Cá dĩa (hay cá đĩa) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất vì giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng. Cá dĩa tuy rẻ mà đẹp, tuy nhiên kỹ thuật nuôi được đánh là phức tạp hơn so với đa số các giống cá cảnh khác. Bài viết dưới đây, Thegioiloaicho.com sẽ giới thiệu tất tần tật về nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi cá dĩa chi tiết. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguồn gốc và phân loại cá Dĩa
Cá Dĩa xuất xứ từ Nam Mỹ, dòng sông Amazon là dòng sông quê hương nổi tiếng của các dòng cá cảnh nước ngọt.
Theo Schultz (1960) cá Dĩa được phân loại như sau:
- Cá Dĩa đỏ (Symphysodon discus): Cơ thể có các vây lưng, hậu môn có màu đỏ nâu. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 15 – 20cm.
- Cá Dĩa xanh lá cây (Symphysodon aequifasciata aequifasciata): Toàn thân có màu xanh lục, các sọc có màu nâu đậm hơn màu trên thân. Thuộc loại cá Dĩa quý hiếm.
- Cá Dĩa xanh da trời (Symphysodon aequifasciata haraldi): Hay còn được gọi là cá Dĩa nâu đỏ, thân có màu đỏ hoặc nâu đỏ, các sọc có màu xanh sáng. Chiều dài cá trưởng thành từ 12cm trở lên.
- Cá Dĩa xám (Symphysodon aequifasciata axelrodi): Thân có màu xám, các sọc trên cơ thể và vây có màu xanh da trời. Các vằn dọc chỉ có ở vây lưng, trán và vây hậu môn. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 14cm.
>>> Click ngay: 10+ Loài cá cảnh khiến dân chơi “phát sốt” tại Việt Nam
Đặc điểm sinh học của cá Dĩa
Hình dáng:
- Cá Dĩa có hình dạng tròn, dẹp ngang, màu sắc rất đa dạng với rất nhiều đốm và hoa văn trên cơ thể.
- Đầu ngắn, mắt khá lớn và linh động
- Các vi phát triển, vi ngực và vi đuôi là những tia vi mềm.
- Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuốn đuôi. Trên thân có nhiều sọc đứng, tuỳ theo loài mà các sọc này có số lượng và độ đậm nhạt khác nhau.
Tập tính:
- Cá Dĩa là loài sống theo bầy, bản tính ôn hòa, trong tự nhiên chúng thường ăn các loài cá nhỏ, giáp xác,côn trùng… Ngoài ra, chúng cũng ăn tảo và mùn bả hữu cơ. Đặc biệt là vào mùa mưa khi nhu cầu ăn thực vật tăng cao bao gồm các loại quả, hạt bản địa.
- Cá Dĩa hoang dã phần lớn được tìm thấy ở thượng nguồn Rio Negro. Nước ở đây có lượng khoáng rất thấp. Ph dao động từ 4 – 6, mang tính axit vì thẩm thấu từ lá cây và thân gỗ mục. Nhiệt độ nước khá ổn định cả ngày lẫn đêm và duy trì ở mức khoảng 27 độ C.
- Với thân hình tròn dẹt của Cá Dĩa được cho là để thích nghi với điều kiện ẩn nấp vào thực vật dưới nước và giúp chúng len lỏi qua rong cỏ, rễ cây chìm dễ dàng.
Kỹ thuật nuôi cá dĩa luôn khoẻ mạnh, chóng lớn
1. Môi trường sống của cá Dĩa
Trước khi cho cá dĩa vào hồ cá bạn cần phải chuẩn bị các bước sau:
a. Chuẩn bị hồ cá Dĩa:
- Cá dĩa loài cá cảnh cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Do đó, cần đặt bể nuôi ở nơi yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng.
- Khi mua bể về đừng cho cá vào ngay, 1 tuần trước đó phải xử lý bể nuôi: Ngâm với nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi bể cho thật khô khoảng 3 – 4 ngày. Khi nào đảm bảo chúng thật khô và sạch thì mới bắt đầu đổ nước và thả cả. Nên gắn thêm bình sục khí vào bể để tăng oxy cho cá.
b. Môi trường nước:
Đầu tiên, các bạn cần phải chuẩn bị các vật liệu lọc nước chuyên dụng (Cát, sỏi, than hoạt tính…) sao cho nước hồ cá phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1.5 – 4.5m. Độ mặn trong nước không quá cao: 10 – 50ms.
- Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp:
- Đối với cá Dĩa bột mới sinh: t0 = 27 – 300C
- Đối với cá dĩa 7 – 9 tháng tuổi: t0 = 25 – 270C
- Thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổi
- Độ dH phải luôn ở mức phù hợp:
- Cá dĩa mới nở: dH = 5 – 10
- Cá dĩa trưởng thành: dH = 10 – 15
- Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: dH = 5 – 6
- Đảm bảo độ PH nằm trong giới hạn cho phép:
- Cá dĩa mới nở: PH = 6,5 – 6,7
- Cá dĩa trưởng thành: PH = 6 – 6,8
- Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: PH = 5,5 – 6,5
- Trường hợp nước không đủ độ pH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này.
>>> Tham khảo ngay: Kỹ thuật ấp Artemia làm thức ăn cho cá bột
c. Có nên thay nước thường xuyên cho hồ cá dĩa?
- Nên thay nước cho cá thường xuyên, nên thay mỗi ngày nếu cá từ 0 – 3 tháng (không thay hết nước, giữ lại khoảng 1/4 thể tích bể). Đối với cá trưởng thành thì thay mỗi ngày nên thay từ 1 – 2 lần (mực nước giữ lại có thể là từ 1/4 – 3/4). Nếu số lượng nuôi ít có thể số lần thay ít hơn chừng nửa tháng thay 1 lần.
2. Cách nuôi & chăm sóc cá Dĩa
a. Chọn và thả cá Dĩa giống
- Đối với những con đã trưởng thành, chọn màu ứng ý, nhìn nhanh nhẹn, không bị dị tật gì trên cơ thể, mua từ những nguồn có uy tín.
- Đối với những con mới sinh, nếu không biết nguồn gốc con bố mẹ thì có thể nhìn vào sự linh hoạt bên ngoài của cá, nhìn khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn, không đứng im một chỗ.
- Khi mua cá về nên cho cá vào một chậu nước có pha sẵn formal khoảng 10 – 15 phút để sát trùng cơ thể của cá. Sau đó, thả cả bịch cá vào bể (đừng mở vội) để cá làm quen với môi trường nước, sau đó chứng 20 – 30 phút thì thả cá hoàn toàn vào bể.
- Trùn quế
- Trùn huyết
- Tim bò đông lạnh
- Artemia
- …
c. Chế độ cá Dĩa ăn hợp lý theo từng giai đoạn
- Giai đoạn 1: 1 tháng tuổi có thể cho chúng ăn nhuyễn thể và giáp xác nhỏ
- Giai đoạn 2: 1 – 3 tháng tuổi thì bắt đầu tập ăn côn trùng như trùn, bọ gậy
- Giai đoạn 3: > 3 tháng tuổi thì cho ăn nhiều loại như trùn, bọ gậy, nhộng, thịt động vật tươi sống …
Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Lượng thức ăn bao nhiều thì chủ nuôi tự điều chỉnh sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần.
d. Chia sẻ cách 3 cách nuôi cá Dĩa phổ biến
- Cách 1: Nuôi theo cách lười biếng, không lọc, không thay nước, cứ để nhớp đến khi không thấy cá nữa thì bắt buộc nên thay nước. Việc làm này quan trọng là phải làm từ từ, để cá làm quen dần dần, tự nó sẽ tạo một phản xạ để thích nghi với môi trường làm biếng của các bác. Chắc chắn là cá vẫn sống khỏe đấy (Nhiệt độ bắt buộc phải 27 độ trở lên)
- Cách 2: Nuôi một cách đúng đắn: Có lọc, có sưởi, có sục khí, có thay nước. Không nói cũng biết cá đang ở môi trường tốt nhất rồi. Thức ăn gồm: Thịt bò xay nhuyễn, trộn với các loại Vitamin đặc biệt là nhóm B, trộn với trứng tôm (bán ở các xí nghiệp chế biến thủy sản – nếu có điều kiện thì cho thỉnh thoảng thôi) sau đó để vào tủ lạnh cho cá ăn dần dần.
- Cách 3: Nuôi theo cách chuyên nghiệp: Đặc biệt cá ăn nhiều mau lớn. Cách làm như sau: Gồm một hồ xử lý nước, mỗi ngày phải thay 90 – 100% nước mới, việc cho ăn thì như trên, cá ăn rất nhiều vì mỗi lần thay nước là mỗi lần cho một liều doping rồi đấy.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả các thông tin liên quan đến cá Dĩa. Hy vọng qua những thông tin về đặc điểm chung và những điều lưu ý khi nuôi cá Dĩa cũng như những kinh nghiệm nuôi cá Dĩa mà bạn nên biết. Qua đó các bạn sẽ hiểu rõ hơn về loài cá này và chăm sóc chúng thật tốt nhé!