá trừ nghi hoặc, đoạn nghi sanh tín, chân thật thành tựu, vậy thì các vị bền tâm vững chí, dốc lòng nỗ lực mà luyện tập ở trên giảng đài.
Đây là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã ở trong phần chú giải của phẩm Kinh này cùng dạy chúng ta, cũng đã cho chúng ta hai sự khải thị.
Khải thị thứ nhất là hy vọng chúng ta học theo A Xà Vương tử, đây là đáng để cho chúng ta học tập, phải giống như họ chân thật giác ngộ đến chỗ thân người khó có được, Phật pháp khó được nghe, cái cơ hội này không phải là thường hay gặp được, gặp được nhất định phải trân quý. “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”.
Hôm nay tôi cũng nghe có người nói với tôi, có một số người tại Trung Quốc đại lục làm ăn cũng rất khá, có rất nhiều tiền, sau đó thì học Phật, học Phật đến giờ sự nghiệp tiêu tan, công ty đóng cửa, cho nên họ thấy rằng học Phật không linh nghiệm, lúc chưa học Phật thì rất tốt, khi học Phật rồi thì hỏng hết. Cách nói như vậy là có người quyết tâm phá hoại Phật pháp. Có phải là có Phật tử làm ăn kinh doanh bị sập tiệm đóng cửa hay không? Có, vả lại còn rất nhiều, tôi nhìn thấy, nghe được mà không thấy lạ chút nào. Nguyên nhân là gì? Họ không phải thật sự học Phật, họ là mê tín, họ chỉ là treo cái chiêu bài học Phật, trên thực tế thì không có học Phật, những việc mà Phật dạy họ đều làm không được. Đây là người giả danh học Phật, đã gây ra sự hiểu lầm sai lệch cho xã hội đại chúng, tội lỗi của họ thì rất nặng. Sai lầm là ở chỗ nào? Vừa bắt đầu thì đã sai rồi, Tam quy y thì đã sai rồi, quy y một vị pháp sư, quy y một ngôi chùa, bắt đầu sai từ cái ngày đó, sai cho đến ngày nay, họ quay đầu không nổi.
Phật ngàn Kinh vạn luận chỗ nào cũng dạy chúng ta, thật là đã hết lòng khuyên bảo, từ đoạn mở đầu “Kinh Vô Lượng Thọ” thì cũng như vậy: “Thiện hộ khẩu nghiệp bất cơ tha quá”, có làm được chưa? “Thiện hộ thân nghiệp bất thất luật nghi”, bạn một đời làm việc gì cũng theo quy củ, tuân thủ quy chế pháp lệnh của nhà nước, bạn có làm được hay chưa? “Thiện hộ ý nghiệp thanh tịnh vô nhiễm” thì càng không cần nói, chưa làm được mà. Ở trong Tịnh nghiệp tam phước đều là dạy hàng sơ học, “hiếu dưỡng phụ mẫu”, chúng ta đã làm được hay chưa? Chúng ta phận làm con cái, đối với cha mẹ có tận hết trách nhiệm của người con hay chưa? Có chăm lo cho cha mẹ được tốt hay không? Cha mẹ không còn nữa thì có thường nhớ nghĩ đến cha mẹ hay không? Đây là Phật đã dạy cho chúng ta. “Phụng sự sư trưởng”, lão sư chỉ dạy chúng ta chúng ta đã làm được hay chưa? Lão sư không còn, vậy có thường hay nhớ đến những giáo huấn của lão sư hay không? Đây là những giáo huấn cơ bản của Phật, chúng ta đều làm không được, ngoài xã hội bạn theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào thì sập tiệm đóng cửa là phải rồi. Tại vì sao? Vì bạn đi theo con đường của vận mạng, khi nào thì bạn gặp được vận may, lúc nào thì suy bại, bạn không có thay đổi vận mạng. Thật sự y theo giáo huấn của Phật Bồ Tát thì vận mạng của bạn sẽ thay đổi trở lại, tốt thì thành tốt hơn, xấu thì trở thành tốt. Làm tấm gương tốt cho xã hội đại chúng như vậy, đây là đệ tử Phật chân chánh. Những gì mà xã hội đại chúng ngày nay xem thấy đều là đệ tử Phật giả tạo, không phải thật. Đệ tử giả thì quá nhiều quá nhiều, trong hàng xuất gia cũng có đệ tử Phật giả, đệ tử ma rất nhiều.
Những hàng xuất gia nào là đệ tử của ma? Người hủy báng Tam Bảo, đây là đệ tử của ma. Phê bình người xuất gia ở trước mặt người khác mọi lúc mọi nơi, phê bình Phật pháp, phê bình Phật tử, phê bình đạo tràng thì đều là đệ tử của ma. Nếu như là đệ tử Phật, Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng nói rất hay: “Người chân thật tu hành không thấy lỗi thế gian”, đó là đệ tử Phật. Trong nhà Nho, ngay cả học trò của Khổng Lão Phu Tử cũng biết ẩn ác dương thiện, nhìn thấy lỗi lầm của người khác thì không nói, nhìn thấy việc tốt của người khác thì tán dương, đó là nhà Nho. Đệ tử Phật là làm hình tượng như vậy.
Chúng ta làm sao phân biệt được Phật và ma? Chỉ cần bạn để ý một chút, thì sẽ thấy rất rõ ràng ngay trước mắt. Là Phật thì chúng ta phải nên học tập, là ma thì chúng ta phải nên tránh xa. Đi với ma, về sau sẽ có tai họa, vận may của bạn biến thành không may, không may của bạn biến thành xui xẻo. Bạn đi cùng ma, bạn thật sự không phải đi với Phật. Ở Trung Quốc cũng có không ít người đọc bản hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ”, cũng có nghe những đĩa VCD của chúng tôi, cũng ra dáng vẻ giống như người học Phật, là học thật hay là học giả thì rất khó nói. Y giáo phụng hành là người học thật, nghịch thầy phản đạo là giả học, là giả chứ không phải thật. Cung kính ở bề ngoài không có ích gì, Phật không xem trọng những hình tượng này, không xem trọng bề ngoài. Nhất định phải chân thật hiểu được đạo lý trong Kinh điển, chân thật hiểu rồi, biết được làm sao để đem những đạo lý, những giáo huấn ở trong Kinh Phật thực tiễn vào trong cuộc sống thực tế của chính mình, thực tiễn vào trong công việc ngành nghề của mình, thực tiễn vào trong xử sự đối người tiếp vật của mình, đó chính là đệ tử Phật chân chính. Y theo giáo huấn của Phật, khẳng định là không sai lầm. Không y theo giáo huấn của Phật thì phiền não của bạn sẽ rất nhiều. Cho nên, chúng ta quan sát việc, nghe người khác nói chuyện thì phải suy nghĩ cho nhiều, phải hiểu được chân tướng sự thật mới không đến nỗi bị người khác dẫn sai đường. Việc này quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
Trong Kinh văn nói: “Văn chi giai đại hoan hỷ”, câu nói này không thể mơ hồ chung chung rồi bỏ qua. Chúng ta suy nghĩ cho kỹ, vì sao họ có thể sanh tâm hoan hỷ, mà chúng ta lại không thể sanh tâm hoan hỷ, nguyên nhân này là do đâu? Nguyên nhân không khó hiểu, họ thật sự nghe hiểu được rồi, tâm hoan hỷ liền sanh ra. Thật sự đã hiểu rõ rồi, hiểu rõ cái gì? Chúng tôi từ phía trước giảng một mạch cho đến bây giờ, đó là minh bạch chân tướng vũ trụ nhân sanh, hiểu rõ đạo lý của nhân quả, hiểu rõ cái gì là thị phi thiện ác, hiểu rõ cái gì là tà chánh chân vọng, hiểu được việc gì có lợi đối với mình, việc gì có hại đối với mình. Cái lợi ích vô cùng thù thắng là đến Tây Phương Cực Lạc Thế giới để cầu học, đây là việc tốt, là việc tốt đệ nhất của thế gian. Chúng ta có thể đi không? Khẳng định là có thể. Sanh cái tâm đại hoan hỷ, nói một cách khác, thật sự là đã đăng ký đã ghi danh tại Thế giới Tây Phương rồi. Khi nào thì đi? Muốn đi vào lúc nào thì sẽ đi vào lúc đó, thật tự tại.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Lần Thứ 10
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: Năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ
- – [Tập 188]: Thầy Giáo Lựa Học Trò, Là Dựa Vào Cách Nào Để Chọn?
- – [Tập 187]: Làm Thế Nào Để Nâng Cao Phẩm Vị? || Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10
- – [Tập 186]: Lục Đạo Luân Hồi Do Đâu Mà Có?
- – [Tập 185]: Đối Với Thế Gian Này Còn Tham Luyến Vô Cùng , Không Buông Bỏ Được Điều Này Là Ngu Si, Là Vô Minh
- – [Tập 184]: Phương Pháp Đối Trị Si Mê, Mê Hoặc?
- – [Tập 183]: Toàn Bộ Chân Tướng Sự Thật Đều Bị Bóp Méo, Phải Làm Sao Để Hồi Phục?
- – [Tập 182]:Thực Tại Mà Nói Có Thời Gian Hay Không?
- – [Tập 181]: Như Thế Nào Mới Là Anh Hùng?
- – [Tập 180]: Chánh Tri, Chánh Kiến Từ Đâu Mà Có?
- – [Tập 179]: Học Phật Phải Giống Một Vị Phật, Phật Là Gì Vậy?
- – [Tập 178]: Chỉ Thấy Lỗi Mình Không Thấy Lỗi Người.
- – [Tập 177]: Vì Sao Hiện Nay Bạn Không Có Trí Huệ?
- – [Tập 176]: Trong Cuộc Sống Hàng Ngày Chúng Ta Phải Tu Như Thế Nào?
- – [Tập 175]: Chúng Tôi Tu Tịnh Độ Thời Khóa Công Phu Sớm Tối Phải Như Thế Nào?
- – [Tập 174]: Ai Là Quan Âm?
- – [Tập 173]: Vì Sao Người Niệm Phật Nhiều, Mà Người Thật Sự Vãng Sanh ít?
- – [Tập 172]: Phật Pháp Phải Nhập Môn Từ Đâu?
- – [Tập 171]: Hết Lộc Thì Người Chết, Tại Sao Vậy?
- – [TẬP 170]: Đôn Luân Tận Phận, Nhàn Tà Tồn Thành – Tín Nguyện Trì Danh, Cầu Sanh Tịnh Độ
- – [TẬP 169]: Tại Sao Tu Tịnh Độ Mà Chưa Vãng Sanh?
- – [TẬP 168]: Tam Bối Vãng Sanh
- – [TẬP 167]: Kiểm Tra Xem Có Tâm Sân Hận Hay Không?
- – [Tập 166]: Bạn Đối Với Thế Giới Cực Lạc Có Tin Hay Không?
- – [Tập 165]: Tam Bối Vãng Sanh Và Vãng Sanh Chánh Nhân.
- – [TẬP 164]: Tại Sao A Di Đà Phật Đều Được Tất Cả Các Chư Phật Tán Thán?
- – [Tập 163]: Mười Phương Phật Tán Thán.
- – [TẬP 78]: Tứ Nhiếp Pháp.
- – [Tập 162]: Sau Khi Đến Thế Giới Cực Lạc Rồi Thì Ta Sẽ Học Rộng Nghe Nhiều?
- – [Tập 161]: Phàm Không Vì Sanh Tử, Không Thể Phát Bồ Đề Tâm
- – [Tập 160]: Trước Cầu Tự Đô, Chưa Thể Độ Mình Mà Muốn Độ Người, Làm Gì Có Chuyện Này
- – [Tập 159]: Chúng Ta Ngày Nay Điên Đảo, Chỉ Từ Bi Với Chính Mình Mà Không Từ Bi Với Người Khác
- – [Tập 158]: Phật Pháp Là Pháp Khiến Cho Tất Cả Chúng Sanh Lìa Khổ Được Vui
- – [Tập 157]: Học Đệ Tử Quy. Vì Sao Phải Học Để Tử Quy?
- – [Tập 156]: Bùn Dơ Đại Biểu Cho Thứ Gì?
- – [Tập 155]: Tại Sao Cần Phải Đi Thế Giới Cực Lạc?
- – [Tập 154]: Pháp Môn Sám Hối
- – [Tập 153]: Nhìn Thấu Buông Xuống, Buông Xuống Nhìn Thấu
- – [Tập 152]: Cái Vũ Trụ Này Là Từ Đâu Mà Ra, Vạn Vật Này Là Từ Đâu Mà Ra?
- – [Tập 151]: Ăn Uống Là Một Đại Học Vấn
- – [Tập 150]: Oai Đức Từ Đâu Mà Đến?
- – [Tập 149]: Tự Tánh Đã Vốn Đủ Nhưng Hiện Nay Không Có, Tại Sao Vậy?
- – [Tập 148]: Vì Sao Chúng Ta Phước Mỏng?
- – [Tập 147]: Học Phật Phải Có Trí Tuệ
- – [Tập 146]: Vô Ngã
- – [Tập 145]: Pháp Môn Tịnh Tông Một Lòng Thật Sự Niệm Phật Sẽ Thành Công
- – [Tập 144]: Cái Gì Gọi Là Luân? Cái Gì Gọi Là Thường?
- – [Tập 143]: Chúng Ta Làm Gì Để Khôi Phục Tự Tánh
- – [Tập 142]: Chân Ngã Là Gì?
- – [Tập 141]: Diệu Âm Nghĩa Là Gì?
- – [Tập 140]: Tâm Từ Bi Là Đối Với Những Ai?
- – [Tập 139]: Ngày Nay Chúng Ta Tu Hành Khó, Khó Ở Chỗ Nào?
- – [Tập 138]: Giảng Đường Là Nơi Thuyết Pháp Giảng Kinh Dạy Học
- – [Tập 137]: Nhân Quả Có Ba Hiện Tượng Bất Không
- – [Tập 136]: Thuyết Pháp Lợi Sanh
- – [Tập 135]: Bồ Đề Đạo Tràng
- – [Tập 144]: Phật Pháp Được Gọi Là Tam Bảo
- – [Tập 133]: Thọ Mạng Do Đâu Mà Có?
- – [Tập 132]: Phật Không Độ Chúng Sanh
- – [Tập 131]: Nghe Kinh Chưa Minh Bạch Được Ý Nghĩa Trong Kinh Điển, Chỉ Nghe Suông Thôi!
- – [Tập 130]: Vì Sao Phật, Bồ Tát Không Thể Chuyển Nghiệp Báo Của Chúng Sanh?
- – [Tập 129]:Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Và Kinh A Nan Vấn Sự Kết Hung Là Nền Tảng Tu Học
- – [Tập 128]: Trải Sự Luyện Tâm Đó Là Tu Hành
- – [Tập 127]: Không Phải Không Có Quả Báo, Mà Thời Giờ Chưa Tới
- – [Tập 126]: Người Niệm Phật Phải Nhìn Thấu Thế Giới Này!
- – [Tập 125]:Chúng Ta Tu Là Tu Cái Gì?
- – [Tập 124]: Tịnh Nghiệp Tam Phước
- – [Tập 123]: Ta Có Khổ Vì Ta Có Thân
- – [Tập 122]:Lìa Khổ Được Vui
- – [Tập 121]: Sanh Tâm Hoan Hỷ
- – [Tập 119]: Tất Cả Khổ Thế Gian Đều Là Thập Pháp Giới
- – [Tập 118]: Bất Xã Thiện Tri Thức
- – [Tập 117]: Bắt Đầu Tu Từ Đâu?
- – [Tập 116]: Kinh Luận Chính Là Để Tu Chính Tư Tưởng Kiến Giải Của Chúng Ta. Giới Luật Là Để Tu Chính Hành Vi, Ngôn Ngữ Chúng Ta.
- – [Tập 115]: Có Phải Chúng Ta Chân Thật Đang Tu Nhất Tâm Hay Không?
- – [Tập 114]: Tại Vì Sao Phật, Bồ Tát Dạy Chúng Ta Đầu Tiên Phải Lễ Kính?
- – [Tập 113]: Tiểu Chuẩn Của Tu Tâm Chúng Ta Là Gì?
- – [Tập 112]: Trên Cầu Phật Đạo, Dưới Hóa Độ Chúng Sanh
- – [Tập 111]: Đoạn Ác tu Thiện Tích Lũy Công Đức
- – [Tập 110]: Không Chịu Nghe Lời Người Xưa, Thiệt Thòi Ngay Trước Mắt!
- – [Tập 109]: Lục Hòa Kính
- – [Tập 108]: Pháp Là Gì?
- – [Tập 107]: Phật Pháp Trọng Thực Chất, Không Trọng Hình Thức
- – [Tập 106]: Khéo Giữ Thân Nghiệp- Không Phạm Oai Nghi
- – [Tập 105]: Vì Sao Thường Sanh Phiền Não?
- – [Tập 104]: Nhân Quả Do Chính Mình Gánh Lấy
- – [Tập 103]: Tà Sư Nói Pháp Nhiều Như Cát Sông Hằng
- – [Tập 102]: Hòa Nhân- Ái Ngữ
- – [Tập 101]: “Học Vi Nhân Sư- Hành Vi Thế Phạm”
- – [Tập 100]: Hạnh Phổ Hiền Từ Chỗ Nào Mà Tu?
- – [Tập 99]: Tại Sao Chúng Ta Sống Trong Đời Sống Này Không Thanh Tịnh?
- – [Tập 98]: Niết Bàn Trọng Đại Và Tiểu Thừa Đã Nói Có Gì Khác Nhau?
- – [Tập 97]: Vãng Sanh Chánh Nhân, Dễ Tu- Dễ Đạt
- – [Tập 96]: Chân Phật Huệ Là Gì?
- – [Tập 95]: Người Tu Hành Chứng Quả, Họ Chứng Được Cái Gì?
- – [Tập 94]: Việc Của Nhà Người, Ta Quản Để Làm Gì?
- – [Tập 93]: Gốc Phiền Não Từ Đâu Mà Có?
- – [Tập 92]: Ác Từ Đâu Mà Có?
- – [Tập 91]: Quay Đầu Là Bờ
- – [Tập 90]: Thiện Pháp Là Gì?
- – [Tập 89]: Chúng Ta Có Năng Lực Gì?
- – [Tập 88]: Đời Sống Thế Nào Là Rất Khỏe Mạnh?
- – [Tập 87]: Chúng Ta Nên Làm Gì Để Nổ Lực Học Tập?
- – [Tập 86]: Chúng Ta Dùng Phương Pháp Gì Để Tu Giới Định Huệ?
- – [Tập 85]: Phật Hạnh
- – [Tập 84]: Trợ Hạnh Là Gì?
- – [Tập 83]: Đem Rác Rưỡi Trong Tâm Dọn Dẹp
- – [Tập 82]: Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh.
- – [Tập 81]: Tu Bồ Đề Hạnh
- – [Tập 80]: Buông Xã: “Tự Tư- Tự Lợi”
- – [Tập 79]: Vô Ngại Biện Tài
- – [Tập 77]: Xa Lìa Tâm Chúng Sanh Bất An
- – [Tập 76]: Nhất Tâm Là Chân Tâm
- – [Tập 75]: Chúng Ta Ngày Ngày Xướng Niệm Hồi Hướng, Lấy Cái Gì Để Hồi Hướng?
- – [Tập 74]: Tâm Phật Là Tâm Gì?
- – [Tập 73]: Không Sợ Niệm Khởi- Chỉ Sợ Giác Chậm
- – [Tập 72]: Hiếu Đạo
- – [Tập 71]: Phật Giáo Là Giáo Dục
- – [Tập 70]: Niệm Bất Thoái
- – [Tập 69]: Đới Nghiệp Vãng Sanh
- – [Tập 68]: Ngoài Không Dính Tướng, Trong không Động Tâm
- – [Tập 67]: Nhớ Phật- Niệm Phật
- – [Tập 66]: Tội Ngủ Nghịch, Phí Báng Chánh Pháp Không Được Vãng Sanh
- – [Tập 65]: “Vạn Pháp Giải Không, Nhân Quả Bất Không”
- – [Tập 64]: Cảnh Tùy Tâm Chuyển
- – [Tập 63]: Trăm Ngàn Muôn Kiếp Nan Tao Ngộ
- – [Tập 62]: Hồi Hướng Chúng Sanh
- – [Tập 61]: Mười Niệm Ắt Sanh
- – [Tập 60]: Hiện Tại Không Làm Phải Làm Sao
- – [Tập 59]: Phật A Di Đà Là Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương
- – [Tập 58]: Vì Sao Chúng Ta Cần Trường Thọ?
- – [Tập 57]: Phật Quang Ở Chỗ Nào?
- – [Tập 56]: Gom Sáu Căn- Tịnh Niệm Liên Tục
- – [Tập 55]: Tất Cả Các Pháp Từ Tâm Tưởng Sanh
- – [Tập 54]: Tứ Y Pháp
- – [Tập 53]: Bất Đọa Ác Thú
- – [Tập 52]: Đất Nước Không Có Điều Ác
- – [Tập 51]: Vô Thượng Bồ Đề
- – [Tập 50]: Cương Lĩnh Bồ Tát Tu Học- Phần 2
- – [Tập 49]: Đường Lối Tu Hành Của Bồ Tát
- – [Tập 48]: Cái Gì Là Công Phu?
- – [Tập 47]: “Trăm Điều Thiện- Hiếu Đứng Đầu, Trăm Điều Ác- Dâm Là Trước Tiên”
- – [Tập 46]: Vì Sao Không Có Công Phu?
- – [Tập 45]: Phát Bồ Đề Tâm, Nhất Hướng Chuyên Niệm
- – [Tập 44]: Chí Tâm Tinh Tấn
- – [Tập 43]: Tứ Nhiếp Pháp
- – [Tập 42]: Thế Giới Cực Lạc Từ Đâu Mà Có?
- – [Tập 41]: Cúng Dường
- – [Tập 40]: Lợi Ích Chúng Sanh Cúng Dường
- – [Tập 39]: Học Pháp Môn Phục Phiền Não?
- – [Tập 38]: Tại Sao Phải Phát Bồ Đề Tâm?
- – [Tập 37]: Thọ Trì- Đọc Kinh- Vì Người Diễn Nói
- – [Tập 36]: Hòa Thượng Ý Nghĩa Là Gì?
- – [Tập 35]: Người Thế Gian Có Trí Tuệ Hay Không?
- – [Tập 34]: Phật Pháp Học Từ Chỗ Nào?
- – [Tập 33]: Làm Thế Nào Để Giống Phật A Di Đà
- – [Tập 32]: Ý Nghĩa “Pháp Tạng”
- – [Tập 31]: Xây Dựng Đạo Tràng Là Sự Nghiệp Của Bồ Tát Nào Vậy?
- – [Tập 30]: Danh Hiệu Như Lai
- – [Tập 29]: Mười Loại Tự Tại
- – [Tập 28]: Hoằng Pháp Lợi Sanh
- – [Tập 27]: Tướng Tùy Tâm Chuyển
- – [Tập 26]: Tôn Sư Trọng Đạo
- – [Tập 25]: Phân Biệt Chấp Trước
- – [Tập 24]: Hạt Giống Phật
- – [Tập 23]: Mười Phương Pháp Giới
- – [Tập 22]: Hoa Nghiêm Tam Muội
- – [Tập 21]: Pháp Môn Bình Đẳng
- – [Tập 20]: Cúng Dường Mười Phương Chư Phật
- – [Tập 19]: Quán Đảnh
- – [Tập 18]: Khổ
- – [Tập 17]: Pháp Âm
- – [Tập 16]: Bốn Loại Ma
- – [Tập 15]: Tám Tướng Thành Đạo
- – [Tập 14]: Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- – [Tập 13]: Lục Hòa Kính
- – [Tập 12]: Quảng Tu Cúng Dường
- – [Tập 11]: Ý Nghĩa Phật Đản
- – [Tập 10]: Sám Trừ Nghiệp Chướng
- – [Tập 9]: Chân Tín- Chân Nguyện- Chân Hạnh
- – [Tập 8]: Sám Hối
- – [Tập 7]: Mười Đại Nguyện Vương Phổ Hiền Vương Bồ Tát- Phần 2
- – [Tập 6]: Mười Đại Nguyện Vương Phổ Hiền Vương Bồ Tát- Phần 1
- – [Tập 5]: Thập Lục Bồ Tát
- – [Tập 4]: Đức Phổ Hiền
- – [Tập 3]: Lễ Kính Chư Phật
- – [Tập 2]: Đại Thừa – Trang Nghiêm- Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác
- – [Tập 1]: Duyên Khởi – Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác