Tất tần tật những điều mẹ nên biết về hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật những điều mẹ nên biết về hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Tuy nhiên, để con không mang tiếng “ở bẩn” mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh, từ đó có cách xử lý kịp thời và hiệu quả.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu là những vảy cứng có màu vàng hoặc màu xám. Cứt trâu thường xuất hiện tập trung thành từng đám ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là ở vùng da đầu của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị cứt trâu thường lành tính nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh và chăm sóc sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho trẻ.

 Cứt trâu ở trẻ sơ sinh gây mất thẩm mỹ

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh gây mất thẩm mỹ

Cứt trâu có thể tự biến mất ngay cả khi cha mẹ không cần can thiệp bất cứ biện pháp nào. Thông thường, cứt trâu bắt đầu xuất hiện sau vài tuần tuổi và sẽ biến mất sau một năm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cứt trâu thường kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi.

Nguyên nhân xuất hiện cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra nguyên nhân cụ thể về tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Có thể do cơ địa dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Có người lại nghĩ rằng trẻ bị cứt trâu là do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận định rằng cứt trâu xuất hiện là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Việc bã nhờn tiết ra nhiều sẽ gây kết dính với tế bào chết, khiến tế bào chết khó bị bong tróc và bám bẩn trên da đầu của bé.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh như:

+ Trong máu của bé vẫn còn tồn tại nội tiết tố của mẹ.

+ Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên chưa thể hấp thụ đủ vitamin E và biotin cần thiết

+ Không tắm gội thường xuyên để loại bỏ bã nhờn khiến các bã nhờn và tế bào chết kết dính chặt hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi.

Dấu hiệu nhận biết cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu điển hình khi trẻ bị cứt trâu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy như:

+ Trẻ bị cứt trâu thường da sẽ nhờn, có các vảy màu vàng hoặc sẫm trên da đầu và nó sẽ bong ra theo thời gian.

+ Một số vùng da của trẻ có thể bị kích ứng gây đỏ. Trong một số trường hợp tóc sẽ bị rụng tại nơi có cứt trâu. Sau khi cứt trâu biến mất thì tóc sẽ mọc lại.

+ Không chỉ ở da đầu, một số vị trí khác trên cơ thể da tiết bã cũng xuất hiện cứt trâu như: Chân mày, mang tai, nách…

 Cứt trâu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Cứt trâu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

>> Tìm hiểu thêm: Lông mày trẻ sơ sinh có vảy có phải là dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

Phương pháp điều trị cứt trâu cho trẻ

Cứt trâu thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ nếu trẻ mắc phải, đặc biệt để lâu bé có thể sẽ khó chịu ngứa ngáy. Mẹ hoàn toàn có thể loại bỏ cứt trâu với việc áp dụng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà như:

+ Gội đầu sạch sẽ cho trẻ: Đây là một trong những điều cần thiết để giúp loại bỏ dầu thừa trên da đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên sử dụng các loại dầu gội người lớn vì không phải loại nào cũng an toàn cho trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp sẽ gây kích ứng đến da của trẻ. Tốt nhất hãy sử dụng các loại dầu gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh.

+ Chải tóc cho bé: Sau khi gội, cha mẹ có thể dùng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh để chải tóc cho bé. Cách làm này sẽ giúp các vảy bong ra dễ dàng hơn.

+ Bôi dầu: Cha mẹ cũng có thể sử dụng một số loại dầu để bôi lên vị trí cứt trâu của trẻ như dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân. Dầu không chỉ làm mềm giúp cứt trâu dễ dàng bong ra mà còn giúp nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dù sử dụng loại dầu nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và nên thử một lượng nhỏ trước để xem trẻ có bị kích ứng hay không.

 Gội đầu sạch sẽ giúp loại bỏ cứt trâu cho trẻ

Gội đầu sạch sẽ giúp loại bỏ cứt trâu cho trẻ

+ Bôi thuốc: Trường hợp trẻ bị cứt trâu và có kèm theo viêm da cơ địa thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần tuyệt đối áp dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý phòng cứt trâu xuất hiện bằng cách luôn giữ cho da đầu bé sạch và khô. Không nên đội mũ vào những ngày ấm áp để tránh gây bí và ẩm da đầu của bé.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh gây mất thẩm mỹ khiến trẻ khó chịu. Tuy nhiên sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng gì bởi tình trạng này. Vì vậy mẹ không nên lo lắng khi sử dụng các biện pháp loại bỏ tại nhà không có hiệu quả nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Viết một bình luận